TÌM HIỂU VỀ TỬ NÊ (PHẦN 5): LÃO TỬ NÊ
LÃO TỬ NÊ, là loại khoáng tử sa chịu được nhiệt độ cao và có độ bền khi nung tốt nên sau khi nung, tác phẩm có đặc điểm tương tự như chiếc ấm tử sa thời nhà Minh và nhà Thanh, mang đầy đủ hương vị xưa cũ, nên được gọi là “Lão tử nê”.
Một số ý kiến lại cho rằng "Lão tử nê" có nghĩa là "Tử nê được tinh luyện từ những năm 1980 và lưu trữ cho đến nay". Ý kiến này có vẻ không hợp lí, do là có vô cùng ít người có thể trữ được khoáng đã tinh chế từ những năm 1980 và để dành cho tới ngày nay.
"Lão tử nê" là một loại khoáng tử nê tương đối phổ biến trong khoáng tử sa Hoàng Long Sơn. Nó chủ yếu được khai thác ở các mỏ khoáng tử nê Hoàng Long Sơn ở thị trấn Đinh Thục. Loại khoáng này hiếm khi khai thác được ở các khu vực khai thác khác. Bề ngoài của "Lão tử nê" có màu nâu tím hoặc nâu tím và màu tím đỏ (Hình 4-42), thành phần khoáng chất của nó về cơ bản giống như Tử nê thông thường, tuy nhiên thô hơn và chứa nhiều sắt hơn.
Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của "Lão tử nê" là: silicat (SiO2) 57,63%, oxit sắt (Fe2O3) 8,16%, nhôm oxit (Al2O3) 24,14%, Canxi oxit (CaO) 0,56% , oxit Magie (MgO) 0,70%, oxit kali (K2O) 1,65%, oxit natri (Na2O) 0,32%, hiệu suất nung (LOI) 5,30%. "Lão tử nê" có đặc tính ổn định, dễ kiểm soát, dễ tạo hình, phù hợp với các tác phẩm lớn nhỏ, là một trong những loại vật liệu khoáng tử sa được thị trường công nhận. Hàm lượng nhôm oxit cao hơn một chút so với tử nê thông thường nên dải nhiệt độ nung rộng, tỷ lệ co ngót nhỏ, khoảng 8%, độ ổn định tốt, nhiệt độ nung tốt nhất là 1190°C. Màu sắc khi nung chuyển từ nâu đỏ sang tím đen (như hình 4-43), sau khi nung có màu tím đen nên có người gọi là “Hắc tử nê”, dễ nhầm với "Tử gia nê" và "Hắc bính tử nê".
Khi mới sử dụng, "Lão tử nê" có hơi khô và se, sau khi pha trà một thời gian sẽ có độ bóng như dầu mỡ, đơn giản mà trang nghiêm, nhẹ nhàng thanh thoát thể hiện sự quyến rũ của Tử sa. "Lão tử nê" là một loại tử nê tốt để pha trà.
Nhận xét của người dịch: Có vẻ những ghi chép này của Lưu Ngọc Lâm nghiêng nhiều hơn đến tên một loại khoáng tên là "lão tử nê" mà người Trung Quốc đang gọi hơn là ảnh hưởng của thời gian ủ khoáng ảnh hưởng như thế nào đến khoáng tử sa. Về trải nghiệm, cho thấy việc ủ khoáng đủ lâu làm thay đổi khá nhiều về kết cấu, màu sắc và "độ phù hợp" của ấm tử sa khi pha trà. Tuy nhiên hiện vẫn chưa tìm được tài liệu nào viết về thời gian ủ khoáng tử sa, lí giải đầy đủ ủ bao nhiêu sẽ là khoáng lão, ủ bao nhiêu sẽ là khoáng "trung niên" , ủ bao lâu là khoáng "thanh niên" (^?^ haha) cho nên đây vẫn chỉ là ý kiến riêng do trải nghiệm của người dịch.
SG, 01/08/2021
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán, dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)
Một số ý kiến lại cho rằng "Lão tử nê" có nghĩa là "Tử nê được tinh luyện từ những năm 1980 và lưu trữ cho đến nay". Ý kiến này có vẻ không hợp lí, do là có vô cùng ít người có thể trữ được khoáng đã tinh chế từ những năm 1980 và để dành cho tới ngày nay.
"Lão tử nê" là một loại khoáng tử nê tương đối phổ biến trong khoáng tử sa Hoàng Long Sơn. Nó chủ yếu được khai thác ở các mỏ khoáng tử nê Hoàng Long Sơn ở thị trấn Đinh Thục. Loại khoáng này hiếm khi khai thác được ở các khu vực khai thác khác. Bề ngoài của "Lão tử nê" có màu nâu tím hoặc nâu tím và màu tím đỏ (Hình 4-42), thành phần khoáng chất của nó về cơ bản giống như Tử nê thông thường, tuy nhiên thô hơn và chứa nhiều sắt hơn.
Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của "Lão tử nê" là: silicat (SiO2) 57,63%, oxit sắt (Fe2O3) 8,16%, nhôm oxit (Al2O3) 24,14%, Canxi oxit (CaO) 0,56% , oxit Magie (MgO) 0,70%, oxit kali (K2O) 1,65%, oxit natri (Na2O) 0,32%, hiệu suất nung (LOI) 5,30%. "Lão tử nê" có đặc tính ổn định, dễ kiểm soát, dễ tạo hình, phù hợp với các tác phẩm lớn nhỏ, là một trong những loại vật liệu khoáng tử sa được thị trường công nhận. Hàm lượng nhôm oxit cao hơn một chút so với tử nê thông thường nên dải nhiệt độ nung rộng, tỷ lệ co ngót nhỏ, khoảng 8%, độ ổn định tốt, nhiệt độ nung tốt nhất là 1190°C. Màu sắc khi nung chuyển từ nâu đỏ sang tím đen (như hình 4-43), sau khi nung có màu tím đen nên có người gọi là “Hắc tử nê”, dễ nhầm với "Tử gia nê" và "Hắc bính tử nê".
Khi mới sử dụng, "Lão tử nê" có hơi khô và se, sau khi pha trà một thời gian sẽ có độ bóng như dầu mỡ, đơn giản mà trang nghiêm, nhẹ nhàng thanh thoát thể hiện sự quyến rũ của Tử sa. "Lão tử nê" là một loại tử nê tốt để pha trà.
Nhận xét của người dịch: Có vẻ những ghi chép này của Lưu Ngọc Lâm nghiêng nhiều hơn đến tên một loại khoáng tên là "lão tử nê" mà người Trung Quốc đang gọi hơn là ảnh hưởng của thời gian ủ khoáng ảnh hưởng như thế nào đến khoáng tử sa. Về trải nghiệm, cho thấy việc ủ khoáng đủ lâu làm thay đổi khá nhiều về kết cấu, màu sắc và "độ phù hợp" của ấm tử sa khi pha trà. Tuy nhiên hiện vẫn chưa tìm được tài liệu nào viết về thời gian ủ khoáng tử sa, lí giải đầy đủ ủ bao nhiêu sẽ là khoáng lão, ủ bao nhiêu sẽ là khoáng "trung niên" , ủ bao lâu là khoáng "thanh niên" (^?^ haha) cho nên đây vẫn chỉ là ý kiến riêng do trải nghiệm của người dịch.
SG, 01/08/2021
(Lão Tà - An Nhiên Tịnh Quán, dịch từ "Dương Tiện minh sa thổ" của Lưu Ngọc Lâm)