Gỗ Cẩm Hồng Là Gỗ Gì?

Gỗ Cẩm Hồng là loại gỗ có màu sắc độc đáo và bền bỉ theo thời gian, gỗ Cẩm Hồng là loại gỗ Cẩm quý hiếm được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế nội thất như: bộ bàn ghế, sập gỗ, tủ .... Với nhiều ưu điểm của loại gỗ tốt cùng giá thành hợp lý, lại có nguồn nguyên liệu phong phú nên lựa chọn gỗ Cẩm Hồng cho ngôi nhà của bạn sẽ là đầu tư đáng cân nhắc. Hãy cùng tìm hiểu về loại gỗ này nhé!

Cây Gỗ Cẩm Hồng

Tên gọi: Gỗ Cẩm Hồng
Tên khoa học: Kotali
Thuộc họ: Đậu
Thuộc nhóm: nhóm IA

Gỗ Cẩm Hồng

Gỗ Cẩm Hồng hay còn gọi là Cẩm Lai, là một loại gỗ tự nhiên có giá trị cao hiện nay và được ưa dùng trong hoạt động sản xuất đồ gỗ. Gỗ Cẩm Hồng thuộc dòng gỗ cẩm, họ đậu. Cây gỗ Cẩm có tán rộng, đường kính gốc lớn, vỏ ít sần sùi và thân cây thẳng. Cây gỗ Cẩm Hồng có tốc độ sinh trưởng chậm nên tuổi thọ khi khai thác có thể đã lên đến hàng trăm năm. Nếu như các gỗ cao xanh, gỗ kền kền,..thích mọc ở các đồi, mỏm đá có độ dốc lớn thì Cẩm Hồng lại mọc ở những nơi địa hình thoải và phẳng, cạnh sông suối có đất ẩm, đất Feralit xám trên cát hay phù sa cổ, có tầng dày với khả năng thoát nước.

Gỗ Cẩm Hồng có thớ gỗ rất mịn, tom gỗ nhỏ, vân gỗ đều và rất đẹp. Gỗ Cẩm thuộc nhóm 1A là loại gỗ rất quý hiếm và được bảo tồn nghiêm ngặt. Gỗ Cẩm Hồng có màu lúc mộc hơi hồng, nhiều ván lớn và chất gỗ cứng chắc như gỗ Lim nhưng có vân đẹp hơn, rất bền.

Đặc điểm của gỗ Cẩm Hồng

Gỗ Cẩm Hồng vốn được mệnh danh là vua gỗ Cẩm với mức giá rất cao. Gỗ cẩm bao gồm các loại là Cẩm Chỉ, Cẩm Lai, Cẩm Sừng, Cẩm Nghệ và cuối cùng là Cẩm Hồng Nam Phi. Gỗ Cẩm Hồng Nam Phi có tính chất tương tự như gỗ Cẩm Việt Nam, tương đối giống gỗ Cẩm Lai về độ cứng, độ bền lẫn vân gỗ. Gỗ Cẩm Hồng có đường kính lớn nên thuận lợi để làm các sản phẩm như bàn ghế, giường ngủ, phản,…

Gỗ Cẩm Hồng có trọng lượng nặng gấp khoảng từ 2-3 lần so với các loại gỗ khác. Gỗ Cẩm Hồng rất cứng và chắc, đường vân gỗ mảnh, nhỏ, chống được mối mọt và không bị mủn. Gỗ có độ bền lên tới hàng trăm năm và khó nứt vỡ nên có giá trị kinh tế cao. Thớ gỗ ít có khuyết điểm nên việc lựa chọn nguyên liệu gỗ trở nên dễ dàng hơn.

Ưu điểm gỗ Cẩm Hồng

Do đặc tính chắc và nặng của gỗ Cẩm Hồng nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này có khả năng chịu lực tốt hơn các loại gỗ khác. Gỗ Cẩm Hồng càng để lâu lại càng trở nên bóng và mịn hơn. Do chưa được nhiều thị trường biết đến và ưa chuộng nên giá gỗ Cẩm vẫn chưa cao, tuy nhiên đây chính là cơ hội để ta được sử dụng gỗ Cẩm Hồng với mức giá hợp lý.

Gỗ Cẩm Hồng Nam Phi có màu sắc đỏ đô hoặc hồng rất đặc trưng, thân gỗ cứng. Vân gỗ có nhiều dạng như vân cầu NU, vân chun 3D, vân rối, vân hoa,... Vân gỗ Cẩm Hồng rất sắc nét và độc đáo nên có thể coi như xếp hàng đầu trong số các loại gỗ, không hề thua kém vân các loại gỗ sưa, mun, gỗ trắc,... Từng đường nét vân gỗ Cẩm Hồng như một con rồng lớn đang bay lượn, toát lên một vẻ đẹp rất sang trọng và bí ẩn, một vẻ đẹp không thể nhầm lẫn với loại gỗ nào khác.

Mùi hương của gỗ Cẩm Hồng rất đặc trưng và khó có thể bị nhầm lẫn với loại gỗ nào khác. Cây gỗ này khi mới xẻ sẽ có mùi thum thủm khá giống với mùi của cây tre bị ngâm nước lâu ngày. Vì điểm này mà gỗ Cẩm Hồng ít được sử dụng để làm sofa hiện đại nhưng mùi hương này lại có tác dụng xua đuổi các loại côn trùng gây hại.

Gỗ Cẩm Hồng được nhiều người ưa thích vì giá cả tương đối mềm, nguồn nguyên liệu thì lại phong phú, đa phần được nhập về từ Nam Phi. Người ta thường sử dụng loại gỗ này trong thiết kế bàn ghế, tủ áo, giường ngủ, sofa,...

Nhược điểm gỗ Cẩm Hồng

Gỗ Cẩm Hồng là có thể bị nứt mỗi khi nhiệt độ thay đổi, tuy nhiên nguy cơ này không cao lắm. Thông thường, để khắc phục tình trạng này thì người ta sẽ phun PU hoặc phun lót gỗ để đảm bảo bảo vệ gỗ trong điều kiện nhiệt độ thay đổi bất thường hoặc thời tiết khắc nghiệt.

Những bộ bàn ghế, giường hay sập gỗ là những sản phẩm được ứng dụng nguyên liệu gỗ Cẩm Hồng nhiều nhất vì tính bền, chắc và phiến gỗ to có thể đáp ứng được yêu cầu về kích thước.

Uống Trà Thôi
(Sưu Tầm)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết