KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 4): CÁC ỨNG DỤNG TRANG TRÍ CỦA CHẤT LIỆU TỬ SA
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH PHỦ BỀ MẶT
Sau khi khoáng vật Tử sa được nghiền đến một độ mịn nhất định, nó có thể được sử dụng làm lớp phủ bề mặt của tác phẩm Tử sa, được gọi là lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt được làm từ nguyên liệu khoáng tự nhiên. Sau khi nung cho màu sắc tươi sáng, tự nhiên, kết cấu ẩm và sáng mờ. Ngoài việc được sử dụng làm lớp phủ bề mặt, nghệ nhân cũng có thể dùng dao để khắc các họa tiết khác nhau trên lớp đất phủ bề mặt này sao cho màu cơ bản của phần thân lộ ra ngoài và các họa tiết hai màu có thể hiển thị trên bề mặt của sản phẩm. Đất sét phủ bề mặt cũng có thể được sử dụng để tạo màu hoa văn sau khi chạm khắc đồ gốm, hoặc nó có thể được sử dụng để phun tạo hoa văn khác nhau theo mong muốn.
TRANG TRÍ BẰNG GIẢO NÊ (XOẮN ĐẤT)
Giảo nê được tạo thành tương tự như quá trình xoắn gốm thời Đường. Hai hoặc nhiều loại đất Tử sa có chất lượng tương tự và màu sắc khác nhau được sắp xếp theo thứ tự hoặc không có trật tự, được nhào trộn với nhau theo những kĩ thuật đặc biệt để chế tạo đất sét tử sa. Đất sét Tử sa sau đó được chia thành các khối, cuối cùng các khối đất sét tử sa này được đem chế tác thành tác phẩm Tử sa. Những tác phẩm được chế tác từ đất sét xoắn rất sắc nét, rõ ràng và đồng nhất từ trong ra ngoài. Sản phẩm thu được rất tự nhiên và chân thực, không thể tái tạo.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH KHẢM
Khảm đất bắt đầu từ phôi sản phẩm của đồ gốm được chế tác ban đầu. Nó sử dụng các màu sắc khác nhau của đất Tử sa hoặc các mảng giảo nê... và sử dụng các phương pháp sản xuất đất tử sa và đất khảm khác nhau để hoàn thành việc khảm một số vật liệu đất để tạo thành những mẫu hoa văn đều đặn, chỉnh chu, sắc nét và đa dạng, phong phú về hoa văn, hoạ tiết.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH THẾP-DÁN
Thếp - dán là việc sử dụng một mảnh tử sa đồng chất hoặc có màu sắc khác với phôi tác phẩm, tạo hình trước các chi tiết, sau đó trang trí tác phẩm bằng cách dán ghép, cuối cùng là sử dụng các kỹ thuật như chạm khắc để hoàn thành hình dạng tổng thể như mong muốn.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH VẼ BÙN (NÊ HỘI)
Những tác phẩm được vẽ bằng đất Tử sa phổ biến vào đầu triều đại nhà Thanh. Chúng được dùng bùn màu và chạm khắc để vẽ thư pháp và khắc thư pháp trên bề mặt của thân tác phẩm tử sa. Sự thay đổi độ dày của bề mặt đất sét mang lại cảm giác phân cấp và chiều sâu rõ ràng cho bức tranh. Nó là một hình thức nghệ thuật kết hợp chế tác Tử sa, hội họa và thư pháp Trung Quốc.
Bản thân những tác phẩm được chế tác từ nguyên liệu tử sa đã có sức hút lớn về nghệ thuật. Đó là sức hút của chính chất liệu Tử sa cộng với trình độ, tay nghề chế tác của nghệ nhân, tác phẩm có thể đạt được hiệu ứng nghệ thuật tổng thể tốt nhất, góp phần giúp cho cho tác phẩm truyền tải nghệ thuật về cả hình dáng, tinh thần và trí lực. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua sức hút của chất liệu Tử sa dùng để trang trí. Một số tác phẩm có thể sử dụng nhiều kỹ thuật trang trí cùng một lúc. Miễn là được sử dụng đúng cách, chúng có thể đạt được mức độ kết hợp cao giữa hình dáng và trang trí của tác phẩm tử sa. Không chỉ có thể nâng cao đặc tính nghệ thuật mà còn mở rộng khả năng phù hợp của nó với những người có sở thích khác nhau. Hơn nữa, đất sét Tử sa được sử dụng để trang trí là một vật liệu khoáng tự nhiên. Sau khi được nung ở nhiệt độ cao, màu sắc thu được dịu dàng, cổ kính và thâm trầm. Các nghệ nhân Tử sa đã làm việc và sáng tạo chăm chỉ, không biết mệt mỏi để phản ánh vẻ đẹp của chất liệu và sản phẩm tử sa từ nhiều khía cạnh.
SG, 18/07/2021
(Lão Tà dịch từ KHOÁNG SẢN TỬ SA NGHI HƯNG)
Sau khi khoáng vật Tử sa được nghiền đến một độ mịn nhất định, nó có thể được sử dụng làm lớp phủ bề mặt của tác phẩm Tử sa, được gọi là lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt được làm từ nguyên liệu khoáng tự nhiên. Sau khi nung cho màu sắc tươi sáng, tự nhiên, kết cấu ẩm và sáng mờ. Ngoài việc được sử dụng làm lớp phủ bề mặt, nghệ nhân cũng có thể dùng dao để khắc các họa tiết khác nhau trên lớp đất phủ bề mặt này sao cho màu cơ bản của phần thân lộ ra ngoài và các họa tiết hai màu có thể hiển thị trên bề mặt của sản phẩm. Đất sét phủ bề mặt cũng có thể được sử dụng để tạo màu hoa văn sau khi chạm khắc đồ gốm, hoặc nó có thể được sử dụng để phun tạo hoa văn khác nhau theo mong muốn.
TRANG TRÍ BẰNG GIẢO NÊ (XOẮN ĐẤT)
Giảo nê được tạo thành tương tự như quá trình xoắn gốm thời Đường. Hai hoặc nhiều loại đất Tử sa có chất lượng tương tự và màu sắc khác nhau được sắp xếp theo thứ tự hoặc không có trật tự, được nhào trộn với nhau theo những kĩ thuật đặc biệt để chế tạo đất sét tử sa. Đất sét Tử sa sau đó được chia thành các khối, cuối cùng các khối đất sét tử sa này được đem chế tác thành tác phẩm Tử sa. Những tác phẩm được chế tác từ đất sét xoắn rất sắc nét, rõ ràng và đồng nhất từ trong ra ngoài. Sản phẩm thu được rất tự nhiên và chân thực, không thể tái tạo.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH KHẢM
Khảm đất bắt đầu từ phôi sản phẩm của đồ gốm được chế tác ban đầu. Nó sử dụng các màu sắc khác nhau của đất Tử sa hoặc các mảng giảo nê... và sử dụng các phương pháp sản xuất đất tử sa và đất khảm khác nhau để hoàn thành việc khảm một số vật liệu đất để tạo thành những mẫu hoa văn đều đặn, chỉnh chu, sắc nét và đa dạng, phong phú về hoa văn, hoạ tiết.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH THẾP-DÁN
Thếp - dán là việc sử dụng một mảnh tử sa đồng chất hoặc có màu sắc khác với phôi tác phẩm, tạo hình trước các chi tiết, sau đó trang trí tác phẩm bằng cách dán ghép, cuối cùng là sử dụng các kỹ thuật như chạm khắc để hoàn thành hình dạng tổng thể như mong muốn.
TRANG TRÍ BẰNG CÁCH VẼ BÙN (NÊ HỘI)
Những tác phẩm được vẽ bằng đất Tử sa phổ biến vào đầu triều đại nhà Thanh. Chúng được dùng bùn màu và chạm khắc để vẽ thư pháp và khắc thư pháp trên bề mặt của thân tác phẩm tử sa. Sự thay đổi độ dày của bề mặt đất sét mang lại cảm giác phân cấp và chiều sâu rõ ràng cho bức tranh. Nó là một hình thức nghệ thuật kết hợp chế tác Tử sa, hội họa và thư pháp Trung Quốc.
Bản thân những tác phẩm được chế tác từ nguyên liệu tử sa đã có sức hút lớn về nghệ thuật. Đó là sức hút của chính chất liệu Tử sa cộng với trình độ, tay nghề chế tác của nghệ nhân, tác phẩm có thể đạt được hiệu ứng nghệ thuật tổng thể tốt nhất, góp phần giúp cho cho tác phẩm truyền tải nghệ thuật về cả hình dáng, tinh thần và trí lực. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua sức hút của chất liệu Tử sa dùng để trang trí. Một số tác phẩm có thể sử dụng nhiều kỹ thuật trang trí cùng một lúc. Miễn là được sử dụng đúng cách, chúng có thể đạt được mức độ kết hợp cao giữa hình dáng và trang trí của tác phẩm tử sa. Không chỉ có thể nâng cao đặc tính nghệ thuật mà còn mở rộng khả năng phù hợp của nó với những người có sở thích khác nhau. Hơn nữa, đất sét Tử sa được sử dụng để trang trí là một vật liệu khoáng tự nhiên. Sau khi được nung ở nhiệt độ cao, màu sắc thu được dịu dàng, cổ kính và thâm trầm. Các nghệ nhân Tử sa đã làm việc và sáng tạo chăm chỉ, không biết mệt mỏi để phản ánh vẻ đẹp của chất liệu và sản phẩm tử sa từ nhiều khía cạnh.
SG, 18/07/2021
(Lão Tà dịch từ KHOÁNG SẢN TỬ SA NGHI HƯNG)