CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
CUỘC ĐỜI PHONG LƯU, THÍCH MUA VUI LẦU XANH CỦA ĐƯỜNG BÁ HỔ
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.
Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Qua đời gần 500 năm, Đường Bá Hổ vẫn là đề tài tranh cãi chưa bao giờ chấm dứt trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cũng như khán giả. Những câu chuyện về ông thường được cải biên thành phim điện ảnh, truyền hình, không ít trong số đó được khen ngợi đặc sắc, có sức sống lâu bền.
Giáo sư Tôn Đơn Lâm phân tích trong chương trình Bách Gia Giảng Đàn (Lecture Room) của đài CCTV cuộc đời của Đường Bá Hổ gắn liền hai chữ phong lưu. "Bất luận đương thời hay hiện tại, người đời bàn luận về ông có cả tốt lẫn xấu", ông Tôn nói.
Nhà nghiên cứu này cho rằng Đường Bá Hổ là nhân vật phong lưu, dựa vào những yếu tố: Nhà thơ này là nhân vật kiệt xuất trong thời đại ông, đạt thành tựu rực rỡ trong thi ca, hội họa và thư pháp. Mặt khác, ông tài hoa song không gò bó về lễ nghi, phép tắc mà nổi loạn, tiêu dao. Yếu tố còn lại là Đường Bá Hổ có những mối quan hệ nam nữ không đứng đắn, thường mua vui ở lầu xanh.
Ông Tôn Đơn Lâm cho rằng việc Đường Bá Hổ quấn quýt bên gái làng chơi xuất phát từ những bi kịch cuộc đời và sự bất mãn của thi nhân. Năm Đường Bá Hổ 24 tuổi, 5 người trong gia đình ông gồm bố, mẹ, vợ, con trai, em gái lần lượt qua đời chỉ trong thời gian ngắn, gia đình ngày càng kiệt quệ. Vài năm sau, Đường Bá Hổ bị tống vào ngục do liên quan tới một vụ án ở khoa trường. Sự chán nản, bất mãn với nhân thế khiến Đường Bá Hổ không còn ý chí làm quan, gây dựng tiền đồ.
Trong quãng thời gian đắm đuối bên các má hồng, Đường Bá Hổ sáng tác lượng lớn thơ và tranh liên quan tới nữ sắc, sự hưởng thụ. Những câu chuyện trong dân gian về cuộc sống tình ái phong phú của Đường Bá Hổ cũng bắt nguồn từ đây, trong đó có truyện Đường Bá Hổ điểm Thu Hương.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Đường Bá Hổ mời kỹ nữ, nhân tình của ông làm người mẫu cho tranh xuân cung họa - loại tranh có chủ đề quan hệ tình dục. Theo Sohu, xuân cung họa phát triển hưng thịnh nhất ở cuối đời Minh và Đường Bá Hổ là họa sĩ tiêu biểu. Ông từng vẽ nhiều bức chủ đề nam nữ ân ái, trong đó có bộ Uyên ương mật phổ (còn có tên Phong lưu tuyệt sướng đồ), gồm 24 bức.
Phụ nữ trong tranh Đường Bá Hổ thường đầy đặn, mặt tròn, yêu kiều, làm người xem liên tưởng vẻ đẹp phụ nữ đời Đường. Một đặc điểm khi vẽ phụ nữ của Đường Bá Hổ là "tam bạch", tức là ba đốm trắng trên cơ thể nằm ở trán, mũi và dưới cằm. Đây là một trong những phương pháp để giám định tranh Đường Bá Hổ của người đời sau.
Trước đây không ít người cho rằng tranh xuân cung là thứ văn hóa phẩm đồi trụy song theo Sina, kỳ thực không phải vậy. Xuân cung họa là một loại hình văn hóa cổ đại, một hình thức của "giáo dục giới tính". Nhiều bức tranh có giá trị thẩm mỹ, trị liệu. Trong của hồi môn của cô dâu trước khi về nhà chồng có xuân cung họa. Ngày nay chúng còn là tư liệu nghiên cứu lịch sử, mang giá trị văn hóa.
Tranh trong bộ "Uyên ương mật phổ" của Đường Bá Hổ.
Chuyện Đường Bá Hổ đắm chìm chốn thanh lâu từng được bạn của ông - Văn Trưng Minh (một trong Giang Nam tứ đại tài tử) - ám chỉ trong hai câu thơ của bài Nguyệt dạ đăng nam lâu hữu hoài Đường Tử Úy. (Tử Úy cũng là tự khác của Đường Bá Hổ).
Nhân ngữ tiệm vi cô địch khởi
Ngọc lang hà xứ ủng thuyền quyên?
(Tiếng người dần thưa, tiếng sáo văng vẳng cô độc/ Lúc này chàng ôm mỹ nữ ở chốn nào?).
Nghĩa ẩn dụ của bài thơ là nhắc nhở Đường Bá Hổ: Người anh em, anh có biết bây giờ người ta đang đàm tiếu về anh, bảo anh đắm đuối ở lầu xanh với gái làng chơi.
Một tranh cãi khác về Đường Bá Hổ là ông có bao nhiêu người vợ, có phải chín người như dân gian lưu truyền và trong một số phim ảnh. Theo Sohu, nhà thơ có ba người vợ. Người đầu tiên mất sớm, người thứ hai bị ông bỏ, người thứ ba là Thẩm Cửu Nương. Chính vì vợ thứ ba có tên Cửu Nương mà người đời lầm tưởng ông có chín bà vợ.
Tình cảm của Đường Bá Hổ với người vợ đầu tiên sâu nặng. Khi bà chết trẻ, ông viết thơ điếu bày tỏ sự đau đớn tột cùng.
Thời trẻ, Đường Bá Hổ ung dung tự tại, coi nhẹ quyền uy. Cuối đời, ông ngộ ra những lý lẽ sâu sắc. Thi nhân từng viết bài Bá Hổ tự tán, thể hiện chiêm nghiệm về cuộc sống.
Ta hỏi ngươi là ai
Ngươi vốn là chính ta
Ta vốn không biết ngươi
Mà ngươi lại biết ta
Ta không thiếu được ngươi
Nhưng ngươi lại chẳng cần ta
Ta, ngươi trăm năm sau
Có ngươi, chẳng có ta
Những câu trên đơn giản về từ ngữ nhưng giàu ý nghĩa. "Ta" và "Ngươi" thể hiện tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan hoặc linh hồn và thể xác. "Ta" là Đường Bá Hổ chủ quan, "ngươi" là Đường Bá Hổ trong mắt người khác. Một số hành vi của "ta", "ngươi" không hiểu được. Trăm năm sau, "ta" không tồn tại nữa, còn "ngươi", người đời muốn đánh giá thế nào tùy ở họ. Đó là sự đối thoại giữa linh hồn và thể xác của Đường Bá Hổ.
Cuối đời, Đường Bá Hổ sống trong bệnh tật, nghèo khổ và cô độc. Lâm chung, ông viết những câu tuyệt tác:
Sinh tại dương gian hữu tản trường
Tử quy địa phủ hựu hà phương
Dương gian địa phủ câu tương tự
Chỉ đương phiêu lưu tại dị hương
(Cuộc sống ở dương gian ắt có lúc tàn, chết về địa phủ thì đã làm sao. Dương gian, địa phủ như nhau cả, coi như một cuộc phiêu lưu ở chốn khác).
Đường Bá Hổ coi cái chết là một lần rời quê cũ. Những lời thơ cuối cùng của ông thể hiện sự phóng đạt siêu phàm trong tâm hồn một con người tài hoa, khoáng đạt và không bao giờ chịu khuất phục.
Nghinh Xuân
Bên cạnh tài năng xuất chúng, Đường Bá Hổ (thi sĩ, họa sĩ đời Minh, Trung Quốc) còn thường được nhắc đến với cuộc sống phóng túng.
Đường Dần, tự Bá Hổ (1470-1524), người Tô Châu, đời Minh. Ông là nhà thơ, nhà thư pháp, họa sĩ kiệt xuất thời cổ đại Trung Quốc. Qua đời gần 500 năm, Đường Bá Hổ vẫn là đề tài tranh cãi chưa bao giờ chấm dứt trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cũng như khán giả. Những câu chuyện về ông thường được cải biên thành phim điện ảnh, truyền hình, không ít trong số đó được khen ngợi đặc sắc, có sức sống lâu bền.
Giáo sư Tôn Đơn Lâm phân tích trong chương trình Bách Gia Giảng Đàn (Lecture Room) của đài CCTV cuộc đời của Đường Bá Hổ gắn liền hai chữ phong lưu. "Bất luận đương thời hay hiện tại, người đời bàn luận về ông có cả tốt lẫn xấu", ông Tôn nói.
Nhà nghiên cứu này cho rằng Đường Bá Hổ là nhân vật phong lưu, dựa vào những yếu tố: Nhà thơ này là nhân vật kiệt xuất trong thời đại ông, đạt thành tựu rực rỡ trong thi ca, hội họa và thư pháp. Mặt khác, ông tài hoa song không gò bó về lễ nghi, phép tắc mà nổi loạn, tiêu dao. Yếu tố còn lại là Đường Bá Hổ có những mối quan hệ nam nữ không đứng đắn, thường mua vui ở lầu xanh.
Ông Tôn Đơn Lâm cho rằng việc Đường Bá Hổ quấn quýt bên gái làng chơi xuất phát từ những bi kịch cuộc đời và sự bất mãn của thi nhân. Năm Đường Bá Hổ 24 tuổi, 5 người trong gia đình ông gồm bố, mẹ, vợ, con trai, em gái lần lượt qua đời chỉ trong thời gian ngắn, gia đình ngày càng kiệt quệ. Vài năm sau, Đường Bá Hổ bị tống vào ngục do liên quan tới một vụ án ở khoa trường. Sự chán nản, bất mãn với nhân thế khiến Đường Bá Hổ không còn ý chí làm quan, gây dựng tiền đồ.
Trong quãng thời gian đắm đuối bên các má hồng, Đường Bá Hổ sáng tác lượng lớn thơ và tranh liên quan tới nữ sắc, sự hưởng thụ. Những câu chuyện trong dân gian về cuộc sống tình ái phong phú của Đường Bá Hổ cũng bắt nguồn từ đây, trong đó có truyện Đường Bá Hổ điểm Thu Hương.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng Đường Bá Hổ mời kỹ nữ, nhân tình của ông làm người mẫu cho tranh xuân cung họa - loại tranh có chủ đề quan hệ tình dục. Theo Sohu, xuân cung họa phát triển hưng thịnh nhất ở cuối đời Minh và Đường Bá Hổ là họa sĩ tiêu biểu. Ông từng vẽ nhiều bức chủ đề nam nữ ân ái, trong đó có bộ Uyên ương mật phổ (còn có tên Phong lưu tuyệt sướng đồ), gồm 24 bức.
Phụ nữ trong tranh Đường Bá Hổ thường đầy đặn, mặt tròn, yêu kiều, làm người xem liên tưởng vẻ đẹp phụ nữ đời Đường. Một đặc điểm khi vẽ phụ nữ của Đường Bá Hổ là "tam bạch", tức là ba đốm trắng trên cơ thể nằm ở trán, mũi và dưới cằm. Đây là một trong những phương pháp để giám định tranh Đường Bá Hổ của người đời sau.
Trước đây không ít người cho rằng tranh xuân cung là thứ văn hóa phẩm đồi trụy song theo Sina, kỳ thực không phải vậy. Xuân cung họa là một loại hình văn hóa cổ đại, một hình thức của "giáo dục giới tính". Nhiều bức tranh có giá trị thẩm mỹ, trị liệu. Trong của hồi môn của cô dâu trước khi về nhà chồng có xuân cung họa. Ngày nay chúng còn là tư liệu nghiên cứu lịch sử, mang giá trị văn hóa.
Tranh trong bộ "Uyên ương mật phổ" của Đường Bá Hổ.
Chuyện Đường Bá Hổ đắm chìm chốn thanh lâu từng được bạn của ông - Văn Trưng Minh (một trong Giang Nam tứ đại tài tử) - ám chỉ trong hai câu thơ của bài Nguyệt dạ đăng nam lâu hữu hoài Đường Tử Úy. (Tử Úy cũng là tự khác của Đường Bá Hổ).
Nhân ngữ tiệm vi cô địch khởi
Ngọc lang hà xứ ủng thuyền quyên?
(Tiếng người dần thưa, tiếng sáo văng vẳng cô độc/ Lúc này chàng ôm mỹ nữ ở chốn nào?).
Nghĩa ẩn dụ của bài thơ là nhắc nhở Đường Bá Hổ: Người anh em, anh có biết bây giờ người ta đang đàm tiếu về anh, bảo anh đắm đuối ở lầu xanh với gái làng chơi.
Một tranh cãi khác về Đường Bá Hổ là ông có bao nhiêu người vợ, có phải chín người như dân gian lưu truyền và trong một số phim ảnh. Theo Sohu, nhà thơ có ba người vợ. Người đầu tiên mất sớm, người thứ hai bị ông bỏ, người thứ ba là Thẩm Cửu Nương. Chính vì vợ thứ ba có tên Cửu Nương mà người đời lầm tưởng ông có chín bà vợ.
Tình cảm của Đường Bá Hổ với người vợ đầu tiên sâu nặng. Khi bà chết trẻ, ông viết thơ điếu bày tỏ sự đau đớn tột cùng.
Thời trẻ, Đường Bá Hổ ung dung tự tại, coi nhẹ quyền uy. Cuối đời, ông ngộ ra những lý lẽ sâu sắc. Thi nhân từng viết bài Bá Hổ tự tán, thể hiện chiêm nghiệm về cuộc sống.
Ta hỏi ngươi là ai
Ngươi vốn là chính ta
Ta vốn không biết ngươi
Mà ngươi lại biết ta
Ta không thiếu được ngươi
Nhưng ngươi lại chẳng cần ta
Ta, ngươi trăm năm sau
Có ngươi, chẳng có ta
Những câu trên đơn giản về từ ngữ nhưng giàu ý nghĩa. "Ta" và "Ngươi" thể hiện tinh thần và vật chất, chủ quan và khách quan hoặc linh hồn và thể xác. "Ta" là Đường Bá Hổ chủ quan, "ngươi" là Đường Bá Hổ trong mắt người khác. Một số hành vi của "ta", "ngươi" không hiểu được. Trăm năm sau, "ta" không tồn tại nữa, còn "ngươi", người đời muốn đánh giá thế nào tùy ở họ. Đó là sự đối thoại giữa linh hồn và thể xác của Đường Bá Hổ.
Cuối đời, Đường Bá Hổ sống trong bệnh tật, nghèo khổ và cô độc. Lâm chung, ông viết những câu tuyệt tác:
Sinh tại dương gian hữu tản trường
Tử quy địa phủ hựu hà phương
Dương gian địa phủ câu tương tự
Chỉ đương phiêu lưu tại dị hương
(Cuộc sống ở dương gian ắt có lúc tàn, chết về địa phủ thì đã làm sao. Dương gian, địa phủ như nhau cả, coi như một cuộc phiêu lưu ở chốn khác).
Đường Bá Hổ coi cái chết là một lần rời quê cũ. Những lời thơ cuối cùng của ông thể hiện sự phóng đạt siêu phàm trong tâm hồn một con người tài hoa, khoáng đạt và không bao giờ chịu khuất phục.
Nghinh Xuân