Gỗ Tùng Tuyết Là Gỗ Gì ?

Từ lâu, gỗ Tùng Huyết được biết đến là một loại gỗ quý, có rất nhiều công dụng cả trong phong thủy, tâm linh lẫn sức khỏe cho gia chủ nên được rất nhiều người săn đón sử dụng trong các sản phẩm nội thất, các loại tượng như: tượng Di Lặc, tượng Đạt Ma Sư Tổ, đồ mỹ nghệ,.... Chính vì sự quý hiếm của gỗ Tùng Tuyết nên đã xuất hiện rất nhiều thông tin tam sao thất bản không chính xác, sai lệch gây hoang mang cho mọi người. Vậy nên, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số thông tin chính xác về gỗ Tùng Tuyết này để mọi người cùng tham khảo nhé!

Cây gỗ Tùng Tuyết

Tên gọi: Chi tuyết tùng hay chi thông huyết
Chi: Hương bách
Tên khoa học: Cedrus
Thuộc họ: hoàng đàn
Lớp (nhóm): A (nhóm quý hiếm cần được bảo vệ đặc biệt )
Bộ: rodo

Nguồn gốc cây gỗ Tùng Tuyết

Sống và phân bố từ phía Tây dãy núi Himalaya và khu vực Địa Trung Hải và thường sống ở độ cao 1500-3200 m ở dãy núi Himalaya và 1000-2000m ở Địa Trung Hải.

Đặc điểm nhận dạng cây Gỗ Tùng Tuyết

Gỗ Tùng Huyết rất dễ nhận biết, mọi người có thể dựa vào mùi thơm hăng của nhựa gỗ để nhận dạng. Chỏm của cây dày tạo thành hình chóp, vỏ của cây là các nhánh rộng, phảng, nứt nẻ theo hình vuông. Cây có các chồi vô cùng đa dạng, các chồi ngắn có chức năng mang những chiếc lá còn những chồi lớn là trụ đỡ cho các nhánh. Lá cây có hình kim, có chiều dài 8-60mm mọc theo dạng xoắn ốc mở trên các cành cây dài, tùy thuộc vào độ độ dày của xoắn mà lá cây có màu sắc khác nhau từ màu xanh lục nhạt đến màu lục đậm. Quả có hình dáng như chiếc thùng dài từ 6-12cm và rộng tầm từ 3-8cm, khi còn xanh có màu xanh lá cây, khi chín có màu nâu và sẽ tan rã ra để giải phóng các hạt giống nhỏ có cánh.

Đặc điểm sinh học, sinh thái

Thường mọc ở những nơi có độ cao trên 1000m nên việc sinh trưởng và phát triển với độ cao như vậy sẽ giúp cây có khả năng chịu được những điều kiện khắc nghiệt nhất

Phân bố chủ yếu

Tuyết tùng rất thích hợp trồng ở khí hậu vùng núi, đặc biệt là ở Địa Trung Hải nơi có lượng mưa chủ yếu qua tuyết và thường hạn hán vào mùa hè. Hay ở phía Tây dãy núi Himalaya nơi có vùng núi với lượng mưa và gió mùa trong mùa hè khá lớn nên cây phân bố tại nơi đây cũng khá nhiều. Cây được coi như lượng thực của một số ấu trùng có cánh như bướm đêm.

Đặc điểm chung về cây gỗ Tùng Tuyết

Gỗ của cây Tuyết Tùng có mùi thơm rất dễ chịu nên tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái. Lá cây có hình kim xoắn ốc rất đặc trưng nên bạn rất dễ dàng có thể nhận biết được cây.

Phân biệt gỗ Tùng Tuyết thật và giả

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các đồi nội thất gắn mác gỗ Tùng Tuyết được bán trôi nổi trên thị trường. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây : - Gỗ Tùng Tuyết có mùi thơm rất đặc trưng khác hẳn với các loại gỗ khác. - Gỗ có màu nâu hồng khi cắt tươi, và có màu nâu hạt dẻ khi để khô. - Vân gỗ đẹp và sáng gây ấn tượng với mọi người. - Khi kết hợp ví xì gà sẽ làm tăng thêm hương vị. - Ngoài ra, bạn có thể thả vào nước gỗ Tùng Tuyết thường sẽ chìm trong nước.

Giá trị gỗ Tùng Huyết

Công dụng tuyệt vời của gỗ đó là có khả năng diệt vi khuẩn, virus rất tốt đồng thời còn làm sạch không khí, mùi thơm dịu nhẹ của gỗ giúp cho tinh thần của gia chủ thư giãn giảm stress, đặc biệt hơn với những người huyết áp cao hít mùi thơm của gỗ sẽ làm giảm huyết áp, giảm lượng máu não, giải độc.

Trong phong thủy gỗ Tùng Tuyết tượng trưng cho sự mạnh mẽ mang đậm khí chất quân tử dù đứng trước mọi khó khăn vẫn hiên ngang, vững vàng đi qua để đi đến thành công nên rất phù hợp với những gia chủ làm trong lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa, người ta quan niệm rằng gỗ Tùng Tuyết có khả năng xua đuổi tà ma, vận khí xấu mang đến tài lộc bình an cho gia đình ban.

Tình trạng nguồn tài nguyên và biện pháp bảo vệ tài nguyên gỗ Tùng Tuyết

Được biết đến là một loại gỗ quý hiếm nên cây bị khai thác rất mạnh nên số lượng gỗ Tùng Tuyết ngày càng trở nên khan hiếm. Vậy nên loài cây này đã được đưa vào sách Đỏ để nhân giống và kiểm soát nghiêm ngặt. Cùng với đó là kiểm soát tốt nạn tàn phá rừng để bảo vệ chính cuộc sống của chính chúng ta hôm nay và mai sau.

Uống Trà Thôi
(Sưu tầm)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết