PHẠM NGŨ LÃO
"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu".
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí thế át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu."
(Tỏ lòng - Trần Trọng Kim dịch)
Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại khá chi tiết công tích của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, tiêu biểu như:
- Canh Dần (1290), Lấy Hạ phẩm phụng ngự Phạm Ngũ Lão chỉ Hữu vệ Thánh Dực quân.
- Đinh Dậu (1297), mùa xuân, tháng 2 Ai Lao xâm phạm Chàng Long, Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại được tất cả. Ban Vân phù cho Phạm Ngũ Lão.
- Mậu Tuất (1298) mùa đông, tháng 10, đánh Ai Lao. Lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu Kim ngô vệ tướng quân.
- Kỷ Hợi (1299), mùa hạ, tháng 4, ngày 12. Lấy Phạm Ngũ Lão làm Thân vệ tướng quân kiêm quản quân Thiên thuộc phủ Long Hưng.
- Tân Sửu (1301) tháng 3, Ai Lao sang cướp Đà Giang, sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, gặp quân giặc ở Mường Mai, giao chiến, bắt được rất nhiều. Phong Phạm Ngũ Lão làm Thân vệ đại tướng quân, ban cho quy phù.
- Nhâm Dần (1302) mùa xuân, tháng giêng. Có đứa nghịch thần tên là Biếm làm loạn. Sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, Biếm bị giết. Phong Phạm Ngũ Lão làm Điện súy, ban cho hổ phù.
- Nhâm Tý (1312), mùa hạ, tháng 5. Dụ bắt được chúa Chiêm Thành Chế Chí đem về; phong cho hắn là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu trấn giữ đất ấy…
Tháng 11 năm 1320, Điện súy Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ vua ban ở vườn cau trong thành, thọ 66 tuổi. Vua nghỉ chầu 5 ngày, đó là ân điển đặc biệt.
Để tưởng nhớ vị tướng tài danh văn võ song toàn, triều đình đã cho lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông.
Đền có kiến trúc kiểu trồng diêm 2 tầng 8 mái gồm 5 gian tiền tế và toà hậu cung. Ngôi đền tọa lạc trên vị trí đẹp, nhìn ra hướng Bắc. Do thời gian, chiến tranh và thiên tai, đền Phù Ủng bị tàn phá nặng nề. Đến nay qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, song về cơ bản đền vẫn giữ được dáng vẻ như thủa ban đầu, trong đó có nhiều hiện vật cổ quý nhơ: Tượng tướng quân Phạm Ngũ Lão được đúc bằng đồng nặng 300 kg, tạo tác trong tư thế ngồi trên ngai, mặc áo cẩm bào, đội mũ cánh chuồn, tay cầm ngọc quý, có vẻ mặt cương nghị mà hiền từ, dưới có 2 ông phỗng Chiêm Thành đứng chầu.
Cùng thờ với Phạm Ngũ Lão trong tòa hậu cung có quận chúa Anh Nguyên là vợ Phạm tướng quân. Tại ngôi đền chính này, còn lưu giữ được nhiều hoành phi, câu đối, các sắc phong của các triều đại cùng nhiều hiện vật quý hiếm khác.
Tọa lạc gần với đền thờ Phạm Ngũ Lão phía bên phải là đền Mẫu, nằm dưới bóng của cây kéo đã mấy trăm năm tuổi. Đền có kiến trúc 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung, trong có tượng Nhũ Mẫu. Tương truyền, khi Phạm Ngũ Lão làm tướng triều Trần, giặc Nguyên đã bắt mẹ Ngài để dụ ông ra hàng, nhưng nhũ mẫu đã thắt cổ tuẫn tiết, để con trai bà yên tâm đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Cảm động trước khí tiết của bà, vua Trần đã ban tặng 4 chữ “ Nghiêm ứng thánh mẫu”.
Liền kề với đền Mẫu, phía bên phải có Khuê văn các, có kiến trúc 12 mái, lợp ngói ống. Xưa kia, đây là nơi các quan trong triều về tế lễ và tới đây bình thơ, ngoạn cảnh.
Bên trái đền chính có lăng Đức Tiên Công, thân phụ Phạm Ngũ Lão. Lăng được khởi dựng từ thời Trần, có kiến trúc hình chóp, phần mộ hình lục lăng, có thềm đá xung quanh, có tam môn và cột đồng trụ. Trước lăng có ao tầm sét, sau có giếng ngọc, khu lăng mộ được nhiều cây Xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi tre bóng mát quanh năm.
Cũng trong cụm di tích ở làng Phù Ủng, gần lăng Đức Tiên Công, còn có Văn Từ làng Phù Ủng, có kiến trúc lục lăng, trong có 4 tấm bia lớn vinh danh tên tuổi và sự nghiệp của gần 200 người đỗ đại khoa trở lên của làng từ thời Lê đến thời Nguyễn.
Từ khu đền chính, theo trục đường làng Phù Ủng hướng
Bắc-Nam cách 300m là chùa Bảo Sơn, tương truyền chùa này do Phạm Ngũ Lão xây dựng. Năm 1948, chùa bị giặc Pháp đốt hạ, chỉ còn lại cổng tam quan, 2 tầng 8 mái, soi bóng xuống dòng sông Cửu Yên, năm 1999, nhân dân đã đầu tư kinh phí, phục dựng lại chùa.
Tương truyền, Phạm Ngũ lão có con gái là Tĩnh Huệ và là thứ phi của vua Trần Anh Tông. Cuối đời bà xin xuất gia về quê tu tại chùa Bảo Sơn, đồng thời dựng phủ điện cạnh chùa làm nhà riêng để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Khi bà mất, nhân dân lập đền thờ bà ngay trên nền nhà cũ. Năm 2004, đền thờ cung phi Tĩnh Huệ được trùng tu lại có quy mô như ngày nay.
Trong cụm di tích làng Phù Ủng, còn có lăng Quốc công Vũ Hồng Lượng, là người làng Phù Ủng, làm quan triều hậu Lê. Ông là người có công tu sửa đền thờ Phạm Ngũ Lão và đặt ra sự lệ cho làng thờ cúng. Lăng Vũ Hồng Lượng được xây dựng năm canh tý 1660, đây là công trình trạm khắc đá nổi tiếng và tinh xảo còn nguyên vẹn.
Hàng năm, lễ hội truyền thống đền Phù Ủng được tổ chức từ ngày 25 tháng chạp, chính hội được tổ chức vào ngày 11 tháng giêng âm lịch. Đây là ngày Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước.
Phần lễ có đại lễ tế nội tán, tế ngoại tán…đây là ngày sôi động nhất với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ từ phủ Chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông, sau đó rước về đền thờ Phạm Ngũ lão để trình cha. Khác với nhiều lễ rước khác, ở lễ rước kiệu cung phi Tĩnh Huệ, người dân cùng với quý khách thập phương được chui qua gầm kiệu, với ý nguyện tâm linh là mong ước của mình trong năm mới sẽ thành hiện thực.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, cùng với các hoạt động tế, lễ đặc sắc, được bảo lưu từ hàng trăm năm qua, thì phần hội với các tích trò vui, đầy tinh thần thượng võ của trai làng Phù Ủng như: vật cù, hát trống quân, múa rối, cờ tướng, chọi gà, kéo co được phục dựng và tổ chức trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội đền Phù Ủng là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc của tỉnh Hưng Yên, dần trở thành lễ hội văn hóa lớn của cả nước.
Sưu tầm
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu".
"Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí thế át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu."
(Tỏ lòng - Trần Trọng Kim dịch)
Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi lại khá chi tiết công tích của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, tiêu biểu như:
- Canh Dần (1290), Lấy Hạ phẩm phụng ngự Phạm Ngũ Lão chỉ Hữu vệ Thánh Dực quân.
- Đinh Dậu (1297), mùa xuân, tháng 2 Ai Lao xâm phạm Chàng Long, Phạm Ngũ Lão đánh bại chúng, lấy lại được tất cả. Ban Vân phù cho Phạm Ngũ Lão.
- Mậu Tuất (1298) mùa đông, tháng 10, đánh Ai Lao. Lấy Phạm Ngũ Lão làm Hữu Kim ngô vệ tướng quân.
- Kỷ Hợi (1299), mùa hạ, tháng 4, ngày 12. Lấy Phạm Ngũ Lão làm Thân vệ tướng quân kiêm quản quân Thiên thuộc phủ Long Hưng.
- Tân Sửu (1301) tháng 3, Ai Lao sang cướp Đà Giang, sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, gặp quân giặc ở Mường Mai, giao chiến, bắt được rất nhiều. Phong Phạm Ngũ Lão làm Thân vệ đại tướng quân, ban cho quy phù.
- Nhâm Dần (1302) mùa xuân, tháng giêng. Có đứa nghịch thần tên là Biếm làm loạn. Sai Phạm Ngũ Lão đi đánh, Biếm bị giết. Phong Phạm Ngũ Lão làm Điện súy, ban cho hổ phù.
- Nhâm Tý (1312), mùa hạ, tháng 5. Dụ bắt được chúa Chiêm Thành Chế Chí đem về; phong cho hắn là Chế Đà A Bà Niêm làm Á hầu trấn giữ đất ấy…
Tháng 11 năm 1320, Điện súy Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão mất tại phủ đệ vua ban ở vườn cau trong thành, thọ 66 tuổi. Vua nghỉ chầu 5 ngày, đó là ân điển đặc biệt.
Để tưởng nhớ vị tướng tài danh văn võ song toàn, triều đình đã cho lập đền thờ Phạm Ngũ Lão ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông.
Đền có kiến trúc kiểu trồng diêm 2 tầng 8 mái gồm 5 gian tiền tế và toà hậu cung. Ngôi đền tọa lạc trên vị trí đẹp, nhìn ra hướng Bắc. Do thời gian, chiến tranh và thiên tai, đền Phù Ủng bị tàn phá nặng nề. Đến nay qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, song về cơ bản đền vẫn giữ được dáng vẻ như thủa ban đầu, trong đó có nhiều hiện vật cổ quý nhơ: Tượng tướng quân Phạm Ngũ Lão được đúc bằng đồng nặng 300 kg, tạo tác trong tư thế ngồi trên ngai, mặc áo cẩm bào, đội mũ cánh chuồn, tay cầm ngọc quý, có vẻ mặt cương nghị mà hiền từ, dưới có 2 ông phỗng Chiêm Thành đứng chầu.
Cùng thờ với Phạm Ngũ Lão trong tòa hậu cung có quận chúa Anh Nguyên là vợ Phạm tướng quân. Tại ngôi đền chính này, còn lưu giữ được nhiều hoành phi, câu đối, các sắc phong của các triều đại cùng nhiều hiện vật quý hiếm khác.
Tọa lạc gần với đền thờ Phạm Ngũ Lão phía bên phải là đền Mẫu, nằm dưới bóng của cây kéo đã mấy trăm năm tuổi. Đền có kiến trúc 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung, trong có tượng Nhũ Mẫu. Tương truyền, khi Phạm Ngũ Lão làm tướng triều Trần, giặc Nguyên đã bắt mẹ Ngài để dụ ông ra hàng, nhưng nhũ mẫu đã thắt cổ tuẫn tiết, để con trai bà yên tâm đánh giặc, giữ yên bờ cõi. Cảm động trước khí tiết của bà, vua Trần đã ban tặng 4 chữ “ Nghiêm ứng thánh mẫu”.
Liền kề với đền Mẫu, phía bên phải có Khuê văn các, có kiến trúc 12 mái, lợp ngói ống. Xưa kia, đây là nơi các quan trong triều về tế lễ và tới đây bình thơ, ngoạn cảnh.
Bên trái đền chính có lăng Đức Tiên Công, thân phụ Phạm Ngũ Lão. Lăng được khởi dựng từ thời Trần, có kiến trúc hình chóp, phần mộ hình lục lăng, có thềm đá xung quanh, có tam môn và cột đồng trụ. Trước lăng có ao tầm sét, sau có giếng ngọc, khu lăng mộ được nhiều cây Xanh cổ thụ hàng trăm năm tuổi tre bóng mát quanh năm.
Cũng trong cụm di tích ở làng Phù Ủng, gần lăng Đức Tiên Công, còn có Văn Từ làng Phù Ủng, có kiến trúc lục lăng, trong có 4 tấm bia lớn vinh danh tên tuổi và sự nghiệp của gần 200 người đỗ đại khoa trở lên của làng từ thời Lê đến thời Nguyễn.
Từ khu đền chính, theo trục đường làng Phù Ủng hướng
Bắc-Nam cách 300m là chùa Bảo Sơn, tương truyền chùa này do Phạm Ngũ Lão xây dựng. Năm 1948, chùa bị giặc Pháp đốt hạ, chỉ còn lại cổng tam quan, 2 tầng 8 mái, soi bóng xuống dòng sông Cửu Yên, năm 1999, nhân dân đã đầu tư kinh phí, phục dựng lại chùa.
Tương truyền, Phạm Ngũ lão có con gái là Tĩnh Huệ và là thứ phi của vua Trần Anh Tông. Cuối đời bà xin xuất gia về quê tu tại chùa Bảo Sơn, đồng thời dựng phủ điện cạnh chùa làm nhà riêng để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Khi bà mất, nhân dân lập đền thờ bà ngay trên nền nhà cũ. Năm 2004, đền thờ cung phi Tĩnh Huệ được trùng tu lại có quy mô như ngày nay.
Trong cụm di tích làng Phù Ủng, còn có lăng Quốc công Vũ Hồng Lượng, là người làng Phù Ủng, làm quan triều hậu Lê. Ông là người có công tu sửa đền thờ Phạm Ngũ Lão và đặt ra sự lệ cho làng thờ cúng. Lăng Vũ Hồng Lượng được xây dựng năm canh tý 1660, đây là công trình trạm khắc đá nổi tiếng và tinh xảo còn nguyên vẹn.
Hàng năm, lễ hội truyền thống đền Phù Ủng được tổ chức từ ngày 25 tháng chạp, chính hội được tổ chức vào ngày 11 tháng giêng âm lịch. Đây là ngày Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước.
Phần lễ có đại lễ tế nội tán, tế ngoại tán…đây là ngày sôi động nhất với nghi thức rước cung phi Tĩnh Huệ từ phủ Chúa về lăng Phạm Tiên Công để trình ông, sau đó rước về đền thờ Phạm Ngũ lão để trình cha. Khác với nhiều lễ rước khác, ở lễ rước kiệu cung phi Tĩnh Huệ, người dân cùng với quý khách thập phương được chui qua gầm kiệu, với ý nguyện tâm linh là mong ước của mình trong năm mới sẽ thành hiện thực.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, cùng với các hoạt động tế, lễ đặc sắc, được bảo lưu từ hàng trăm năm qua, thì phần hội với các tích trò vui, đầy tinh thần thượng võ của trai làng Phù Ủng như: vật cù, hát trống quân, múa rối, cờ tướng, chọi gà, kéo co được phục dựng và tổ chức trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội đền Phù Ủng là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc của tỉnh Hưng Yên, dần trở thành lễ hội văn hóa lớn của cả nước.
Sưu tầm