KHOÁNG TỬ SA PHỐI (PHẦN 1) - KHOÁNG TỬ SA PHỐI KHOÁNG TỬ SA
KHOÁNG TỬ SA PHỐI KHOÁNG TỬ SA
Ngoài việc sử dụng các loại khoáng tử sa đơn lẻ thông thường, việc phối trộn các loại khoáng tử sa sa với nhau giúp làm phong phú thêm hình thức và màu sắc của vật liệu Tử sa, đồng thời đáp ứng nhu cầu thay đổi quy trình chế tác và thiết kế những kiểu dáng sáng tạo mới, hoặc do thiếu một số khoáng Tử sa hoặc mong muốn thay đổi chất lượng của khoáng Tử sa. Dẫn đến nhu cầu phối trộn các loại khoáng tử sa với nhau hoặc tử sa với đất sét. Khoáng Tử sa phối là là khoáng tử sa trộn hai hoặc nhiều loại khoáng tử sa với nhau hoặc khoáng tử sa với đất sét khác nhau với nhau, theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra nhiều hiệu ứng và màu khoáng mới sau khi nung.
Ví dụ, Lục nê và Hồng nê có thể phối với nhau để tạo màu vàng.
Trộn khoáng với khoáng cũng có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi quy trình chế tác và mẫu ấm tử sa thiết kế sáng tạo mới, tránh những thiếu sót của một loại khoáng đơn lẻ ở một số khía cạnh nhất định.
Ví dụ, thêm một lượng thích hợp khoáng tử sa vào đất sét đỏ hồng nê có thể làm giảm độ co ngót và biến dạng của phôi ấm, đồng thời giảm nguy cơ hỏng khi nung.
Một vật liệu khoáng yêu cầu nhiệt độ thiêu kết cao hơn sau khi trộn với một phần đất sét kết tinh cao hơn thì nhiệt độ thiêu kết có thể được hạ xuống, chất lượng và màu sắc của thành phẩm sau nung có thể thay đổi và các yêu cầu của quá trình chế tác có thể được cải thiện. Theo ghi chép trong cuốn sách "Dương Tiện Minh Hồ Hệ", các nghệ nhân Tử sa vào cuối thời nhà Minh đã nắm vững sự tương tác giữa việc sử dụng các khoáng chất tự nhiên. Từ Hữu Toàn từng tạo ra nhiều màu đất sét khác nhau như Hồng Hải Đường, Tử Chu Sa, Bạch Định Diêu, Lãnh Kim Hoàng, Đạm Mặc (màu mực nhạt), Trầm Hương, Thuỷ Bích, Lựu Bì, Quỳ Hoàng (Màu vàng hướng dương) và Siểm Sắc Lê Bì.
Khoáng phối là việc sử dụng các nguyên liệu khoáng tự nhiên nhằm mục đích bổ sung cho nhau, đồng thời có thể tối ưu hóa chất lượng của khoáng ở một mức độ nhất định. Sau khi trộn các loại khoáng tử sa/ đất sét với các tỷ lệ khác nhau, chất lượng và hiệu ứng màu sắc của nó sau khi nung cũng khác nhau. Bất kể đó là một chế biến khoáng sản đơn lẻ hay kết hợp nhiều loại khoáng/đất sét, chất lượng của khoáng/đất sét được sử dụng để trộn sẽ quyết định hiệu quả, chất lượng cuối cùng sau khi phối trộn. Tỷ lệ trộn của khoáng Tử sa phối dựa trên kinh nghiệm thực tế được đúc kết lâu dài.
Khối lượng và thành phần trộn cần được kiểm soát linh hoạt tùy theo đặc tính của các loại vật liệu khoáng/đất sét khác nhau và yêu cầu sử dụng. Một số người đã cố gắng sử dụng các vật liệu khác để tạo khoáng tử sa bằng phương pháp nhân tạo. Đã có tiền lệ như vậy ở nước ngoài, nhưng hiện chưa có người nào thành công. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn của nghệ nhân về các khía cạnh khác nhau cũng như đặc tính của khoáng tử sa/ đất sét và quá trình nung, phạm vi khoáng tử sa phối cũng ngày càng được mở rộng.
( Lão Tà dịch từ "Khoáng Sản Tử Sa Nghi Hưng")
Ngoài việc sử dụng các loại khoáng tử sa đơn lẻ thông thường, việc phối trộn các loại khoáng tử sa sa với nhau giúp làm phong phú thêm hình thức và màu sắc của vật liệu Tử sa, đồng thời đáp ứng nhu cầu thay đổi quy trình chế tác và thiết kế những kiểu dáng sáng tạo mới, hoặc do thiếu một số khoáng Tử sa hoặc mong muốn thay đổi chất lượng của khoáng Tử sa. Dẫn đến nhu cầu phối trộn các loại khoáng tử sa với nhau hoặc tử sa với đất sét. Khoáng Tử sa phối là là khoáng tử sa trộn hai hoặc nhiều loại khoáng tử sa với nhau hoặc khoáng tử sa với đất sét khác nhau với nhau, theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra nhiều hiệu ứng và màu khoáng mới sau khi nung.
Ví dụ, Lục nê và Hồng nê có thể phối với nhau để tạo màu vàng.
Trộn khoáng với khoáng cũng có thể đáp ứng nhu cầu thay đổi quy trình chế tác và mẫu ấm tử sa thiết kế sáng tạo mới, tránh những thiếu sót của một loại khoáng đơn lẻ ở một số khía cạnh nhất định.
Ví dụ, thêm một lượng thích hợp khoáng tử sa vào đất sét đỏ hồng nê có thể làm giảm độ co ngót và biến dạng của phôi ấm, đồng thời giảm nguy cơ hỏng khi nung.
Một vật liệu khoáng yêu cầu nhiệt độ thiêu kết cao hơn sau khi trộn với một phần đất sét kết tinh cao hơn thì nhiệt độ thiêu kết có thể được hạ xuống, chất lượng và màu sắc của thành phẩm sau nung có thể thay đổi và các yêu cầu của quá trình chế tác có thể được cải thiện. Theo ghi chép trong cuốn sách "Dương Tiện Minh Hồ Hệ", các nghệ nhân Tử sa vào cuối thời nhà Minh đã nắm vững sự tương tác giữa việc sử dụng các khoáng chất tự nhiên. Từ Hữu Toàn từng tạo ra nhiều màu đất sét khác nhau như Hồng Hải Đường, Tử Chu Sa, Bạch Định Diêu, Lãnh Kim Hoàng, Đạm Mặc (màu mực nhạt), Trầm Hương, Thuỷ Bích, Lựu Bì, Quỳ Hoàng (Màu vàng hướng dương) và Siểm Sắc Lê Bì.
Khoáng phối là việc sử dụng các nguyên liệu khoáng tự nhiên nhằm mục đích bổ sung cho nhau, đồng thời có thể tối ưu hóa chất lượng của khoáng ở một mức độ nhất định. Sau khi trộn các loại khoáng tử sa/ đất sét với các tỷ lệ khác nhau, chất lượng và hiệu ứng màu sắc của nó sau khi nung cũng khác nhau. Bất kể đó là một chế biến khoáng sản đơn lẻ hay kết hợp nhiều loại khoáng/đất sét, chất lượng của khoáng/đất sét được sử dụng để trộn sẽ quyết định hiệu quả, chất lượng cuối cùng sau khi phối trộn. Tỷ lệ trộn của khoáng Tử sa phối dựa trên kinh nghiệm thực tế được đúc kết lâu dài.
Khối lượng và thành phần trộn cần được kiểm soát linh hoạt tùy theo đặc tính của các loại vật liệu khoáng/đất sét khác nhau và yêu cầu sử dụng. Một số người đã cố gắng sử dụng các vật liệu khác để tạo khoáng tử sa bằng phương pháp nhân tạo. Đã có tiền lệ như vậy ở nước ngoài, nhưng hiện chưa có người nào thành công. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn của nghệ nhân về các khía cạnh khác nhau cũng như đặc tính của khoáng tử sa/ đất sét và quá trình nung, phạm vi khoáng tử sa phối cũng ngày càng được mở rộng.
( Lão Tà dịch từ "Khoáng Sản Tử Sa Nghi Hưng")