Phân Biệt Gỗ Sưa Đỏ Và Sưa Trắng
Nhắc đến gỗ Sưa chắc hẳn ai cũng biết đến đây là loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và ứng dụng rộng rãi trong các món đồ nội thất sang trọng. Chính vì vậy, gỗ Sưa luôn được sử dụng vào thời vua chúa, những quan lớn, còn ngày nay chỉ những gia chủ nào có điều kiện “kinh tế” khủng mới sở hữu về tạo không gian quý phải mang vẻ cổ kính, quyền lực cho ngôi nhà. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tồn tại 2 loại gỗ Sưa là: Sưa Đỏ và Sưa Trắng. Vậy làm thế nào để phân biệt được? Cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cây Sưa Đỏ là gì?
Sưa Đỏ là loại cây được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm tại Việt Nam và cần được bảo vệ. Chính vì vậy, gỗ Sưa Đỏ có giá trị kinh tế cao và thường được dùng để làm bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, thổ địa,…. Ngoài ra, gỗ Sưa Đỏ có ý nghĩa phong thuỷ cực tốt giúp cho gia chủ trở nên thịnh vượng, điều hoà khí tốt trong nhà. Chính vì vậy, từ thời xa xưa nơi Vua, Chúa ở thường sử dụng loại gỗ này để thể hiện sự sang trọng hay nét đẹp hưng thịnh cho cả một đất nước.
Cây Sưa Trắng là gì?
Cây Sưa Trắng hay còn gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Trắc hối, Trắc Hoa Trắng, Hoàng Hoa Lý,... Khác với Sưa Đỏ, gỗ Sưa Trắng không có giá trị kinh tế cao nên được trồng rộng để lấy bóng mát, thanh lọc không khí. Ưu điểm của cây Sưa Trắng là có thân to, tán rộng nên rất phù hợp để trồng ở vỉa hè, đường phố. Ngoài ra, ở khu vực miền Trung thì Sưa Trắng còn được trồng để làm rừng phòng hộ, chống lũ, ngăn ngập mặn rất hiệu quả.
- Phân biệt gỗ Sưa Đỏ và Sưa Trắng
Nhắc đến gỗ Sưa thì thường chia làm 2 loại là: Sưa Trắng và Sưa Đỏ. Tuy nhiên, giá trị kinh tế lại khác nhau. Vậy nên, để phân biệt thì sẽ thông qua một số đặc điểm sau đây.
- Phân biệt qua lá cây
Lá cây Sưa Trắng và Sưa Đỏ có những đặc điểm khác nhau hoàn toàn.
• Lá của cây Sưa Trắng mọc đối xứng nhau, còn lá Sưa Đỏ lại mọc so le.
• Lá Sưa Đỏ sẽ dài từ 15 - 30cm, cuống dài 8 – 20cm, không có lông như Sưa Trắng và lá chét sẽ có hình bầu dục hoặc trái xoan. Đồng thời Sưa Đỏ sẽ có 9 – 10 cặp gân nhỏ ở cuống lá.
• Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt Sưa Trắng và Sưa Đỏ bằng cách vò nát hai loại lá này. Sau khi vò nát thì lá Sưa Đỏ sẽ có mùi hăng hắc, còn lá Sưa Trắng thì không.
- Nhận biết Sưa Trắng và Sưa Đỏ qua hoa
Phân biệt Sưa Trắng và Sưa Đỏ cũng là cách mà được nhiều người dùng tới. Đặc điểm của hoa Sưa Đỏ là được mọc thành chùm, cánh hoa nhỏ và màu vàng nhạt. Còn đối với hoa Sưa Trắng tuy cũng mọc thành chùm nhưng lại sở hữu cánh hoa lớn, màu trắng chứ không phải vàng nhạt như Sưa Đỏ.
Chính vậy, bạn chỉ cần nhìn màu sắc, kích thước của cánh hoa là có thể phân biệt đâu là Sưa Trắng và đâu là Sưa Đỏ.
- Phân biệt qua thân cây và quả
Nếu như bạn vẫn chưa phân biệt được Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua lá và hoa thì có thể nhận biết qua thân cây và phần quả của nó.
• Khác với Sưa Trắng thì Sưa Đỏ lại có thân mốc, xù xì, sau khi cây già vỏ sẽ nứt dọc. Còn quả Sưa Đỏ sẽ mọc thành trùm có hạt đi kèm và khi đốt hạt sẽ có mùi thối thay vì không mùi như Sưa Trắng.
• Về phần thân cây Sưa Trắng lại có màu xanh, nhẵn, không xù xì. Quả Sưa Trắng mọc đơn không có hạt và khi đốt lên sẽ không có mùi.
- Nhận biết Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua gỗ
Dựa vào phần gỗ thì bạn cũng có thể phân biệt được đâu là Sưa Đỏ và đâu là Sưa Trắng một cách dễ dàng. Theo đó khi bạn cắt thớ gỗ Sưa Đỏ thì có màu đỏ bã trầu, vân nổi lên từng lớp. Đặc biệt gỗ Sưa Đỏ càng già vàng nổi bật màu sắc như thớ gỗ mịn nhỏ có màu hồng đỏ đôi khi là những thớ gỗ màu đen được xen kẽ nhau.
Ngoài ra, khi bạn cạo sạch lớp bụi bên ngoài thì Sưa Đỏ sẽ xuất hiện và có mùi thơm dễ chịu và khi bạn đốt cho cháy miếng gỗ sẽ chuyển sang màu trắng ngà.
Đối với gỗ Sưa Trắng sẽ không có những đặc điểm trên mà nó sẽ chỉ có thớ gỗ bình thường như gỗ Nhãn và không có mùi hương khi đốt. Đồng thời chất gỗ chịu lực kém dễ bị mối mọt xâm lấn. Vậy nên nó không có giá trị kinh tế cao.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu và tổng quan giúp bạn cách phân biệt gỗ Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua lá, quả và thân gỗ. Tuy nhiên, hiểu được giá trị của gỗ Sưa Đỏ nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi làm giả gỗ Sưa Đỏ rất tinh vi và để bán ra với mức giá cao. Điều này khiến cho người mua “tiền mất tật mang”. Vậy nên, khi mua sản phẩm bạn hãy tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc tìm đến địa chỉ cung cấp uy tín để được tư vấn và đảm bảo nhé.
Uống Trà Thôi
(Nguồn Internet)
Cây Sưa Đỏ là gì?
Sưa Đỏ là loại cây được xếp vào nhóm gỗ quý hiếm tại Việt Nam và cần được bảo vệ. Chính vì vậy, gỗ Sưa Đỏ có giá trị kinh tế cao và thường được dùng để làm bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, thổ địa,…. Ngoài ra, gỗ Sưa Đỏ có ý nghĩa phong thuỷ cực tốt giúp cho gia chủ trở nên thịnh vượng, điều hoà khí tốt trong nhà. Chính vì vậy, từ thời xa xưa nơi Vua, Chúa ở thường sử dụng loại gỗ này để thể hiện sự sang trọng hay nét đẹp hưng thịnh cho cả một đất nước.
Cây Sưa Trắng là gì?
Cây Sưa Trắng hay còn gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Trắc hối, Trắc Hoa Trắng, Hoàng Hoa Lý,... Khác với Sưa Đỏ, gỗ Sưa Trắng không có giá trị kinh tế cao nên được trồng rộng để lấy bóng mát, thanh lọc không khí. Ưu điểm của cây Sưa Trắng là có thân to, tán rộng nên rất phù hợp để trồng ở vỉa hè, đường phố. Ngoài ra, ở khu vực miền Trung thì Sưa Trắng còn được trồng để làm rừng phòng hộ, chống lũ, ngăn ngập mặn rất hiệu quả.
- Phân biệt gỗ Sưa Đỏ và Sưa Trắng
Nhắc đến gỗ Sưa thì thường chia làm 2 loại là: Sưa Trắng và Sưa Đỏ. Tuy nhiên, giá trị kinh tế lại khác nhau. Vậy nên, để phân biệt thì sẽ thông qua một số đặc điểm sau đây.
- Phân biệt qua lá cây
Lá cây Sưa Trắng và Sưa Đỏ có những đặc điểm khác nhau hoàn toàn.
• Lá của cây Sưa Trắng mọc đối xứng nhau, còn lá Sưa Đỏ lại mọc so le.
• Lá Sưa Đỏ sẽ dài từ 15 - 30cm, cuống dài 8 – 20cm, không có lông như Sưa Trắng và lá chét sẽ có hình bầu dục hoặc trái xoan. Đồng thời Sưa Đỏ sẽ có 9 – 10 cặp gân nhỏ ở cuống lá.
• Ngoài ra bạn cũng có thể phân biệt Sưa Trắng và Sưa Đỏ bằng cách vò nát hai loại lá này. Sau khi vò nát thì lá Sưa Đỏ sẽ có mùi hăng hắc, còn lá Sưa Trắng thì không.
- Nhận biết Sưa Trắng và Sưa Đỏ qua hoa
Phân biệt Sưa Trắng và Sưa Đỏ cũng là cách mà được nhiều người dùng tới. Đặc điểm của hoa Sưa Đỏ là được mọc thành chùm, cánh hoa nhỏ và màu vàng nhạt. Còn đối với hoa Sưa Trắng tuy cũng mọc thành chùm nhưng lại sở hữu cánh hoa lớn, màu trắng chứ không phải vàng nhạt như Sưa Đỏ.
Chính vậy, bạn chỉ cần nhìn màu sắc, kích thước của cánh hoa là có thể phân biệt đâu là Sưa Trắng và đâu là Sưa Đỏ.
- Phân biệt qua thân cây và quả
Nếu như bạn vẫn chưa phân biệt được Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua lá và hoa thì có thể nhận biết qua thân cây và phần quả của nó.
• Khác với Sưa Trắng thì Sưa Đỏ lại có thân mốc, xù xì, sau khi cây già vỏ sẽ nứt dọc. Còn quả Sưa Đỏ sẽ mọc thành trùm có hạt đi kèm và khi đốt hạt sẽ có mùi thối thay vì không mùi như Sưa Trắng.
• Về phần thân cây Sưa Trắng lại có màu xanh, nhẵn, không xù xì. Quả Sưa Trắng mọc đơn không có hạt và khi đốt lên sẽ không có mùi.
- Nhận biết Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua gỗ
Dựa vào phần gỗ thì bạn cũng có thể phân biệt được đâu là Sưa Đỏ và đâu là Sưa Trắng một cách dễ dàng. Theo đó khi bạn cắt thớ gỗ Sưa Đỏ thì có màu đỏ bã trầu, vân nổi lên từng lớp. Đặc biệt gỗ Sưa Đỏ càng già vàng nổi bật màu sắc như thớ gỗ mịn nhỏ có màu hồng đỏ đôi khi là những thớ gỗ màu đen được xen kẽ nhau.
Ngoài ra, khi bạn cạo sạch lớp bụi bên ngoài thì Sưa Đỏ sẽ xuất hiện và có mùi thơm dễ chịu và khi bạn đốt cho cháy miếng gỗ sẽ chuyển sang màu trắng ngà.
Đối với gỗ Sưa Trắng sẽ không có những đặc điểm trên mà nó sẽ chỉ có thớ gỗ bình thường như gỗ Nhãn và không có mùi hương khi đốt. Đồng thời chất gỗ chịu lực kém dễ bị mối mọt xâm lấn. Vậy nên nó không có giá trị kinh tế cao.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng tôi đã giới thiệu và tổng quan giúp bạn cách phân biệt gỗ Sưa Trắng và Sưa Đỏ thông qua lá, quả và thân gỗ. Tuy nhiên, hiểu được giá trị của gỗ Sưa Đỏ nên trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi làm giả gỗ Sưa Đỏ rất tinh vi và để bán ra với mức giá cao. Điều này khiến cho người mua “tiền mất tật mang”. Vậy nên, khi mua sản phẩm bạn hãy tham khảo những người có kinh nghiệm hoặc tìm đến địa chỉ cung cấp uy tín để được tư vấn và đảm bảo nhé.
Uống Trà Thôi
(Nguồn Internet)