TÌM HIỂU VỀ HỒNG NÊ (PHẦN 4): CHU SA
Khái niệm "Chu sa" mà chúng ta đang nói đến hiện nay không giống như khái niệm "chu sa" trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Khái niệm "chu sa" trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh nhấn mạnh đến yếu tố màu sắc, nghĩa là, màu sắc giống như "chu sa" ("chu sa" là hợp chất thiên nhiên gồm thủy ngân và lưu huỳnh, có hạt như cát màu đỏ, dùng làm thuốc, còn gọi là “đan sa” 丹砂, “chu sa” 硃砂, “thần sa” 辰砂) thay vì "khoáng chu sa" giống như hiện nay.
Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, người ta thường gọi những ấm tử sa có màu "hồng đậm" (hồng chi thâm giả) là "chu sa" và "hồng nhạt" (hồng chi thiển giả) được gọi là "hải đường hồng" (hồng nê phổ thông). Còn loại khoáng đất sét sau khi làm thành đồ gốm có màu giống như chu sa vào thời nhà Minh và nhà Thanh được gọi là "thạch hoàng nê", ngày nay được gọi là "tiểu hồng nê". Những ghi chép trong "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục" đều có đề cập: "Thạch hoàng nê, khai thác từ núi Triệu Trang, là phần thạch cốt chưa tiếp xúc nắng gió, đồ gốm có màu chu sa. "Thạch hoàng nê" được sinh ra dưới đáy của khoáng tầng đất sét non (nộn nê), có kết cấu như đá bùn (nê nham), giống như xương trong bùn nên được gọi là "vị xúc phong nhật chi thạch cốt" (xương đá chưa tiếp xúc với nắng gió). Hiện nay được gọi là "tiểu hồng nê", đồ gốm sau khi nung có màu đỏ tươi giống như màu của "chu sa".
"Chu sa" theo định nghĩa hiện nay là một loại "chu nê", ngoài việc tương đồng về màu sắc, người ta còn đề cập đến yếu tố "cát" (sa) trong kết cấu. Những loại "chu nê" sau khi nung thành đồ gốm, có kết cấu cát mạnh trong kết cấu được gọi là "chu sa". Quặng thô chu sa cũng được khai thác ở các mỏ đất sét non (nộn nê), thực chất nó là một khối chu nê được hình thành do sự phong hoá trong một khoảng thời gian dài nên được gọi là "sét trong đá" (nê trung nham). Kết cấu giống như đất sét nhưng bên trong cứng như đá (như hình 5-42 và 5-43), nhưng lại dễ bị phân rã khi tiếp xúc với nước. Phần lớn quặng nguyên bản có màu vàng đất, các khối đất chứa đá tích tụ núi lửa có màu vàng hơi đỏ, có cấu trúc bùn và độ nhớt tốt. Sau khi gốm được hình thành, màu sắc tươi sáng, các hạt nổi rõ và kết cấu cát chắc chắn. Thành phần khoáng chất của quặng chu sa về cơ bản giống với đất sét non, thành phần hóa học hơi khác, thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của các mẫu gửi kiểm tra là: 55,85% silic điôxít (SiO2), ôxít nhôm (Al2O),) 21,74%, oxit sắt (Fe2O3) 9,54%, magie oxit (MgO) 0,51%, canxi oxit (CaO) 0,94%, natri oxit (Na2O) 0,21%, kali oxit ( K2O) 1,70%, hao hụt khi nung (LOI) 8,36%.
"Chu nê" và "chu sa" về bản chất là các loại khoáng tử sa tương đồng nhau nên thành phần khoáng chất về cơ bản là giống nhau. Điểm khác biệt của "chu nê" và "chu sa" là thời gian phong hoá; Chu nê có thời gian phong hoá ngắn hơn, tỷ trọng sét lớn, hàm lượng thạch anh thấp, độ co ngót tương đối lớn, nhiệt độ nung tương đối thấp; "Chu sa" có thời gian phong hóa dài hơn và chuyển từ sét sang kết, hàm lượng thạch anh tương đối phong phú, độ co ngót tương đối nhỏ, nhiệt độ nung tương đối cao. Vì hàm lượng silicat trong "chu nê" tương đối thấp, tỷ lệ khoáng sét lớn, "chu nê" khi luyện đất có cùng số mắt lưới sẽ có độ mịn và đặc hơn, độ thiêu kết cao, độ bóng tốt và tiết diện gần giống sứ, có độ thoáng khí kém hơn; chu sa có mặt cắt thô, kết cấu cát chắc và độ thoáng khí tốt.
Đánh giá về quặng thô, mặc dù sự khác biệt giữa chu sa và chu sa là rõ ràng, nhưng đôi khi rất khó để phân biệt các tác phẩm gốm sau nung. Bởi vì "chu nê" sau khi "điều sa" (phối cát) sẽ có kết cấu giống như "chu sa". Theo kinh nghiệm luyện đất, chu nê được trộn với một tỷ lệ nhất định của cát bán chín (bán thục nê) hoặc cát chín (thục nê), nếu sử dụng loại đất chu nê phối này để chế tác, thì đồ gốm sau sau nung sẽ nhìn giống như chu sa về mặt kết cấu và màu sắc. Việc trộn một tỷ lệ nhất định thục nê hoặc bán thục nê vào chu nê có thể làm tăng đáng kể nhiệt độ và hiệu suất khi nung.
Nếu giảm số lượng mắt lưới khi sàng quặng thô chu nê, thì quặng thu được cũng có kết cấu giống như chu sa, số lượng mắt lưới trên một diện tích càng nhỏ thì quặng thu được sau khi sàng càng thô và kết cấu gốm sau nung càng chắc, nên chu sa thật và chu sa nhân tạo từ chu nê đôi khi rất khó phân biệt. (Chú thích của người dịch: Số của sàng là nói về số lượng mắt lưới trên một diện tích, số của sàng càng nhỏ nghĩa là số lượng mắt lưới trên một diện tích càng nhỏ, nghĩa là kích thước mắt lưới càng lớn và ngược lại).
Tuy nhiên, đôi khi ấm điều sa chu nê sử dụng loại hạt đã qua xử lý nhỏ hơn, các hạt trên bề mặt ấm sẽ tương đối đồng đều, cấu trúc cát sẽ ít rõ ràng hơn. Màu sắc của ấm chu sa tươi sáng, tính năng thoát nước nóng tốt hơn chu nê. Với kết cấu chắc, độ thoáng khí tốt, khả năng hấp phụ hương và vị của trà, chu sa thực sự là một công cụ tốt để pha trà.
SG, 23/08/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, người ta thường gọi những ấm tử sa có màu "hồng đậm" (hồng chi thâm giả) là "chu sa" và "hồng nhạt" (hồng chi thiển giả) được gọi là "hải đường hồng" (hồng nê phổ thông). Còn loại khoáng đất sét sau khi làm thành đồ gốm có màu giống như chu sa vào thời nhà Minh và nhà Thanh được gọi là "thạch hoàng nê", ngày nay được gọi là "tiểu hồng nê". Những ghi chép trong "Dương Tiện minh hồ hệ" và "Dương Tiện danh đào lục" đều có đề cập: "Thạch hoàng nê, khai thác từ núi Triệu Trang, là phần thạch cốt chưa tiếp xúc nắng gió, đồ gốm có màu chu sa. "Thạch hoàng nê" được sinh ra dưới đáy của khoáng tầng đất sét non (nộn nê), có kết cấu như đá bùn (nê nham), giống như xương trong bùn nên được gọi là "vị xúc phong nhật chi thạch cốt" (xương đá chưa tiếp xúc với nắng gió). Hiện nay được gọi là "tiểu hồng nê", đồ gốm sau khi nung có màu đỏ tươi giống như màu của "chu sa".
"Chu sa" theo định nghĩa hiện nay là một loại "chu nê", ngoài việc tương đồng về màu sắc, người ta còn đề cập đến yếu tố "cát" (sa) trong kết cấu. Những loại "chu nê" sau khi nung thành đồ gốm, có kết cấu cát mạnh trong kết cấu được gọi là "chu sa". Quặng thô chu sa cũng được khai thác ở các mỏ đất sét non (nộn nê), thực chất nó là một khối chu nê được hình thành do sự phong hoá trong một khoảng thời gian dài nên được gọi là "sét trong đá" (nê trung nham). Kết cấu giống như đất sét nhưng bên trong cứng như đá (như hình 5-42 và 5-43), nhưng lại dễ bị phân rã khi tiếp xúc với nước. Phần lớn quặng nguyên bản có màu vàng đất, các khối đất chứa đá tích tụ núi lửa có màu vàng hơi đỏ, có cấu trúc bùn và độ nhớt tốt. Sau khi gốm được hình thành, màu sắc tươi sáng, các hạt nổi rõ và kết cấu cát chắc chắn. Thành phần khoáng chất của quặng chu sa về cơ bản giống với đất sét non, thành phần hóa học hơi khác, thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của các mẫu gửi kiểm tra là: 55,85% silic điôxít (SiO2), ôxít nhôm (Al2O),) 21,74%, oxit sắt (Fe2O3) 9,54%, magie oxit (MgO) 0,51%, canxi oxit (CaO) 0,94%, natri oxit (Na2O) 0,21%, kali oxit ( K2O) 1,70%, hao hụt khi nung (LOI) 8,36%.
"Chu nê" và "chu sa" về bản chất là các loại khoáng tử sa tương đồng nhau nên thành phần khoáng chất về cơ bản là giống nhau. Điểm khác biệt của "chu nê" và "chu sa" là thời gian phong hoá; Chu nê có thời gian phong hoá ngắn hơn, tỷ trọng sét lớn, hàm lượng thạch anh thấp, độ co ngót tương đối lớn, nhiệt độ nung tương đối thấp; "Chu sa" có thời gian phong hóa dài hơn và chuyển từ sét sang kết, hàm lượng thạch anh tương đối phong phú, độ co ngót tương đối nhỏ, nhiệt độ nung tương đối cao. Vì hàm lượng silicat trong "chu nê" tương đối thấp, tỷ lệ khoáng sét lớn, "chu nê" khi luyện đất có cùng số mắt lưới sẽ có độ mịn và đặc hơn, độ thiêu kết cao, độ bóng tốt và tiết diện gần giống sứ, có độ thoáng khí kém hơn; chu sa có mặt cắt thô, kết cấu cát chắc và độ thoáng khí tốt.
Đánh giá về quặng thô, mặc dù sự khác biệt giữa chu sa và chu sa là rõ ràng, nhưng đôi khi rất khó để phân biệt các tác phẩm gốm sau nung. Bởi vì "chu nê" sau khi "điều sa" (phối cát) sẽ có kết cấu giống như "chu sa". Theo kinh nghiệm luyện đất, chu nê được trộn với một tỷ lệ nhất định của cát bán chín (bán thục nê) hoặc cát chín (thục nê), nếu sử dụng loại đất chu nê phối này để chế tác, thì đồ gốm sau sau nung sẽ nhìn giống như chu sa về mặt kết cấu và màu sắc. Việc trộn một tỷ lệ nhất định thục nê hoặc bán thục nê vào chu nê có thể làm tăng đáng kể nhiệt độ và hiệu suất khi nung.
Nếu giảm số lượng mắt lưới khi sàng quặng thô chu nê, thì quặng thu được cũng có kết cấu giống như chu sa, số lượng mắt lưới trên một diện tích càng nhỏ thì quặng thu được sau khi sàng càng thô và kết cấu gốm sau nung càng chắc, nên chu sa thật và chu sa nhân tạo từ chu nê đôi khi rất khó phân biệt. (Chú thích của người dịch: Số của sàng là nói về số lượng mắt lưới trên một diện tích, số của sàng càng nhỏ nghĩa là số lượng mắt lưới trên một diện tích càng nhỏ, nghĩa là kích thước mắt lưới càng lớn và ngược lại).
Tuy nhiên, đôi khi ấm điều sa chu nê sử dụng loại hạt đã qua xử lý nhỏ hơn, các hạt trên bề mặt ấm sẽ tương đối đồng đều, cấu trúc cát sẽ ít rõ ràng hơn. Màu sắc của ấm chu sa tươi sáng, tính năng thoát nước nóng tốt hơn chu nê. Với kết cấu chắc, độ thoáng khí tốt, khả năng hấp phụ hương và vị của trà, chu sa thực sự là một công cụ tốt để pha trà.
SG, 23/08/2021
Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán
(Dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" - Lưu Ngọc Lâm)