TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 7): HẮC TINH THỔ

HẮC TINH THỔ hay còn gọi là Tế hắc tinh, Thiết tinh nê, Hắc thiết sa… là loại đất sét được điều chế nhân tạo, không phải là một loại quặng Tử sa tự nhiên. Trong số các loại quặng nguyên bản của Tử sa, có loại quặng được gọi là Hắc tinh tử nê và Hắc tinh tử nê nhưng tính chất của những khoáng này hoàn toàn khác với "Hắc tinh thổ".

Việc tạo được "Hắc tinh thổ" là một quá trình ngẫu nhiên. Chuyện kể rằng vào những năm 1970 của thế kỷ trước, trong quá trình nghiền khoáng của Xưởng 1 Tử sa Nghi Hưng để điều chế Tử nê, một ngày, khi gần hết giờ làm thì bất ngờ bị mất điện, công nhân được nghỉ làm sớm và quên cúp cầu dao điện. Kết quả là sáng hôm sau, nhân viên trực thấy máy xay đang hoạt động, nghĩ là khoáng đã nghiền từ lâu và được nghiền đủ thời gian nên đưa bột ra bãi và điều chế đất sét tử sa. Thực tế là máy nghiền mới chỉ được hoạt động trong khoảng 10 phút, do thời gian nghiền bùn không đủ, độ mịn của mangan thêm vào bùn không đủ, sau khi đất sét được nung thành gốm, tác phẩm được bao phủ đều bởi những ngôi sao đen (hắc tinh). Sản phẩm thực sự rất đẹp và kết quả nhận được hoàn toàn bất ngờ.

Sau đó, loại đất sét nhân tạo này được đặt tên là "hắc tinh thổ". Từ đó có thể thấy rằng "Hắc tinh thổ" ban đầu được chế tạo thành công bằng cách nghiền tử nê phổ thông và bột mangan tự nhiên bằng máy nghiền bi. Bột mangan tự nhiên là loại bột được làm bằng cách nghiền bùn mangan tự nhiên, không phải là oxit mangan làm nguyên liệu hóa học. Đối với việc chế tạo Hắc tinh thổ thì khâu xay bột mangan là then chốt, nếu xay bột mangan quá mịn (trên 300 mesh) thì sau khi làm gốm sẽ không có tác dụng Hắc tinh, và sẽ trở thành Tử nê. Mangan oxit có thể dùng để điều chế Hắc tinh thổ nhưng vì bản thân bột mangan oxit tương đối mịn nên kết quả thu được hắc tinh thổ không lý tưởng do đó người ta thường dùng Mangan Oxit để điều chế đất Tử nê. Hắc tinh thổ chế tạo bằng tử nê phổ thông, bột thổ cốt, bột Hoàng Thạch cho sản phẩm tốt nhất. Hàm lượng sắt trong thổ cốt, thạch hoàng cao hơn đáng kể so với Tử nê, đặc biệt là thổ cốt có hàm lượng sắt lên đến 47%. Ôxít sắt là nguyên tố tạo màu chính của tử nê, ôxít sắt sẽ đen dần khi nhiệt độ tăng lên, do đó, Hắc tinh thổ được chế biến theo phương pháp này được chế tạo thành ấm Tử nê, bề mặt ấm màu nâu nhạt được khảm các ngôi sao bằng sắt đen mịn hoặc các ngôi sao đen (hắc tinh) trên nền đỏ, màu sắc hài hòa, trang nhã được giới sưu tầm yêu thích.

Mặc dù "hắc tinh thổ" được pha chế bằng tử nê phổ thông làm nguyên liệu nền nhưng nhiệt độ nung thấp hơn đáng kể so với Tử nê. Nhiệt độ nung của hắc tinh thổ vào khoảng 1150CC ~ 1170°C. Oxit sắt trong nguyện liệu sẽ trở thành sắt và nóng chảy ra ngoài tạo thành lỗi trên bề mặt sản phẩm. Hắc tinh thổ đã từng được rất nhiều người ưa thích.
SG, 03/08/2021
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán, dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm).
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết