CHABANA – HOA THIỀN TRÀ (5)
ĐỒNG HOA – NGHỆ THUẬT ĐẾN TỪ SỰ THANH THOÁT GIẢN DỊ
Có tất cả sáu loại bình trong nghệ thuật cắm hoa truyền thống. Trong phần này sẽ đề cập đến ba cách cắm, bắt đầu từ ống tre. Cây tre là một hình ảnh đặc trưng mang ý nghĩa phong phú trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Á đông – chiếm một vị thế quan trọng trong nét truyền thống, thậm chí còn lâu xa và quan trọng hơn cả văn hóa trà. Cây tre có gắn kết bền chặt với trà và rất nhiều loại trà dùng ống tre để ủ (thời trước người ta còn ủ kèm trà với lá tre). Nét mộc mạc của ống tre vô tình tạo nên sự hòa quyện độc đáo và duy mỹ cho nghệ thuật Hoa thiền trà.
Nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa có nguồn gốc từ thời Lục triều (220–589) cách đây khoảng 1500 năm và là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của dân tộc. Cắm hoa đa phần được dùng trong các kỳ lễ hội và là lễ phẩm dâng lên Đấng Thiêng liêng; mặc dù được sử dụng trong cách hoàn cảnh khác nhau, dù cho được trang hoàng trong các buổi yến tiệc linh đình của hoàng thất, hay lối nghệ thuật của các nhân sĩ, người ta luôn khéo léo sử dụng vẻ đẹp của những đóa hoa để làm cho nét nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất. Họ thậm chí còn lấy ngày 15 tháng hai âm lịch hàng năm làm ngày ‘Lễ hội Hoa đăng’ hay còn gọi là ngày ‘Trăm hoa đua nở’. Lễ Hoa đăng trở thành ngày quốc lễ không thể thiếu trong đời sống của người dân Trung hoa.
Nghệ thuật cắm hoa truyền thống xem trọng không gian tinh thần trong trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa không gian và tâm hồn là nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Á đông, do đó, việc chưng những bình hoa đẹp ở những vị trí trong những thời điểm khác nhau càng làm tăng ưu điểm của hoa đối với đời sống. Để mang đến cho các mảng nghệ thuật hoa kiểng không gian sống tốt nhất, người ta đã tạo ra nhiều loại bình để phù hợp với vị trí không gian và sáu loại bình trở nên phổ biến đó là: bình, đĩa, lọ, bát, ống tre và giỏ hay còn gọi là lẵng hoa.
Việc nghiên cứu nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa đều chỉ ra rằng cắm hoa trong bình là kiểu phối khó nhất và phải nỗ lực rất nhiều mới tạo nên một bình hoa nghệ thuật xuất sắc. Còn đồng hoa (việc trang trí hoa theo vật thể hình ống tròn và rỗng) lại là một thách thức, vì vậy người nghệ nhân phải có một phong cách độc đáo của riêng mình mới có thể dùng hoa tạo thành những đường nét thanh mảnh duyên dáng. Đây chính là lý do tại sao các nghệ nhân đều yêu thích việc phối trí đồng hoa đến vậy.
Người Trung quốc từ xưa đã sử dụng ống tre làm bình cắm, các ghi chép đều cho thấy nó xuất hiện từ thời Ngũ đại (907–960, cuối triều Đường 618–907 và đến khi triều Tống thống nhất lãnh thổ 960—979). Đào Hòa đời Tống trong quyển ‘Thanh di kim lục’ có viết: ‘Mỗi năm vào độ chính xuân, các dầm mái, cây xà (đòn dông), cữa sổ, tường vách, cột chống và cả cầu thang đều được làm từ cây tre, và mỗi nơi đều được đính kèm với những bông hoa mùa xuân, tựa như một thiêng đường đang nở rộ’. Đoạn văn này cho chúng ta đi ngược về ngàn năm trước, thời mà cây tre được người dân sử dụng làm chiếc bình cắm hoa để treo tường hay treo lơ lửng ở mọi không gian nhằm điểm tô cho ngôi nhà. Cây tre có sự gắn kết mật thiết trong đời sống nghệ thuật của người dân Trung hoa và đã trở thành bình chứa tạo nên nghệ thuật cắm hoa thời bấy giờ.
NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA TRANG TRÍ ĐỒNG HOA
Các nhân sĩ thời xưa rất tán thưởng cây tre và cũng chính lý do này họ đã dùng ống tre để chưng những đóa hoa xinh đẹp và dần trở thành loại bình tượng trưng quan trọng trong nghệ thuật hoa kiểng. Điểm khác nhau cơ bản là ở mục đích sử dụng mà ngăn thành một hay hai vách để chưng trong phòng làm việc, trà thất hay thiền đường. Thường thì đồng hoa được treo trên tường hoặc nằm lơ lửng giữa không gian; được sử dụng đơn, sắp xếp theo hai ba hoặc kết hợp thành khóm lớn. Ống tre thường được đặt theo chiều thẳng đứng, thấp nhất thường là ngang tầm của nghệ nhân để tiện cho việc trang trí hoa kiểng. Đồng hoa ưu tiên sự trang nhã, đơn giản và sạch sẽ.
Công việc chế tác những chiếc đồng cũng đòi hỏi đôi tay vô cùng khéo léo và nghệ thuật. Những người gần gũi với cây tre đều biết tre là loại cây dễ bị mối mọt và là loại nguyên liệu có độ co ngót rất lớn vào hai mùa nóng lạnh. Để bảo quản đồng tre được lâu đòi hỏi một kỹ năng chế tác độc đáo; trong suốt quá trình đó, ống tre phải được nung nấu kỹ, sơn mài cẩn thận để ống không bị tách lớp, phai màu hoặc bị nấm mốc.
Sau khi thành phẩm, đồng tre vô cùng nhẹ và duyên dáng, trong khi những loại bình bằng gốm lại nặng và cứng cáp. Với những chiếc đồng tre, điểm nhấn phải là những cành hoa ngọn lá tạo thành đường nét mềm mại và thanh thoát. Đối với các kiểu đồng bé hơn thì ưu tiên những cành hoa mềm mại, nhỏ nhẹ hay là những cây cỏ để tạo nên hiệu ứng thoải mái, nhẹ nhàng và an tĩnh nhất. Đồng tre hoặc gốm có thể có một hoặc hai miệng để trang trí cho một hay nhiều loại hoa tạo nên sự khác biệt rõ nét với các kiểu bình khác. Với loại đồng hai miệng, miệng phía trên tốt nhất nên khoét hơi chếch về phía bắc của phầm tâm trụ còn miệng thấp hơn sẽ chếch về phướng nam. Kiểu khoét bắc – nam này mục đích là tạo nên sự cân đối giữa trên dưới – trái phải, giúp cho phần tổng thể đồng hoa được hài hòa. Khi phối hoa theo kiểu trụ, khóm hoa ở phần trên sẽ tạo cảm giác như đang chuyển động, thường được trang trí theo hướng nhô ra bên ngoài theo chiều ngang hoặc là rũ bay xuống phần viền đáy nhưng phải chú ý đến tổng thể để có điểm cân đối. Bàn chông là loại dụng cụ gồm các cọc kim bằng đồng được dùng để cố định các loại hoa cỏ phối với nhau nhưng nó lại không phù hợp cho nghệ thuật đồng hoa cổ điển. Thay vào đó, các nhánh cây chữ Y hoặc những hình dạng khác lại là lựa chọn thích hợp để làm chân đế.
Đồng hoa cũng được phát triển từ sáu dạng cắm hoa cơ bản gồm các kiểu đứng, nghiêng, kiểu nhô ra ngoài viền, xòe ngang, dạng bay rũ và phối ghép hỗn hợp. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất với các kiểu cắm hoa khác là đường hoa dài uyển chuyển, thanh mảnh hợp theo hình dạng bình chứa, tạo cảm giác thanh tao và nhẹ nhàng thư thái, đồng thời cũng tiết kiệm được số lượng hoa sử dụng. Nhờ vậy mà Đồng hoa nhận được nhiều sự yêu thích trong các tầng lớp nhân sĩ và được mọi khía cạnh của cuộc sống hướng đến (gọi là Chajin), và lọ hoa hình trụ rỗng này thường được làm điểm nhấn cho các loại không gian cũng như các sự kiện đã phản ảnh tính ưu việt vượt trội của nó.
Nét đặc trưng của đồng tre ở chỗ cây tre là loại nguyên liệu gắn bó mật thiết với đời sống con người. Ngoài ra, cây tre còn mang hàm ý sâu sắc, tượng trương cho khí tiết toàn thiện và thanh cao. Vì vậy, sử dụng ống tre làm vật dụng trang trí ngoài việc làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cũng như đề cao tư tưởng thoát tục của người xưa mà đây còn là nét văn hóa truyền thống truyền lưu cho thế hệ mai sau.
Có tất cả sáu loại bình trong nghệ thuật cắm hoa truyền thống. Trong phần này sẽ đề cập đến ba cách cắm, bắt đầu từ ống tre. Cây tre là một hình ảnh đặc trưng mang ý nghĩa phong phú trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Á đông – chiếm một vị thế quan trọng trong nét truyền thống, thậm chí còn lâu xa và quan trọng hơn cả văn hóa trà. Cây tre có gắn kết bền chặt với trà và rất nhiều loại trà dùng ống tre để ủ (thời trước người ta còn ủ kèm trà với lá tre). Nét mộc mạc của ống tre vô tình tạo nên sự hòa quyện độc đáo và duy mỹ cho nghệ thuật Hoa thiền trà.
Nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa có nguồn gốc từ thời Lục triều (220–589) cách đây khoảng 1500 năm và là loại hình nghệ thuật truyền thống đặc trưng của dân tộc. Cắm hoa đa phần được dùng trong các kỳ lễ hội và là lễ phẩm dâng lên Đấng Thiêng liêng; mặc dù được sử dụng trong cách hoàn cảnh khác nhau, dù cho được trang hoàng trong các buổi yến tiệc linh đình của hoàng thất, hay lối nghệ thuật của các nhân sĩ, người ta luôn khéo léo sử dụng vẻ đẹp của những đóa hoa để làm cho nét nghệ thuật đạt đến đỉnh cao nhất. Họ thậm chí còn lấy ngày 15 tháng hai âm lịch hàng năm làm ngày ‘Lễ hội Hoa đăng’ hay còn gọi là ngày ‘Trăm hoa đua nở’. Lễ Hoa đăng trở thành ngày quốc lễ không thể thiếu trong đời sống của người dân Trung hoa.
Nghệ thuật cắm hoa truyền thống xem trọng không gian tinh thần trong trong cuộc sống. Sự kết hợp giữa không gian và tâm hồn là nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Á đông, do đó, việc chưng những bình hoa đẹp ở những vị trí trong những thời điểm khác nhau càng làm tăng ưu điểm của hoa đối với đời sống. Để mang đến cho các mảng nghệ thuật hoa kiểng không gian sống tốt nhất, người ta đã tạo ra nhiều loại bình để phù hợp với vị trí không gian và sáu loại bình trở nên phổ biến đó là: bình, đĩa, lọ, bát, ống tre và giỏ hay còn gọi là lẵng hoa.
Việc nghiên cứu nghệ thuật hoa kiểng Trung hoa đều chỉ ra rằng cắm hoa trong bình là kiểu phối khó nhất và phải nỗ lực rất nhiều mới tạo nên một bình hoa nghệ thuật xuất sắc. Còn đồng hoa (việc trang trí hoa theo vật thể hình ống tròn và rỗng) lại là một thách thức, vì vậy người nghệ nhân phải có một phong cách độc đáo của riêng mình mới có thể dùng hoa tạo thành những đường nét thanh mảnh duyên dáng. Đây chính là lý do tại sao các nghệ nhân đều yêu thích việc phối trí đồng hoa đến vậy.
Người Trung quốc từ xưa đã sử dụng ống tre làm bình cắm, các ghi chép đều cho thấy nó xuất hiện từ thời Ngũ đại (907–960, cuối triều Đường 618–907 và đến khi triều Tống thống nhất lãnh thổ 960—979). Đào Hòa đời Tống trong quyển ‘Thanh di kim lục’ có viết: ‘Mỗi năm vào độ chính xuân, các dầm mái, cây xà (đòn dông), cữa sổ, tường vách, cột chống và cả cầu thang đều được làm từ cây tre, và mỗi nơi đều được đính kèm với những bông hoa mùa xuân, tựa như một thiêng đường đang nở rộ’. Đoạn văn này cho chúng ta đi ngược về ngàn năm trước, thời mà cây tre được người dân sử dụng làm chiếc bình cắm hoa để treo tường hay treo lơ lửng ở mọi không gian nhằm điểm tô cho ngôi nhà. Cây tre có sự gắn kết mật thiết trong đời sống nghệ thuật của người dân Trung hoa và đã trở thành bình chứa tạo nên nghệ thuật cắm hoa thời bấy giờ.
NGUYÊN LÝ CHUNG CỦA TRANG TRÍ ĐỒNG HOA
Các nhân sĩ thời xưa rất tán thưởng cây tre và cũng chính lý do này họ đã dùng ống tre để chưng những đóa hoa xinh đẹp và dần trở thành loại bình tượng trưng quan trọng trong nghệ thuật hoa kiểng. Điểm khác nhau cơ bản là ở mục đích sử dụng mà ngăn thành một hay hai vách để chưng trong phòng làm việc, trà thất hay thiền đường. Thường thì đồng hoa được treo trên tường hoặc nằm lơ lửng giữa không gian; được sử dụng đơn, sắp xếp theo hai ba hoặc kết hợp thành khóm lớn. Ống tre thường được đặt theo chiều thẳng đứng, thấp nhất thường là ngang tầm của nghệ nhân để tiện cho việc trang trí hoa kiểng. Đồng hoa ưu tiên sự trang nhã, đơn giản và sạch sẽ.
Công việc chế tác những chiếc đồng cũng đòi hỏi đôi tay vô cùng khéo léo và nghệ thuật. Những người gần gũi với cây tre đều biết tre là loại cây dễ bị mối mọt và là loại nguyên liệu có độ co ngót rất lớn vào hai mùa nóng lạnh. Để bảo quản đồng tre được lâu đòi hỏi một kỹ năng chế tác độc đáo; trong suốt quá trình đó, ống tre phải được nung nấu kỹ, sơn mài cẩn thận để ống không bị tách lớp, phai màu hoặc bị nấm mốc.
Sau khi thành phẩm, đồng tre vô cùng nhẹ và duyên dáng, trong khi những loại bình bằng gốm lại nặng và cứng cáp. Với những chiếc đồng tre, điểm nhấn phải là những cành hoa ngọn lá tạo thành đường nét mềm mại và thanh thoát. Đối với các kiểu đồng bé hơn thì ưu tiên những cành hoa mềm mại, nhỏ nhẹ hay là những cây cỏ để tạo nên hiệu ứng thoải mái, nhẹ nhàng và an tĩnh nhất. Đồng tre hoặc gốm có thể có một hoặc hai miệng để trang trí cho một hay nhiều loại hoa tạo nên sự khác biệt rõ nét với các kiểu bình khác. Với loại đồng hai miệng, miệng phía trên tốt nhất nên khoét hơi chếch về phía bắc của phầm tâm trụ còn miệng thấp hơn sẽ chếch về phướng nam. Kiểu khoét bắc – nam này mục đích là tạo nên sự cân đối giữa trên dưới – trái phải, giúp cho phần tổng thể đồng hoa được hài hòa. Khi phối hoa theo kiểu trụ, khóm hoa ở phần trên sẽ tạo cảm giác như đang chuyển động, thường được trang trí theo hướng nhô ra bên ngoài theo chiều ngang hoặc là rũ bay xuống phần viền đáy nhưng phải chú ý đến tổng thể để có điểm cân đối. Bàn chông là loại dụng cụ gồm các cọc kim bằng đồng được dùng để cố định các loại hoa cỏ phối với nhau nhưng nó lại không phù hợp cho nghệ thuật đồng hoa cổ điển. Thay vào đó, các nhánh cây chữ Y hoặc những hình dạng khác lại là lựa chọn thích hợp để làm chân đế.
Đồng hoa cũng được phát triển từ sáu dạng cắm hoa cơ bản gồm các kiểu đứng, nghiêng, kiểu nhô ra ngoài viền, xòe ngang, dạng bay rũ và phối ghép hỗn hợp. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất với các kiểu cắm hoa khác là đường hoa dài uyển chuyển, thanh mảnh hợp theo hình dạng bình chứa, tạo cảm giác thanh tao và nhẹ nhàng thư thái, đồng thời cũng tiết kiệm được số lượng hoa sử dụng. Nhờ vậy mà Đồng hoa nhận được nhiều sự yêu thích trong các tầng lớp nhân sĩ và được mọi khía cạnh của cuộc sống hướng đến (gọi là Chajin), và lọ hoa hình trụ rỗng này thường được làm điểm nhấn cho các loại không gian cũng như các sự kiện đã phản ảnh tính ưu việt vượt trội của nó.
Nét đặc trưng của đồng tre ở chỗ cây tre là loại nguyên liệu gắn bó mật thiết với đời sống con người. Ngoài ra, cây tre còn mang hàm ý sâu sắc, tượng trương cho khí tiết toàn thiện và thanh cao. Vì vậy, sử dụng ống tre làm vật dụng trang trí ngoài việc làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cũng như đề cao tư tưởng thoát tục của người xưa mà đây còn là nét văn hóa truyền thống truyền lưu cho thế hệ mai sau.