Lịch sử và nguồn gốc trà Thái Nguyên

Trà Thái Nguyên là loại trà xanh đặc sản của vùng đất Thái Nguyên - một tỉnh ở vùng trung du phía Bắc nước ta. Trà Thái Nguyên còn được gọi là chè Thái Nguyên, trà Thái, chè bắc Thái, trà Tân Cương... đây được xem là loại trà ngon và nổi tiếng nhất của Việt Nam. Nó không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe mà còn là một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của đất nước Việt Nam ta.

Lịch sử và nguồn gốc trà Thái Nguyên

Không có nhiều sử sách ghi lại lịch sử và nguồn gốc trà Thái Nguyên. Nhưng theo Văn Minh Trà Việt của tác giả Trịnh Quang Dũng, vợ của vua Hùng là người đã có công tìm kiếm, thuần hóa những cây trà hoang về dạy cho dân trồng. Truyền thuyết này góp phần vào nhận định của một số chuyên gia về sự xuất hiện đầu tiên của cây trà vườn tại Phú Thọ.

Theo tương truyền trong dân gian, ông Vũ Văn Hiệt (1883 - 1945) là người tiên phong mang giống trà từ Phú Thọ về Thái Nguyên. Nhờ hợp với thổ nhưỡng, cây trà phát triển rất tốt tại vùng đồi thấp của Tân Cương. Thành phẩm có chất lượng rất cao. Người dân nơi đây dần dần chuyển sang trồng trà làm thu nhập chính. Cụ Hiệt chính là người có công cải thiện đời sống người dân Thái Nguyên. Đồng thời, nâng tầm thức trà Tân Cương nổi tiếng lẫy lừng. Các thương lái đến từ Ấn Độ, Trung Quốc thường tìm đến ông mua trà. Để ghi nhận những đóng góp của cụ, người dân suy tôn ông là “ông tổ chè Tân Cương”.

Cho đến nay, trồng và sản xuất, chế biến trà là hình thức phát triển kinh tế nổi bật tại vùng đất Thái Nguyên. Trà Thái Nguyên trở thành thứ đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến địa danh này.

Các giống trà tại Thái Nguyên

Trà đinh

Trà đinh còn được gọi là trà đinh ngọc thái nguyên. Đây là loại trà cao cấp thường được tiến vào cung để vua, chúa thưởng thức. Trà được chế biến một cách công phu, tỉ mỉ. Từng đọt trà non được tuyển chọn vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng. Không chỉ thế, công đoạn sản xuất trà đinh cũng vô cùng cầu kỳ. Những nghệ nhân làm trà đòi hỏi phải tâm huyết và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Có thế mới làm ra được loại trà tinh túy đệ nhất vùng chè Thái Nguyên. Trà đinh uống vào có vị hơi chát, sau mới có vị ngọt, thơm mát. Đây chính là điểm đặc biệt của nó khiến người ta nhớ mãi sau một lần thử.

Trà móc câu

Trà móc câu mang bản chất trà xanh Thái Nguyên thuần túy. Nguyên liệu làm trà là những búp trà non 1 tôm, 2 lá. Sau khi chế biến, cánh trà xoăn lại như hình chiếc móc câu. Trà móc câu có 2 loại:

Trà móc câu hảo hạng làm từ búp trà 1 đọt, 2 lá. Nước trà có màu vàng chanh. Sau khi uống vào có vị ngọt sâu, chát nhẹ.

Trà móc câu đặc biệt (thượng hạng) làm từ búp trà 1 đọt, 2 lá non liền kề. Quy trình chế biến khắt khe hơn để cho ra cánh trà nhỏ như móc câu. Vị của nó chát dịu, sau vị ngọt bùi, ngậy. Giá của trà móc câu đặc biệt thường cao hơn trà móc câu hảo hạng. Trà móc câu là loại trà ngon tại được dùng phổ biến tại Việt Nam.

Trà nõn tôm

Với trà nõn tôm, bất kỳ ai cũng không thể cưỡng lại cái hương vị ngọt thanh đó. Trà được làm từ đọt non 1 tôm, 1 lá. Người ta thường hái vào hôm thời tiết đẹp, nắng vừa phải thì lá trà mới là ngon nhất. Cánh trà sau khi chế biến thường nhỏ, mỏng và xoăn tít. Nõn trà nhỏ hơn đầu tăm và được bện chặt vào nhau. Trà nõn tôm chuẩn thường có màu xanh hơi mốc, thoang thoảng mùi hương cốm. Khi pha, nước trà có màu vàng xanh. Lúc đầu uống có vị chát dịu, về sau thì ngọt thanh hơn. Thưởng trà nõn tôm phải từ từ thì mới cảm nhận được tất cả vị ngon của trà cùng tấm lòng của các nghệ nhân.

Trà sen

Trà sen là loại trà hội tụ tất cả sự cầu kỳ, chi tiết, tỉ mỉ, tinh tế từ bước chọn nguyên liệu đến cách chế biến. Những lá trà sau khi được chọn lựa kỹ càng được ướp bên trong những bông hoa sen. Mùi hương cốm của trà hòa quyện cùng mùi hương dịu dàng, tinh khiết của hoa sen tạo nên một thứ trà tuyệt hảo. Ngoài hương vị độc đáo, người ta còn tìm đến trà sen bởi công dụng của nó. Không những chữa chứng mất ngủ, giảm căng thẳng… mà còn giúp nuôi dưỡng làn da trắng sáng, mịn màng. Uống chè sen sẽ khiến bạn có tinh thần tốt hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Tác dụng của chè Thái Nguyên

Chống lão hóa

Trong chè có chứa một lượng polyphenol. Chất này giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó, da dẻ căng mịn, trắng sáng hơn. Chính vì thế, chè như một vị “thần dược” ngăn ngừa lão hóa. Các tinh chất trong lá chè sẽ thúc đẩy quá trình phát triển các tế bào mới. Vì vậy, chè tươi còn có tác dụng phục hồi làn da hư tổn do ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

Ngừa các bệnh ung thư

Chè còn cải thiện hệ miễn dịch giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Tất cả là nhờ các chất chống oxy hóa có trong chè. Bao gồm: ca carotene, quercetin, EGCG, flavonoid, vitamin C.

Ngừa các bệnh tim mạch

Theo các nhà khoa học, tỷ lệ những người uống nước chè có nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch thấp hơn 31% so với người không uống. Bởi các chất chống oxy hóa từ chè có khả năng làm sạch các mạch máu. Bên cạnh đó, giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, còn giúp ngăn các hạt LDL không bị oxy hóa. Nhờ thế, giảm thiểu tối đa các tác nhân gây ra bệnh tim mạch.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Chất caffeine trong chè làm tăng hiệu suất vật lý. Chất béo được đốt cháy theo cơ chế sử dụng axit béo có sẵn làm năng lượng. Tốc độ trao đổi chất sau khi dùng chè cũng được cải thiện rõ rệt. Theo nghiên cứu, uống chiết xuất trà xanh giúp đốt cháy hơn 4% lượng calo trong cơ thể một người đàn ông khỏe mạnh. Bên cạnh đó, quá trình oxy hóa chất béo tăng lên đến 17%.

Giảm hôi miệng

Các mảng bám hình thành trên răng do vi khuẩn streptococcus là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng sâu răng. Lượng catechin có trong trà sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn này. Tuy không có tác dụng trị bệnh sâu răng, nhưng nó có thể giảm mùi hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng.

Ngừa bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh tiểu đường loại 2 sinh ra do cơ thể kháng insulin khiến hàm lượng đường trong máu tăng quá cao. Trà xanh có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin. Vì vậy, nó giúp giảm đến 18% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cải thiện các chức năng não bộ

Caffeine trong trà có không nhiều nhưng vừa đủ làm tỉnh táo não bộ. Nó ngăn chặn adenosine - chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Từ đó, kích thích não bộ tạo ra các tế bào thần kinh. Đồng thời, tăng nồng độ của các chất dẫn truyền. Ngoài ra, axit amin L-theanine chứa trong trà có khả năng cải thiện hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA. Nhờ vậy, uống trà có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu. Dù không có tác dụng mạnh như cà phê, nhưng trà đem lại hiệu quả lâu dài hơn và không gây tác dụng phụ.

Uống Trà Thôi
(Theo Tạp Chí Kinh Tế)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết