Tìm hiểu về ĐOẠN NÊ (phần 1): ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐOẠN NÊ

Đoạn nê cũng là một trong ba loại đất sét Tử sa Nghi Hưng chính. Đoạn Nê còn có tên là "Đoàn nê ", do ở núi Hoàng Long có một ngọn đồi nhỏ gọi là "Đoàn Sơn", nên bùn do "Đoàn Sơn" sinh ra được gọi là "Đoàn nê". Bởi vì "Đoạn" và "Đoàn" có cách phát âm giống nhau trong phương ngữ Nghi Hưng, "Đoạn nê" còn được gọi là "Đoàn nê". Một số ý kiến khác thì cho rằng không có "Đoàn Sơn" ở núi Hoàng Long, cái gọi là "Đoàn Sơn" chính là "Đài Sơn" của Đài Tây, cách phát âm của "Đài" và "Đoàn" cũng giống nhau, ý kiến này cũng cần kiểm chứng.
Trong các triều đại nhà Minh, nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc, không có cái tên gọi là "Đoạn Nê". Đoạn nê trước đây được gọi là" Lão nê ". Trong sách "Dương Tiện Minh Hồ Hệ" (Dương Tiện là tên gọi cũa của Nghi Hưng) của Chu Cao Khởi, trong thời nhà Minh, có ghi:" Đoạn nê xuất xứ từ Đoạn Sơn, đồ gốm là bạch sa điểm những ngôi sao, giống như ngọc trai, với màu thiên thanh, xám đá và màu vàng, nhạt và tối. "Bạch sa điểm sao, như ngọc" là đặc điểm nổi bật của các sản phẩm Đoạn nê. Trong thời nhà Minh và nhà Thanh, các tác phẩm bằng đất Đoạn nê chủ yếu sử dụng đồ dùng hàng ngày và để vẽ phong cảnh thiên nhiên, chẳng hạn như bạch diêu, lãnh kim hoàng bì lê, Hoàng quỳ, tùng hoa... Thời Trung Hoa Dân Quốc, Trong sách "Dương Mỹ Sa Hồ Đồ Khảo" của Lý Cảnh Khang phân loại Đoạn Nê thành Bạch Sa và Hoàng Sa: "Bạch sa gồm có bạch nê, bạch định diêu; và Hoàng sa gồm có Lãnh kim hoàng, Hoàng quỳ, Hoàng Tùng Hoa và Đậu Bích. Mặc dù sự biến đổi màu sắc là do khoáng tự nhiên của núi tạo ra, nó cũng đi kèm với sự khéo léo của việc việc chế tác đồ gốm. "Theo ghi chép cổ, tác phẩm của Đoạn nê xuất hiện vào thời Vạn Lịch của nhà Minh, và tương đối hiếm vào cuối nhà Minh và đầu nhà Thanh. Trong và sau thời kỳ nhà Thanh, có rất nhiều sản phẩm chế tác từ đất sét lấy từ núi Đoàn, có màu khô và sẫm màu. Trong sách "Dương mỹ sa hồ đồ khảo" (阳美砂壶图考) thường được gọi là Bạch sa và sản phẩm Bạch nê. Trên thực tế, bây giờ là Đoạn sa và Bạch nê. Đoạn nê là một thuật ngữ chung được người hiện đại sử dụng để chỉ một loại đất sét có màu hơi vàng và vàng nhạt sau khi nung, không dùng để chỉ một loại đất sét duy nhất cụ thể nào. Nguyên liệu khoáng sản của Đoạn nê, dù là quặng thô hay quặng nung, màu tổng thể là vàng nhạt, trơn và trang nhã. Giống như đoá hoa sen trong hồ nước, đẹp đẽ và thơm tho và nó được gọi là "Tố Tâm Tố Diện". Xét từ góc độ hình dạng và công năng của đất sét, đại khái có hai loại đất sét: Một là bạch nê (đất sét trắng); Hai là khoáng chất cộng sinh; từ đặc điểm hình dạng của khoáng quặng thô, có Lục nê, Chi ma nê và Bạch chi ma nê...; Từ hình dáng và màu sắc của các sản phẩm gốm sau nung, có Hoàng kim đoạn nê, Mễ hoàng đoạn nê, Thanh đoạn nê, Lão đoạn nê... Ngoài ra, Mặc lục nê (một loại khoáng phối do sự phối trộn nhiều loại khoáng tử sa) cũng được xếp vào phân loại Đoạn nê.

Về mặt địa chất, đất sét Đoạn nê được tạo ra trong hệ thượng tầng Wutong, Thượng kỷ Devon và hệ thống địa tầng Mao Sơn, nhóm Trung-Hạ. Bùn Đoạn nê trong Hệ tầng Wutong chủ yếu có màu xám trắng, xám đen và xám đen. Các điều kiện khoáng hóa là các điều kiện khử hoặc khử mạnh, và màu sắc của nó là do chất hữu cơ hoặc Sắt sunfua phân tán; Có nhiều lớp trong nhóm địa tầng Mao Sơn, nó có màu xanh lục nhạt, xanh xám và xanh lục nhạt. Điều kiện khoáng hóa là oxy hóa yếu hoặc khử yếu. Màu sắc là do khoáng silicat có chứa ion sắt hóa trị hai (Fe2+).
Về mặt địa lý, tại khu vực khai thác đất sét gốm Nghi Hưng nguyên thủy hoặc địa điểm khai thác khác, các mỏ khoáng Bạch sa hoặc mỏ đất sét trắng (Bạch nê) đều có thể chế tạo ra đất sét. Trong số đó, khu vực khai thác Hoàng Long Sơn ở thị trấn Đinh Thục là khu vực sản xuất chính của đất sét chất lượng cao trên đất Tử sa Nghi Hưng. Theo quan điểm phân bố các mỏ khoáng sản, Bạch nê và bùn màu be có tính chất gần với đất sét trắng chủ yếu được tạo ra giữa vùng sa thạch thạch anh ở gần hoặc gần sườn núi (Hình 6-3), kéo dài đến cánh sườn núi.
Phần đất sét khoáng cộng sinh phân bố chủ yếu dưới mái trầm tích, phần trên của lớp Tử nê (như hình 6-4) được trộn một phần trong lớp Tử nê. Đất sét ở khu vực Hoàng Long Sơn chủ yếu phân bố dưới mái của trầm tích Hoàng Long Sơn giữa Lục nê và Tử nê, nó là một loại đất khoáng cộng sinh được hình thành tự nhiên gồm Lục nê và Tử nê. Nó có các đặc điểm của Lục nê và Tử nê, đặc tính của nó có xu hướng là Lục nê. So với đất sét ngoại sơn, đất sét từ khu vực Hoàng Long Sơn chứa nhiều phần Tử nê hơn. Các khu vực khai thác khác hoặc các mỏ ngoài khu vực tạo ra đất sét ngoại sơn có ít Tử nê hơn hoặc thậm chí không có Tử nê. Tính chất sẽ gần với Bạch nê hơn. Bề ngoài quặng Đoạn nê có màu xám nhạt, xanh lục nhạt, xám trắng xen lẫn lục lam, xám xanh xen lẫn các đốm nâu hoặc đỏ, cấu trúc dạng khối hoặc dạng vảy, cấu trúc dạng đất sét - đất sét, đặc, không cứng.
Các thành phần khoáng chất chính của đất sét Đoạn nê là Hydromica, cao lanh, thạch anh, pyrophyllit và các mảnh mica, sắt... Thành phần hóa học chính và hàm lượng phần trăm là: Sillic dioxide (SiO2) 55%-65%, Nhôm oxide (Al2O3) 25%-27%, và Sắt Oxide (Fe2O3) 1%-4%, Titian Oxide (TiO2) là khoảng 1%, Magie Oxide (MgO) gần 1%, Canxi Oxide (CaO) gần 1%, Kali Oxide (K2O) là 1,7% ~ 2,5%, Natri Oxide (Na2O) Khoảng 0,1%, độ co khi nung (LOI) là 7,63%.

Kết quả phân tích thành phần hóa học của Đoạn nê cho thấy hàm lượng Sillic trong đất sét Đoạn nê tương đối cao, thường trên 60%, thậm chí có nơi gần 70%. Đoạn nê có hàm lượng thạch anh phong phú, đặc nhưng không cứng, ảnh hưởng đến độ dẻo của nó. Hàm lượng tổng thể của ôxít nhôm cũng cao, thường trên 24%, hoặc thậm chí cao tới 30%. Điều đó làm cho nhiệt độ nung cao hơn một cách rõ ràng, nhưng do các yếu tố như đặc tính của đất sét và hiệu ứng bề mặt sản phẩm sau nung , nhiệt độ nung thực tế thường được kiểm soát trong khoảng 1170C ~ 1200 ℃, cao hơn Hồng nê và thấp hơn Tử nê. Hàm lượng sắt trong Đoạn nê tương đối thấp, thường khoảng dưới 2%, nếu cao hơn 2% thì màu sẽ ngả vàng và sẫm hơn. Titan oxit đóng vai trò tăng cường màu sắc. Màu sắc của đất sét được đốt cháy trong môi trường oxy hóa thay đổi từ vàng nhạt sang vàng đỏ, vàng đậm và nâu vàng. Trong điều kiện nhiệt độ cao hoặc trong môi trường khử, nó trở nên hơi vàng đến xanh lục, chuyển sang màu xám. Đất sét bạch nê, do hàm lượng ôxít sắt thấp, khoảng 1%, khi cháy có màu trắng xám, ngả sang xám, tro chuyển sang màu xanh lục (Hình 6-7); Bạch sa, Mễ hoàng nê và Bổn sơn lục nê... do hàm lượng ôxít sắt tương đối vừa phải, gần 2% nên khi nung có màu vàng nhạt, sau chuyển sang vàng, vàng đậm rồi chuyển sang vàng xanh (Hình 6-8) ; Trong đất sét khoáng cộng sinh, một số thành phần của khoáng tương đối gần với lớp Tử nê, hoặc thậm chí lẫn trong lớp Tử nê, và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lớp Tử nê. Hàm lượng oxit sắt tương đối cao, dao động từ 3%-4% Sau khi nung màu sắc bề ngoài là đỏ nhạt, chuyển sang nâu, nâu vàng (như hình 6-9), thường được gọi là Lão nê (lão đoạn nê).
Do ảnh hưởng của điều kiện địa chất và khoáng hóa, chất lượng và hiệu suất của đất sét từ các khu vực và tầng khai thác khác nhau sẽ khác nhau. Do sự khác biệt về tỷ lệ, nhiệt độ nung khác nhau và số lần nung, kết quả thu được về màu sắc và độ bóng cũng khác nhau, những gì trong bài viết này cho thấy chỉ là một số đặc điểm chung của Đoạn nê, và các đặc điểm riêng biệt cần được khám phá thêm. Tác phẩm đoạn nê rất khó nung, nếu không nung đúng cách sẽ rất dễ bị “hắc hóa”, “lộ thiên”. Nói chung, đất sét của phần quặng ban đầu phải được nung để biến đổi hết màu quặng ban đầu ở lần một, và sau đó được nung lần hai. Hiện tượng "ám đen" là do các hạt đất sét Tử nê trong Đoạn nê. Hàm lượng Oxide Kali và Oxide Natri trong đoạn nê tương đối thấp, khả năng trợ dung (khả năng hỗ trợ giảm nhiệt độ nóng chảy của Sillic Oxide) tương đối yếu nên mức độ thiêu kết không cao, mức độ thủy tinh hóa tương đối thấp, màu bề mặt xỉn không trong, hiệu quả không rõ ràng như Tử nê và các sản phẩm Hồng nê. Đất sét được tạo ra ở núi Hoàng Long được gọi chung là đất sét Bổn Sơn. Đất sét được khai thác ở ngọn núi này là loại đất sét tiêu biểu nhất trong các loại đất sét tử sa. Một phần đất sét ở núi Hoàng Long được đặt một cái tên riêng do đặc điểm riêng của nó.(Còn tiếp).
SG, 20/07/2021.
(Lão Tà dịch từ sách Dương Tiện minh sa thổ - Trương Ngọc Lâm).
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết