Bất hạnh, đau khổ của một phụ nữ được lý giải chỉ bằng một câu hỏi của một vị thiền sư
Bất hạnh, đau khổ của một phụ nữ được lý giải chỉ bằng một câu hỏi của một vị thiền sư
Người phụ nữ bất hạnh đến cầu kiến vị thiền sư về triết lý nhân sinh
Người phụ nữ bất hạnh đến cầu kiến vị thiền sư về triết lý nhân sinh
Một người phụ nữ luôn cảm thấy cuộc đời mình bất hạnh và đầy đau khổ. Một hôm bà tìm đến một vị thiền sư đắc đạo để thỉnh giáo ngài về lý nhân sinh, những mong sẽ lý giải được phần nào được nguồn cơn nỗi bất hạnh trong cuộc đời của bà.
– Thưa thiền sư, con cả đời bất hạnh, chẳng được mấy ngày vui, tuy làm lụng vất vả có chút gia tài nhưng vẫn chất chồng đau khổ. Con muốn người lý giải cho con về cội nguồn những khổ đau, bất hạnh con đang phải gánh chịu.
Vị thiền sư vẫn trầm tĩnh, trang nghiêm trong tư thế liên hoa lắng nghe từng lời trong câu hỏi của người phụ nữ và từ từ mở mắt. thiền sư nhìn kỹ người phụ nữ một lượt từ đầu đến chân và nhẹ nhàng cất tiếng hỏi:
– Xin hỏi thí chủ, điều mà thí chủ đang bảo vệ là gì thế?
Người phụ nữ chau mày suy nghĩ vẻ không hiểu gì, liền chắp tay xá lão sư rồi đáp:
– Bạch thiền sư, con thực vẫn không hiểu ý câu hỏi của thiền sư. Không biết ngài có thể giải thích rõ hơn câu hỏi được không ạ?
Vị thiền sư mỉm cười rồi chậm rãi giảng giải:
– Ta hỏi thí chủ về điều mà thí chủ đang cố công bảo vệ cả đời, vì điều đó liên quan đến việc hạnh phúc hay đau khổ của thí chủ. Bởi:
Người bảo vệ danh tiếng, thể diện, hay sĩ diện của bản thân thì khi bị ai đó nói xấu hay hạ nhục trước thiên hạ sẽ vô cùng oán giận và uất ức.
Người bảo vệ tài sản, tiền bạc thì sẽ đau khổ, tiếc nuối đến thân xác hao mòn, mỗi khi mất mát tiền của.
Người bảo vệ sắc đẹp thì sẽ đau buồn ủ dột khi nhan sắc phai tàn theo năm tháng.
Người bảo vệ tình cảm gái trai thì không tránh khỏi đớn đau day dứt khi bị người tình hững hờ, phản bội.
Người bảo vệ tìm cảm gia đình, người thân, thì cũng sẽ như ngọn cỏ trước gió, khi người thân gặp phải điều bất trắc thì vướng vào bi luỵ đến chính mình cũng chẳng gượng dậy được.
Không biết là thí chủ đang bảo về điều gì trong số đó?
Nghe xong lời giải thích của vị thiền sư người phụ nữ liền bừng tỉnh ngộ. Bà nhận ra rằng bao năm nay mình đã bám víu, ôm giữ tất cả mọi điều mà thiền sư nói đến. Hoá ra, đó chính là nguồn gốc sinh ra nỗi bất hạnh đeo bám suốt cuộc đời bà.
Người phụ nữ bất hạnh bừng tỉnh ngộ sau những lời khai thị của vị thiền sư.
Người phụ nữ bất hạnh bừng tỉnh ngộ sau những lời khai thị của vị thiền sư.
– Bạch thiền sư, con ngàn lần đội ơn sư, con đã hiểu được nguyên nhân những bất hạnh của cuộc đời con qua lời khai thị của ngài. Nhưng, vậy thì bây giờ con nên bảo vệ điều gì để có được hạnh phúc, thưa sư?
Vị thiền sư lại mỉm cười và nhẹ nhàng đáp:
– Thứ duy nhất trên đời mà thí chủ nên bảo vệ chính là đạo đức. Người bảo vệ đạo đức thì khi mất tiền, mất của cũng chẳng hao tổn đến đạo đức của anh ta. Người đó cũng không còn oán hận, uất ức khi bị hạ nhục, nói xấu, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, hững hờ, không bất an khi gia đình, người thân gặp chuyện không hay, không âu sầu lo lắng khi nhan sắc tàn phai. Tất cả những khốn khó, hoạn nạn và tuổi già cũng không ảnh hưởng được đến đạo đức của người đó. Anh ta sẽ vui khi người khác chỉ ra lỗi lầm của mình, cảm ơn khi bị người khác bôi nhọ vì đó là cơ hội để anh ta trui rèn đức hạnh. Người như vậy thì chẳng phải sẽ hạnh phúc lắm sao.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm
Người phụ nữ bất hạnh đến cầu kiến vị thiền sư về triết lý nhân sinh
Người phụ nữ bất hạnh đến cầu kiến vị thiền sư về triết lý nhân sinh
Một người phụ nữ luôn cảm thấy cuộc đời mình bất hạnh và đầy đau khổ. Một hôm bà tìm đến một vị thiền sư đắc đạo để thỉnh giáo ngài về lý nhân sinh, những mong sẽ lý giải được phần nào được nguồn cơn nỗi bất hạnh trong cuộc đời của bà.
– Thưa thiền sư, con cả đời bất hạnh, chẳng được mấy ngày vui, tuy làm lụng vất vả có chút gia tài nhưng vẫn chất chồng đau khổ. Con muốn người lý giải cho con về cội nguồn những khổ đau, bất hạnh con đang phải gánh chịu.
Vị thiền sư vẫn trầm tĩnh, trang nghiêm trong tư thế liên hoa lắng nghe từng lời trong câu hỏi của người phụ nữ và từ từ mở mắt. thiền sư nhìn kỹ người phụ nữ một lượt từ đầu đến chân và nhẹ nhàng cất tiếng hỏi:
– Xin hỏi thí chủ, điều mà thí chủ đang bảo vệ là gì thế?
Người phụ nữ chau mày suy nghĩ vẻ không hiểu gì, liền chắp tay xá lão sư rồi đáp:
– Bạch thiền sư, con thực vẫn không hiểu ý câu hỏi của thiền sư. Không biết ngài có thể giải thích rõ hơn câu hỏi được không ạ?
Vị thiền sư mỉm cười rồi chậm rãi giảng giải:
– Ta hỏi thí chủ về điều mà thí chủ đang cố công bảo vệ cả đời, vì điều đó liên quan đến việc hạnh phúc hay đau khổ của thí chủ. Bởi:
Người bảo vệ danh tiếng, thể diện, hay sĩ diện của bản thân thì khi bị ai đó nói xấu hay hạ nhục trước thiên hạ sẽ vô cùng oán giận và uất ức.
Người bảo vệ tài sản, tiền bạc thì sẽ đau khổ, tiếc nuối đến thân xác hao mòn, mỗi khi mất mát tiền của.
Người bảo vệ sắc đẹp thì sẽ đau buồn ủ dột khi nhan sắc phai tàn theo năm tháng.
Người bảo vệ tình cảm gái trai thì không tránh khỏi đớn đau day dứt khi bị người tình hững hờ, phản bội.
Người bảo vệ tìm cảm gia đình, người thân, thì cũng sẽ như ngọn cỏ trước gió, khi người thân gặp phải điều bất trắc thì vướng vào bi luỵ đến chính mình cũng chẳng gượng dậy được.
Không biết là thí chủ đang bảo về điều gì trong số đó?
Nghe xong lời giải thích của vị thiền sư người phụ nữ liền bừng tỉnh ngộ. Bà nhận ra rằng bao năm nay mình đã bám víu, ôm giữ tất cả mọi điều mà thiền sư nói đến. Hoá ra, đó chính là nguồn gốc sinh ra nỗi bất hạnh đeo bám suốt cuộc đời bà.
Người phụ nữ bất hạnh bừng tỉnh ngộ sau những lời khai thị của vị thiền sư.
Người phụ nữ bất hạnh bừng tỉnh ngộ sau những lời khai thị của vị thiền sư.
– Bạch thiền sư, con ngàn lần đội ơn sư, con đã hiểu được nguyên nhân những bất hạnh của cuộc đời con qua lời khai thị của ngài. Nhưng, vậy thì bây giờ con nên bảo vệ điều gì để có được hạnh phúc, thưa sư?
Vị thiền sư lại mỉm cười và nhẹ nhàng đáp:
– Thứ duy nhất trên đời mà thí chủ nên bảo vệ chính là đạo đức. Người bảo vệ đạo đức thì khi mất tiền, mất của cũng chẳng hao tổn đến đạo đức của anh ta. Người đó cũng không còn oán hận, uất ức khi bị hạ nhục, nói xấu, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, hững hờ, không bất an khi gia đình, người thân gặp chuyện không hay, không âu sầu lo lắng khi nhan sắc tàn phai. Tất cả những khốn khó, hoạn nạn và tuổi già cũng không ảnh hưởng được đến đạo đức của người đó. Anh ta sẽ vui khi người khác chỉ ra lỗi lầm của mình, cảm ơn khi bị người khác bôi nhọ vì đó là cơ hội để anh ta trui rèn đức hạnh. Người như vậy thì chẳng phải sẽ hạnh phúc lắm sao.
Team Uống Trà Thôi sưu tầm