Tìm hiểu về cafein có trong các loại trà
Caffein là chất đặc trưng có trong lá chè, giúp cho người uống trà cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái. Tuy nhiên, lượng cafein trong lá trà và cafein trong nước trà pha sẽ khác nhau.
Hàm lượng cafein có trong các loại trà
Về cơ bản tất cả các loại trà đều được làm từ cây lá trà (camellia sinensis).Trà đen được làm từ lá trưởng thành, được lên men hoặc oxy hóa, sấy khô và cuộn lại sau khi thu hoạch. Trà xanh được làm từ những lá non, được vò nát, oxy hóa không lên men, phơi khô và cán mỏng. Trà trắng, cũng được làm từ lá non, cũng trải qua quá trình tương tự như trà xanh, chỉ khác là quá trình hấp sẽ thay thế cho quá trình sấy khô.
Những sự khác biệt này đòi hỏi nhiệt độ nước và thời gian ngâm khác nhau để mang lại hương vị thực sự trong mỗi tách trà. Điều này cũng khiến mỗi loại trà khác nhau chứa các mức độ caffein khác nhau sau khi được pha.
Nước dùng để pha trà càng nóng và thời gian ngâm càng lâu thì hàm lượng caffein của trà nói chung càng cao. Vì vậy, trà đen, loại trà ngâm lâu nhất ở nhiệt độ cao nhất, thường chứa nhiều caffeine hơn các loại trà khác. Tiếp theo là các loại trà heo thứ tự giảm dần là trà ô long, trà xanh và trà trắng, có ít caffeine hơn một chút.
Cụ thể, hàm lượng caffein trong các loại trà trên mỗi tách như sau:
+ Trà trắng: 30-50 miligam
+ Trà xanh: 35-70 miligam
+ Trà ô long: 50 – 75 miligam (bằng một nửa lượng caffein của một tách cà phê pha)
+ Trà đen: 60-90 miligam
Còn với các loại trà thảo dược thì không chứa caffein. Vì lý do đó chúng thường được dán nhãn là “không chứa caffein”. Tuy nhiên, cũng có một số loại trà thảo mộc CÓ THỂ chứa thành phần có chứa caffeine tự nhiên, chẳng hạn như vỏ cacao hoặc trà yerba mate.
Đối với những người uống trà muốn duy trì sự tỉnh táo hơn thì matcha là một lựa chọn tuyệt vời. Được làm từ toàn bộ lá trà xanh nghiền thành bột đóng gói chất dinh dưỡng, vì thế matcha có thể cung cấp tới 70mg caffein cho mỗi 200ml.
Theo các chuyên gia, tiêu thụ ít hơn 400mg caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Vì vậy nếu bạn là người nghiện trà có thể thưởng thức đồ uống này một cách thoải mái (trong lượng cho phép) mỗi ngày mà không sợ lạm dụng nó.
Một lợi ích khác của trà xanh và matcha là thực tế là chứa nhiều L-theanine, một loại axit amin lành mạnh được biết là có thể tạm thời làm tăng mức dopamine của não và loại bỏ caffeine. Bởi thế mà uống một tách trà xanh pha hoặc đồ uống làm từ matcha giúp tăng cường năng lượng một cách nhẹ nhàng, không gây cảm giác bồn chồn như uống cà phê.
Sự khác biệt giữa trà có caffein và trà khử caffein (trà decaf)
Có một sự khác biệt nhỏ giữa các thuật ngữ "cafeine-free" (không chứa caffeine) và trà decaf. Theo đó, loại nước uống không có caffein, tức là phải không chứa caffein. Còn đồ uống decaf là đồ uống được khử caffein, có hàm lượng caffein được giảm đến mức tối thiểu.
Tất cả các dạng trà decaf (đen, xanh lá cây, trắng và ô long) có thể được khử caffein thông qua quy trình sản xuất sử dụng nước, carbon dioxide hoặc dung môi hữu cơ. Một lượng lớn caffein có thể vẫn còn, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến hầu hết người uống.
3 loại trà không chứa caffeine bạn có thể lựa chọn
Đối với những người yêu thích trà nhưng muốn tránh caffeine trong trà, bạn nên dùng các loại trà thảo mộc sau:
1. Trà hoa cúc
Trà này là một loại trà không chứa caffeine, được làm từ hoa cúc khô. Trà hoa cúc có tác dụng tốt đối với cơ thể, giúp bạn ngủ ngon hơn và có thể giải tỏa lo lắng trong bạn.
2. Trà bạc hà
Khác những loại trà trộn với lá bạc hà, trà thảo mộc này có thành phần chủ yếu là lá bạc hà khô. Loại trà này hoàn toàn không chứa caffeine. Lá bạc hà được pha vào trà có vị tươi và hơi ngọt khi uống. Trà thảo mộc bạc hà rất hữu ích để giảm đau bụng và khó thở cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai và những người bị trào ngược axit, không nên dùng loại trà thảo mộc này.
3. Trà gừng
Trà gừng tự nhiên không chứa caffeine, rất hữu ích để giảm buồn nôn và đau bụng. Bạn có thể pha chế trà gừng bằng cách: bổ đôi củ gừng to bằng đốt ngón tay, sau đó đổ nước nóng vào và để trong vài phút. Sau đó, trà đã sẵn sàng để thưởng thức.
Uống Trà Thôi
(Theo Tạp chí kinh tế)
Hàm lượng cafein có trong các loại trà
Về cơ bản tất cả các loại trà đều được làm từ cây lá trà (camellia sinensis).Trà đen được làm từ lá trưởng thành, được lên men hoặc oxy hóa, sấy khô và cuộn lại sau khi thu hoạch. Trà xanh được làm từ những lá non, được vò nát, oxy hóa không lên men, phơi khô và cán mỏng. Trà trắng, cũng được làm từ lá non, cũng trải qua quá trình tương tự như trà xanh, chỉ khác là quá trình hấp sẽ thay thế cho quá trình sấy khô.
Những sự khác biệt này đòi hỏi nhiệt độ nước và thời gian ngâm khác nhau để mang lại hương vị thực sự trong mỗi tách trà. Điều này cũng khiến mỗi loại trà khác nhau chứa các mức độ caffein khác nhau sau khi được pha.
Nước dùng để pha trà càng nóng và thời gian ngâm càng lâu thì hàm lượng caffein của trà nói chung càng cao. Vì vậy, trà đen, loại trà ngâm lâu nhất ở nhiệt độ cao nhất, thường chứa nhiều caffeine hơn các loại trà khác. Tiếp theo là các loại trà heo thứ tự giảm dần là trà ô long, trà xanh và trà trắng, có ít caffeine hơn một chút.
Cụ thể, hàm lượng caffein trong các loại trà trên mỗi tách như sau:
+ Trà trắng: 30-50 miligam
+ Trà xanh: 35-70 miligam
+ Trà ô long: 50 – 75 miligam (bằng một nửa lượng caffein của một tách cà phê pha)
+ Trà đen: 60-90 miligam
Còn với các loại trà thảo dược thì không chứa caffein. Vì lý do đó chúng thường được dán nhãn là “không chứa caffein”. Tuy nhiên, cũng có một số loại trà thảo mộc CÓ THỂ chứa thành phần có chứa caffeine tự nhiên, chẳng hạn như vỏ cacao hoặc trà yerba mate.
Đối với những người uống trà muốn duy trì sự tỉnh táo hơn thì matcha là một lựa chọn tuyệt vời. Được làm từ toàn bộ lá trà xanh nghiền thành bột đóng gói chất dinh dưỡng, vì thế matcha có thể cung cấp tới 70mg caffein cho mỗi 200ml.
Theo các chuyên gia, tiêu thụ ít hơn 400mg caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh. Vì vậy nếu bạn là người nghiện trà có thể thưởng thức đồ uống này một cách thoải mái (trong lượng cho phép) mỗi ngày mà không sợ lạm dụng nó.
Một lợi ích khác của trà xanh và matcha là thực tế là chứa nhiều L-theanine, một loại axit amin lành mạnh được biết là có thể tạm thời làm tăng mức dopamine của não và loại bỏ caffeine. Bởi thế mà uống một tách trà xanh pha hoặc đồ uống làm từ matcha giúp tăng cường năng lượng một cách nhẹ nhàng, không gây cảm giác bồn chồn như uống cà phê.
Sự khác biệt giữa trà có caffein và trà khử caffein (trà decaf)
Có một sự khác biệt nhỏ giữa các thuật ngữ "cafeine-free" (không chứa caffeine) và trà decaf. Theo đó, loại nước uống không có caffein, tức là phải không chứa caffein. Còn đồ uống decaf là đồ uống được khử caffein, có hàm lượng caffein được giảm đến mức tối thiểu.
Tất cả các dạng trà decaf (đen, xanh lá cây, trắng và ô long) có thể được khử caffein thông qua quy trình sản xuất sử dụng nước, carbon dioxide hoặc dung môi hữu cơ. Một lượng lớn caffein có thể vẫn còn, nhưng không đủ để ảnh hưởng đến hầu hết người uống.
3 loại trà không chứa caffeine bạn có thể lựa chọn
Đối với những người yêu thích trà nhưng muốn tránh caffeine trong trà, bạn nên dùng các loại trà thảo mộc sau:
1. Trà hoa cúc
Trà này là một loại trà không chứa caffeine, được làm từ hoa cúc khô. Trà hoa cúc có tác dụng tốt đối với cơ thể, giúp bạn ngủ ngon hơn và có thể giải tỏa lo lắng trong bạn.
2. Trà bạc hà
Khác những loại trà trộn với lá bạc hà, trà thảo mộc này có thành phần chủ yếu là lá bạc hà khô. Loại trà này hoàn toàn không chứa caffeine. Lá bạc hà được pha vào trà có vị tươi và hơi ngọt khi uống. Trà thảo mộc bạc hà rất hữu ích để giảm đau bụng và khó thở cho cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai và những người bị trào ngược axit, không nên dùng loại trà thảo mộc này.
3. Trà gừng
Trà gừng tự nhiên không chứa caffeine, rất hữu ích để giảm buồn nôn và đau bụng. Bạn có thể pha chế trà gừng bằng cách: bổ đôi củ gừng to bằng đốt ngón tay, sau đó đổ nước nóng vào và để trong vài phút. Sau đó, trà đã sẵn sàng để thưởng thức.
Uống Trà Thôi
(Theo Tạp chí kinh tế)