TÌM HIỂU VỀ ĐOẠN NÊ (PHẦN 2): HOÀNG KIM ĐOẠN NÊ

Hoàng Kim đoạn nê, thường được gọi là Hoàng Kim Đoàn, được đặt tên là "Hoàng Kim Đoàn" vì Hoàng Kim đoạn nê là loại đất sét tinh khiết nhất trong dòng đất sét Đoạn nê, và màu của nó gần giống nhất với màu của vàng kim loại tinh khiết là Bổn sơn Đoạn nê. Chất lượng đất sét tốt nhất trong các loại đất sét.
Trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, không có cái gọi là Hoàng kim Đoạn nê, và những thứ gần gũi hơn được gọi là Lãnh Kim Hoàng, Quỳ Hoàng (vàng hướng dương) và Tỳ bà hoàng (màu vàng cây tì bà).
Đã có nhiều ý kiến ​​về loại Hoàng Kim đoạn nê trong một thời gian dài. Người phát hiện ra Hoàng kim đoàn tiêu biểu nhất là Lưu Ngọc Lâm, một chuyên gia nghiên cứu trong ngành. Vào đầu năm 2005, một vị khách háo hức đến gặp Lưu Ngọc Lâm và đưa cho ông xem một chiếc ấm Quỳ hoàng Bát Bảo Hồ màu vàng hướng dương (Quỳ Hoàng) mà theo anh ấy đánh giá là do Từ Hữu Toàn của thời nhà Minh chế tác. Sau khi nghiên cứu cẩn thận, Lưu Ngọc Lâm đã tìm kiếm thư viện vài lần, và không tìm thấy tài liệu nào tương tự. Vì nhu cầu của khách hàng và sự tín nhiệm của bản thân, Lưu Ngọc Lâm đã tự mình đi sâu vào mỏ khai thác Tử sa của núi Hoàng Long, đào bới, tìm kiếm cả buổi sáng nhưng không tìm thấy gì. Chán nản, ông đứng trên lưng núi Hoàng Long, trầm tư nhìn xuống cố đô gốm sứ ngày càng đổi thay và phát triển. Vừa định quay về, ông đào thêm mấy nhát cuốc ở lớp khoáng cạn bên cạnh, không ngờ lại tìm được một loại bùn khoáng chất cao cấp chưa từng thấy, sau khi lấy mẫu thử ông phát hiện đó chính là loại đất sét mà mình đang tìm kiếm, có thể nói rằng “Đi mòn gót sắt khắp dặm trường chẳng thấy, chẳng cần tốn công sức thì lại thấy cạnh bên”.
Khoáng Hoàng kim đoạn thực chất thuộc Đoạn nê Bắc Sơn, hình thành do chuyển động uốn nếp của đứt gãy dãy Hoàng Long Sơn, lật ngược thân quặng và do hiện tượng lật cục bộ của lớp quặng nên trữ lượng không lớn, sản lượng không nhiều, và trữ lượng hiện tại còn ít hơn nữa, điều này làm cho Lưu Ngọc Lâm rõ ràng hơn về phát hiện của mình. Hoàng Kim Đoàn hiện là loại bùn có chất lượng tốt cực kỳ quý hiếm. Sau khi Lưu Ngọc Lâm phát hiện ra lớp khoáng này, ông chỉ đào lẻ ​​tẻ vài trăm cân. Sau đó, khi có quy hoạch và xây dựng thành phố, và dụng cụ cơ giới mở ra bề mặt núi, những người dân gần đó đã đào bới tư nhân và bán chúng lẻ tẻ với giá rẻ. Sau khi Lưu Ngọc Lâm biết được điều đó, ông đã mua tất cả số đất sét này với giá gấp mấy lần, và mua được tổng cộng khoảng 10 tấn. Bởi vì trữ lượng tài nguyên khoáng sản của Hoàng kim đoàn tương đối khan hiếm, các thợ mỏ tư nhân cũng đào được ít hơn, và cũng chỉ có số ít người thu thập được. Theo các tư nhân khai thác lúc đó, tổng lượng đất sét khai thác được không quá 20 tấn. Lúc đầu, một số người cho rằng chất lượng của nó tốt hơn đất sét bình thường, nhưng họ không quan tâm lắm và không nhận ra giá trị thực sự của nó, và còn nhầm là đất sét thông thường, nên dù có vương vãi ra bên ngoài thì cũng có thể không. còn lại nhiều. Tác phẩm sớm nhất được làm bằng Hoàng kim Đoạn nê là của Hứa Diễm Xuân, một Nghệ nhân nghiên cứu viên cao cấp, công nghệ mỹ thuật sư, một đệ tử của bậc thầy nghệ thuật và thủ công đương đại Trung Quốc Cố Thiệu Bồi.

Hứa Diễm Xuân đã chọn nguyên liệu là khoáng Hoàng kim đoạn nê để chế tác tác phẩm được đặt tên là "Đông phương chi tử", được đăng trên trang đầu số 150 của tạp chí "Tuyển tập Bắc Kinh" vào tháng 6/2005. Sau đó, "Hoàng kim đoạn nê" dần dần được công nhận trong ngành. Quặng nguyên thủy của Hoàng kim đoạn nê được tạo ra từ Long cốt của núi Hoàng Long, dưới lớp đất bề mặt, và trong rãnh nằm giữa hai bức tường đá (như trong Hình 6-13), nguyên nhân là do sự lật ngược của thân quặng. Phần chôn lấp nông, lớp đất sét khoáng cũng nông, nhìn chung chỉ có độ dày từ 10 - 20 cm, dày hơn không quá 50 cm, phân bố theo hình chuỗi và lẫn với các loại đất sét khoáng khác, khó khai thác và chỉ có thể được lựa chọn, tách lọc cẩn thận. Quặng thô có màu xanh lục nhạt, cấu trúc dạng vảy, bề mặt cắt mịn và tinh khiết, màu sáng bóng, có vân ngọc bích, bề mặt quặng thô thỉnh thoảng có màu đỏ giống gỉ sắt (Hình 6-14) . Thành phần khoáng vật là cao lanh, hydromica, thạch anh, argillaceous và một lượng nhỏ ôxít sắt. Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm của các mẫu được gửi để kiểm tra là: silic monoxit (SiO) 52,84%, nhôm oxit (Al2O3) 28,71%, sắt oxit (Fe2O3) 3,83%, Titan Oxit (TiO2) 1,06%, Magie Oxit (MgO) 0,81%, Canxi Oxit (CaO) 0,98%, Kali Oxit (K2O) 1,75%, Natri Oxit (Na2O) 0,13%. Độ co khi nung (LOI) 9,73%. Hoàng kim đoạn nê có hàm lương Sillic thấp hơn Đoạn nê thường nhưng hàm lượng nhôm cao tới 28,71% nên nhiệt độ nung tương đối cao:
- Nhiệt độ 1130 ℃ ~ 1150 ℃, màu vàng nhạt, tiết diện thô, âm thanh hơi giòn;
- Nhiệt độ 1150 ℃ ~ 1170 ℃, màu xám vàng với các đốm nâu đỏ, phân bố đồng đều, tiết diện đặc, âm thanh vang và đanh;
- Nhiệt độ 1170 ℃ ~ 1190 ℃, màu vàng, đỏ đốm nâu tăng lên, phân bố đồng đều, âm thanh nhỏ gọn, sắc nét;
- Nhiệt độ 1190 ℃ ~ 1210 ℃, xanh lục vàng, đậm đặc, rõ nét, đốm đen tăng;
- Nhiệt độ 1210 ℃ ~ 1230 ℃, vàng và xanh lam, đôi khi xuất hiện các vết nứt song song với bề mặt tác phẩm.
Hàm lượng Fe2O3 và TiO2 trong bùn Hoàng kim đoạn nê rất phù hợp với sự thay đổi màu sắc của trioxit sắt và oxit titan ở các giai đoạn nhiệt độ nung tương ứng, sau khi nung bề ngoài sản phẩm có màu vàng vàng tinh khiết. Chất lượng khoáng tốt là rất quan trọng tuy nhiên khó có thể đạt được kết quả như ý nếu nhiệt độ không được kiểm soát tốt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất của "Hoàng kim đoạn nê", quá trình nung phải được thực hiện liên tục và phải được nung từ điểm nhiệt độ thấp đến điểm nhiệt độ cao (nghĩa là hiển thị màu sắc của quặng ban đầu), sau đó quay trở lại đến nhiệt độ nung chuẩn để nung hoàn thiện. Nếu nung ngay ở điểm nhiệt độ nung chuẩn ngay từ đầu thì màu không trong, dễ xảy ra hiện tượng “nhả đen” khi pha trà. Do hàm lượng sắt trong Hoàng kim đoạn nê ở mức hợp lý và được kiểm soát nhiệt độ tốt nên Hoàng kim đoạn sau khi nung có các đốm nâu đỏ, phân bố đều, sau thời gian sử dụng thì màu vàng trở nên vàng hơn và chuyển sang màu nâu đỏ. Các đốm trở nên đỏ hơn. Giống như các Ấm tử sa khác, các đốm sẽ chuyển sang màu đen. Hàm lượng kali oxit và natri oxit trong Hoàng kim đoạn thấp nên độ bóng nước của tác phẩm không thể hiện rõ, phải sử dụng lâu mới bộc lộ hết được hết vẻ đẹp của Hoàng kim đoạn nê. Hiện nay, trên thị trường có không ít tác phẩm được đóng hoặc tự xưng là Hoàng kim đoạn nê, và hầu hết chúng đều được làm bằng cách phối trộn nhân tạo. Cảm nhận chung của những người trong nghề là màu tác phẩm không được tinh khiết, bùn thô, hạt thô và đen, sử dụng lâu không lên nước và bộc lộ được vẻ đẹp. Trong mỏ Hoàng Long Sơn hiện không còn Hoàng kim đoạn nữa, người mua cũng không dễ dàng tìm thấy trên thị trường, Hoàng kim đoạn nê càng trở nên quý giá.
SG, 20/07/2021
(Lão Tà dịch từ sách "Dương Tiện Minh Sa Thổ" - Lưu Ngọc Lâm)
1 0 4,135 3.66667
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết