Cội nguồn của nền văn minh trà Việt

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống quen thuộc được thưởng thức và yêu thích bởi tất cả các tầng lớp trong xã hội bất kể giới tính, tuổi tác hay nghề nghiệp.

Trong văn hoá người Việt, trà không chỉ là loại thức uống phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, mà việc dùng trà đã trở thành một thú vui thanh cao, một nét phong tục tập quán vì ngoài hương vị và những lợi ích cho sức khoẻ đã được khoa học chứng minh một cách thuyết phục, thì trà còn không thể thiếu trong các nghi thức giao tiếp giữa người với người trong xã hội.

- Nguồn gốc

Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và Bắc. Thời gian con người sử dụng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN).

Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhân dân làm ruộng và rất giỏi y thuật. Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc.

Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác.

Do sự ảnh hưởng của truyền thuyết này, người Trung Hoa xưa ban đầu chỉ dùng trà phục vụ mục đích chữa bệnh mà thôi. Xuyên suốt các triều đại nhà Tây Chu (1122 TCN - 249 TCN), nhà Tần (221 TCN - 206 TCN), nhà Hán (202 TCN - 220), trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và luôn được coi là một biểu tượng tôn giáo truyền thống.

- Điều kiện để cây chè phát triển

So với một số cây trồng khác, trà không yêu cầu quá nghiêm ngặt về đất trồng, nhưng để cây trà sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng phải đạt được những yêu cầu cở bản sau: đất tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ ph thích hợp cho trà phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu tối thiểu là 80cm, mực nước ngầm phải dưới 1m thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và chất lượng trà, thực tế các nước có ngành trà phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy: trà trồng ở vùng cao có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng, và khi đã qua chế biến có hương và vị rất đặc trưng mà trà trồng các khu vực thấp không thể có được. Ở nước ta điều này đã được chứng minh qua các danh trà vốn có nguyên liệu trà được trồng ở các vùng cao như: Thái Nguyên, Bảo Lộc - Lâm Đồng...

Một số chuyên gia Nga còn chứng minh trong một chừng mực nhất định trà trồng ở nơi ở địa thế càng cao hơn mặt biển thì khuynh hướng tạo thành và tích luỹ tannin càng lớn. Tannin hiện được nghiên cứu, ứng dụng nhiều trong ngành thực phẩm, công nghiệp trong dược liệu và rất có lợi cho sức khoẻ.

- Phương pháp chế biến trà

Cùng với điều kiện về thổ nhưỡng, giống cây trồng và chăm sóc, thì kỹ thuật chế biến cũng là yếu tố nền tảng để tạo nên thành phần dược chất và hương vị của trà.

Búp trà là sản phẩm cuối cùng của giai đoạn trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu khởi đầu cho quá trình chế biến. Thực tế cho thấy tổ chức thu hái đúng kỳ, đúng vụ và đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng trà nguyên liệu. Nếu thu hái không đúng kỳ búp trà sẽ kém phát triển, nếu hái không đúng kỹ thuật thì khả năng lấy búp của cây trà sẽ giảm, ngược lại việc thu hái đúng kỹ thuật sẽ giúp cây trà sinh trưởng tốt và tiếp tục cho ra những búp trà chất lượng.

Có thể thấy, cho tới nay, trà là thức uống phổ biến và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới. Sản lượng tiêu thụ trà mỗi năm bằng tổng tiêu thụ của cà phê, chocolate, nước ngọt và rượu cộng lại với nhau. Tuy nhiên, đây không phải là sự may mắn mà hoàn toàn là do những đặc tính tự nhiên nổi trội của loại đồ uống này.

Trà chứa một số lượng lớn các hóa chất sinh học như flavonoid, acid amin, vitamin… có tác dụng chống ung thư. Đặc biệt, caffeine trong trà sẽ giúp con người tỉnh táo nếu uống vào buổi sớm. Trà cũng thúc đẩy quá trình trao đổi chất và được đưa vào nhiều thực đơn ăn kiêng nổi tiếng. Ngoài ra, phải kể tới catechin trong trà xanh có thể ngăn ngừa béo phì, ung thư gan hay đại tràng.

Một nguyên nhân khác đó là ở mỗi nơi, trà lại được pha chế biến đổi theo những cách khác nhau cho phù hợp với văn hóa địa phương. Chính vì vậy, trà ở mỗi nơi mỗi khác, mang những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhau.

Uống Trà Thôi
(Theo Đời Sống Tiêu Dùng)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết