Các Loại Gỗ Cẩm Phổ Biến Và Cách Nhận Biết?

Đối với người dân Việt Nam chắc hẳn đã quá quen thuộc với những món đồ nội thất cao cấp được làm từ gỗ Cẩm. Nhờ vào ưu điểm nổi trội về vân nhỏ, thớ gỗ đẹp, độ bền cao do đó gỗ được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm cần được bảo tồn. Hiểu được tầm quan trọng cũng như giá trị của nó nên trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gỗ Cẩm khác nhau được bày bán nhưng đâu là loại gỗ Cẩm phổ biến và cách nhận dạng như thế nào? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Gỗ Cẩm là gì?

Gỗ Cẩm được biết đến là loại gỗ tự nhiên thường phát triển ở các vùng núi Việt Nam như: Các tỉnh miền Nam và khu vực Tây Nguyên hay vùng đồng bằng đất ẩm có lượng phù sa lớn.

Gỗ Cẩm được biết đến là loại gỗ tự nhiên và quý hiếm
Loại gỗ này có rất nhiều ưu điểm nổi trội như: Vân gỗ rất đẹp, chất gỗ cứng, chắc, bền thớ gỗ rất mịn, tính thẩm mỹ cao,... Dùng gỗ này trong các sản phẩm nổi thất sẽ hạn chế tối đa được mối mọt và làm nổi bật không gian cũng như sự đẳng cấp sang trọng trong ngôi nhà của bạn. Chính vì vậy, rất nhiều gia chủ lựa chọn sản phẩm từ gỗ Cẩm để đặt trong nhà mình như: Sập, bàn thờ, tượng Di Lặc, lục bình hay bàn ghế,...

Gỗ Cẩm có mấy loại?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ Cẩm khác nhau trong đó phải kể đến những cái tên nổi bật như: Gỗ Cẩm Chỉ, Cẩm Lai, Cẩm Sừng, Cẩm Nghệ và Cẩm Thị. Ngoài ra, nếu chia theo vị trí địa lý thì còn có các loại như: Cẩm Việt, Cẩm Lào và Cẩm Nam Phi.

Trong các loại trên thì gỗ Cẩm Thị đứng vị trí số 1 về độ bền, đẹp, có giá trị kinh tế cao được rất nhiều gia chủ “săn lùng” về đặt trong ngôi nhà mình. Ngoài ra Cẩm Thị được xếp vào loại gỗ quý hiếm, dạng cần bảo tồn, tái sinh nhằm đáp ứng cho việc phát triển đồ gỗ nước ta trong tương lai.

Cách nhận biết Gỗ Cẩm

Một số loại gỗ Cẩm phổ biến hiện nay gồm:

Gỗ Cẩm Chỉ

Đúng như tên gọi, gỗ Cẩm Chỉ được biết đến là loại gỗ được nhiều gia đình lựa chọn nhất hiện nay. Điểm khiến mọi người ấn tượng về gỗ Cẩm Chỉ chính là sở hữu những nét vân độc đáo. Đối với những thớ gỗ lâu năm thì các đường vân đẹp, nét dày nét đặc như các hoa văn tinh tế, nhiều người ví von đây chính là món quà mà mẹ thiên nhiên núi rừng ban tặng.

Để nhận biết, gỗ Cẩm Chỉ so với các loại gỗ khác bạn chỉ cần để ý gỗ có những vân xoắn dạng hình tròn không theo quy luật nhất định. Nhờ vào đó mà các nghệ nhân có thể thỏa sức sáng tạo ra những sản phẩm đẹp đi cùng với chất lượng cao.

Gỗ Cẩm Lai

Cẩm Lai là một loại gỗ phổ thông không quá quý hiếm bằng Cẩm Chỉ hay Cẩm Thị,... Vì vậy, để nhận biết loại gỗ này bạn chỉ cần để ý đến các chi tiết nhỏ như: Vân gỗ màu đỏ, hồng hoặc đen đường vân đẹp vô cùng cuốn hút và mùi hương nhè nhẹ.
Đặc biệt thớ gỗ mịn và cứng thậm chí để đến gần 100 năm sau gỗ vẫn còn giữ được nguyên giá trị. Cẩm Lai thường được dùng để làm Sập nhằm thể hiện nét đẹp cũng như cân đối, hài hòa về mặt thẩm mỹ cho gia chủ.

Gỗ Cẩm Sừng

Khác với Cẩm Lai, gỗ Cẩm Sừng có vân gỗ màu đen giống với gỗ Mun. Nếu bạn để ý kỹ thì gỗ Cẩm Lai sẽ có những nét vân vàng nổi lên giữa lõi màu đen. Đặc biệt sau một thời gian thì gỗ càng xuống màu tạo thành vẻ đẹp đen khá đồng đều.
Ngoài ra, Cẩm Lai có mùi hương đặc trưng nên được gọi là gỗ thối nhưng nếu được xử lý kỹ thì mùi này sẽ biến mất hoàn hoàn. Chính vì vậy những sản phẩm làm từ loại gỗ này rất phù hợp với không gian cổ kính.

Gỗ Cẩm Nghệ

Giống với cái tên của nó, gỗ Cẩm Nghệ sở hữu màu vàng đặc trưng tạo nên những sản phẩm theo xu hướng hiện đại, nội thất cao cấp làm toát lên vẻ sang trọng làm không gian ngôi nhà trở nên có sức sống. Nhược điểm của Cẩm Nghệ chính là vân gỗ không thể sánh được với Cẩm Lai, Cẩm Chỉ nhưng về độ bền thì có chất lượng tương đương và rất dễ gia công. Bên cạnh đó các sản phẩm làm từ loại gỗ này cũng rất đa dạng và phong phú.

Gỗ Cẩm Thị

Để nhận biết Gỗ Cẩm Thị thì bạn cần phải có đôi mắt tinh tế, am hiểu được sự khác biệt của nó so với các loại Cẩm còn lại. Theo đó, Cẩm Thị có vân màu đen xem lẫn với thịt gỗ màu trắng ngà và vân và thịt phân biệt khá rõ ràng và sắc nét tạo ra độ tương phản sắc nét mà các loại gỗ khác không có được. Nhờ vào ưu điểm này mà Cẩm Thị trở thành “hàng hiếm” được các đại gia săn lùng.

Gỗ Cẩm Thị có đặc điểm là rất chắc chắn, ít bị mối mọt hay nứt nẻ trong bất kỳ môi trường khắc nghiệt nào. Nếu bạn để ý kỹ khi ngâm vào nước gỗ sẽ có mùi hơi khó chịu nhưng khi hoàn thiện sản phẩm sẽ có mùi hương nhẹ, cuốn hút người chiêm ngưỡng.

Trên đây, tôi đã giới thiệu giúp bạn các loại gỗ Cẩm cũng như cách phân biệt. Tuy nhiên, để mua được gỗ Cẩm chất lượng cách tốt nhất là bạn hãy đi kèm với những người có kinh nghiệm chuyên môn tránh bỏ ra một số tiền không nhỏ mà nhận lại được sản phẩm kém chất lượng thậm chí là giả gỗ Cẩm.

Uống Trà Thôi
(Nguồn Internet)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết