Tuổi thơ Tây Bắc qua tranh vẽ họa sĩ dân tộc Mường

Chân dung trẻ em vùng cao được khắc họa bình yên qua nét cọ của Bùi Văn Tuất.

Tác giả sử dụng phong cách trực họa (vẽ trực tiếp khi quan sát chủ thể). Anh là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở vùng rừng núi Ba Vì.

"Tuổi thơ của tôi là những buổi trưa trốn ngủ, hái sim ăn tím cả miệng rồi tồng ngồng tắm suối. Tồng ngồng vì quần áo phải cởi ra, giữ cho khô kẻo về nhà ốm đòn", anh kể.

Chân dung là thể loại họa sĩ ưa chuộng nhất. Anh hay chọn các góc khai thác bình dị của cuộc sống thường nhật, như các bức: "Một ngày như thế", "Không gian trong bếp", "Bên hiên nhà"...

Anh kể những khuôn mặt trẻ thơ ở Tây Bắc đi cả vào trong giấc mơ của anh khi xuống Hà Nội học. "Sắn đồi, khoai mật, sim rừng, nước suối khiến cái gốc Mường bám chặt vào tôi hơn. Sau này, kem bờ Hồ, cơm gạo trắng, nước máy, nhà cao tầng... cũng không thể làm phai nhạt đi".

Trẻ em Tây Bắc luôn là cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của Bùi Văn Tuất. Mỗi dịp rảnh rỗi, anh đều về vùng cao, vác theo giá vẽ để ôn lại tuổi thơ.

Uống Trà Thôi
(Sưu Tầm, Nguồn: vnexpress)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết