Một lòng vì Ðạo
Một lòng vì Ðạo
Buổi sáng mùa xuân nọ, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ ngự giá về các làng mạc thôn xóm, thăm viếng quần chúng và tặng quà tết cho người nghèo. Đây cũng là một dịp để nhà vua tìm hiểu đời sống và tâm tình của dân.
Nhà vua thường khuyến khích mọi người phụng thờ Tam bảo, thực hành ăn chay. Ngoài ra còn làm các việc thiện, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em. Ngài tha sưu thuế cho tất cả những ai làm theo lời Ngài khuyên bảo.
Mọi người đều răm rắp làm theo. Nào ngờ, bề ngoài họ mang chiếc mặt nạ đạo đức giả để che đậy những hành động xấu xa nham hiểm. Nhờ có cuộc kinh lý hôm ấy ngày mới thấu rõ lòng người. Từ đó, Ngài luôn nghĩ để giải pháp cải thiện dân chúng.
Một tuần nhà vui ban truyền sắc dụ: “Kể từ nay ai còn ăn chay niệm Phật sẽ bị tội xử tử, người nào không theo đạo Phật được tự do, an phần chức nghiệp”.
Ðương nhiên những kẻ giả tâm đều trở lại hành động như cũ, không còn phải che đậy gì cả.
Tuy nhiên, một sáng nọ, người ta dẫn đến sân một cụ già tả tơi, yếu đuối đến sân triều. Cụ già này đã không tuân lệnh vua mà vẫn quy ngưỡng theo đạo Phật. Cụ nghĩ rằng: “Lâu nay ta nghèo khổ, trọn ngày chỉ có một bữa cơm rau nhưng được quy y Tam bảo. Được nghe giáo lý của Chư Phật, lòng ta sung sướng vô cùng. Còn dẫu sống một cuộc đời sung túc trên châu báu ngọc ngà hay có được lên cõi Thiên đàng hưởng thụ mãi mãi cuộc sống Thần tiên đi nữa mà không được nghe đến một câu kinh Phật, đối với ta cũng chỉ là ngục hình”.
Cụ già khẳng khái tâu:
– “Tâu Bệ hạ, bần dân này đã có tội không tuân lệnh của Ngài, xin Ngài cứ việc chém đầu”.
Nhà vua phán:
– Nếu người biết tự hối và thi hành theo sắc lệnh mới của trẫm, trẫm sẽ tha tội và phong chức tước cho. Còn kẻ làm dân mà không tuân theo quốc pháp, trẫm sẽ xử chém để răn đe kẻ trái phép về sau.
Cụ già cung kính:
– “Tâu Bệ hạ, nếu bỏ chính pháp mà làm vua chúa bực dọc, thì dù hưởng thụ tất cả mọi khoái lạc trong cõi đời này, bần dân cũng không ham”.
– “Ngươi cãi lệnh ta, ta sẽ cho xử tử ngay tức khắc”.
-“ Tâu Bệ hạ, trong Kinh Phật có dạy: “Nếu chúng sinh tự gieo mình vào ba đường ác thì khó được làm người. Dù làm người chăng nữa cũng không thể sinh vào nước có đạo đức. Không xem được kinh Phật, không gặp được các cao tăng để cúng dường và nghe pháp”. Nay tôi được biết pháp Tam bảo, hiểu được chút ít kinh Phật, vậy có lẽ kiếp trước tôi đã dày công tu luyện lắm. Thế thì dù Bệ hạ có bỏ tôi vào nước sôi hay nung vào lửa đỏ, tôi vẫn giữ trọn một niềm theo Tam bảo mà thôi”.
Nhà vui trầm giọng:
– “Ngươi là ai mà còn khí khái với ta? Trước cái chết mà vẫn còn hùng hổ”.
– “Tôi tên là Thanh Tiến Sử, tâu Bệ hạ cứ việc xử tội, tôi không bao giờ oán than hay van xin một điều gì”.
Rất nhanh, nhà vua liền cho lính đến áp giải cụ già ra pháp trường.
Trước pháp trường, những lưỡi gươm sáng quắc đang sẵn sàng đưa lên cổ ông. Thanh Tiến Sử vẫn thản nhiên vui vẻ và khuyên người con trước khi vĩnh biệt:
– “Con ơi, con sinh gặp thời có Phật pháp, biết sùng bái Tam Bảo là một điều phước đức của con. Con hãy vững dạ tu học, noi gương cha đây, dẫu đầu cha phải rơi vì sắc lệnh nghiêm ngặt của nhà vua. Cha vẫn vui lòng và quyết theo chính đạo không bao giờ từ bỏ”.
Vừa dứt lời, vị cận thần truyền cho quân lính dẫn cụ già quay về triều.
Khi vị cận thần về tâu lại lời khuyên con của Thanh Tiến Sử. Nhà vua cảm động đến mức rơi nước mắt. Ngài bước xuống bệ rồng, ra tận cửa thành ôm lấy Thanh Tiến Sử. Mọi người đều ngạc nhiên. Cụ già cũng trố mắt nhìn vua vì không hiểu chuyện gì. Nhà vua đưa cụ vào cung một cách ân cần vui vẻ, song Thanh Tiến Sử cũng chưa rõ điều gì nên chỉ biết cúi đầu sát đất tạ ơn vua. Nhà vua liền đỡ lấy tay Thanh Tiến Sử rồi thân mật bảo:
– “Trong quốc dân này chỉ có một Thanh Tiến Sử. Chỉ có một Thanh Tiến Sử thuần thành theo Phật pháp, quyết một lòng vì đạo. Ngoài ra đều là giả dối, vụ lợi. Chiếu dụ của trẫm ban ra chỉ cốt để thử lòng người mà thôi. Vậy từ nay xin ngươi hãy sống cùng trẫm, giúp trẫm trong việc truyền bá Phật pháp thức tỉnh nhân tâm”.
Rồi cả hai chuyện trò vui vẻ. Sau đó nhà vua phong cho Thanh Tiến Sử chức Tướng quốc.
Câu chuyện ấy được truyền tụng rộng rãi trong dân chúng. Cũng từ đó, tiếng chuông cảnh tỉnh đã ngân vang trong tâm hồn mọi người. Chẳng bao lâu sau, dân chúng được sống trong cảnh êm ấm, vui vẻ. Ai ai cũng đều quay về với Ðạo Phật.
Vị Quốc vương ấy chính là tiền thân của Ðức Thích Ca.
Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng: Mỗi khi con người hạnh phúc hay khổ đau, hoặc một người đang ở bờ vực sinh tử, bị giày vò bởi bệnh tật khổ đau, vô phương cứu chữa. …. ai ai cũng đều tìm đến đạo Phật như cứu cánh nhằm xoa dịu đi nỗi khổ niềm đau cũng như tìm cho mình ánh sáng cứu rỗi cuộc đời mình.
Buổi sáng mùa xuân nọ, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ ngự giá về các làng mạc thôn xóm, thăm viếng quần chúng và tặng quà tết cho người nghèo. Đây cũng là một dịp để nhà vua tìm hiểu đời sống và tâm tình của dân.
Nhà vua thường khuyến khích mọi người phụng thờ Tam bảo, thực hành ăn chay. Ngoài ra còn làm các việc thiện, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em. Ngài tha sưu thuế cho tất cả những ai làm theo lời Ngài khuyên bảo.
Mọi người đều răm rắp làm theo. Nào ngờ, bề ngoài họ mang chiếc mặt nạ đạo đức giả để che đậy những hành động xấu xa nham hiểm. Nhờ có cuộc kinh lý hôm ấy ngày mới thấu rõ lòng người. Từ đó, Ngài luôn nghĩ để giải pháp cải thiện dân chúng.
Một tuần nhà vui ban truyền sắc dụ: “Kể từ nay ai còn ăn chay niệm Phật sẽ bị tội xử tử, người nào không theo đạo Phật được tự do, an phần chức nghiệp”.
Ðương nhiên những kẻ giả tâm đều trở lại hành động như cũ, không còn phải che đậy gì cả.
Tuy nhiên, một sáng nọ, người ta dẫn đến sân một cụ già tả tơi, yếu đuối đến sân triều. Cụ già này đã không tuân lệnh vua mà vẫn quy ngưỡng theo đạo Phật. Cụ nghĩ rằng: “Lâu nay ta nghèo khổ, trọn ngày chỉ có một bữa cơm rau nhưng được quy y Tam bảo. Được nghe giáo lý của Chư Phật, lòng ta sung sướng vô cùng. Còn dẫu sống một cuộc đời sung túc trên châu báu ngọc ngà hay có được lên cõi Thiên đàng hưởng thụ mãi mãi cuộc sống Thần tiên đi nữa mà không được nghe đến một câu kinh Phật, đối với ta cũng chỉ là ngục hình”.
Cụ già khẳng khái tâu:
– “Tâu Bệ hạ, bần dân này đã có tội không tuân lệnh của Ngài, xin Ngài cứ việc chém đầu”.
Nhà vua phán:
– Nếu người biết tự hối và thi hành theo sắc lệnh mới của trẫm, trẫm sẽ tha tội và phong chức tước cho. Còn kẻ làm dân mà không tuân theo quốc pháp, trẫm sẽ xử chém để răn đe kẻ trái phép về sau.
Cụ già cung kính:
– “Tâu Bệ hạ, nếu bỏ chính pháp mà làm vua chúa bực dọc, thì dù hưởng thụ tất cả mọi khoái lạc trong cõi đời này, bần dân cũng không ham”.
– “Ngươi cãi lệnh ta, ta sẽ cho xử tử ngay tức khắc”.
-“ Tâu Bệ hạ, trong Kinh Phật có dạy: “Nếu chúng sinh tự gieo mình vào ba đường ác thì khó được làm người. Dù làm người chăng nữa cũng không thể sinh vào nước có đạo đức. Không xem được kinh Phật, không gặp được các cao tăng để cúng dường và nghe pháp”. Nay tôi được biết pháp Tam bảo, hiểu được chút ít kinh Phật, vậy có lẽ kiếp trước tôi đã dày công tu luyện lắm. Thế thì dù Bệ hạ có bỏ tôi vào nước sôi hay nung vào lửa đỏ, tôi vẫn giữ trọn một niềm theo Tam bảo mà thôi”.
Nhà vui trầm giọng:
– “Ngươi là ai mà còn khí khái với ta? Trước cái chết mà vẫn còn hùng hổ”.
– “Tôi tên là Thanh Tiến Sử, tâu Bệ hạ cứ việc xử tội, tôi không bao giờ oán than hay van xin một điều gì”.
Rất nhanh, nhà vua liền cho lính đến áp giải cụ già ra pháp trường.
Trước pháp trường, những lưỡi gươm sáng quắc đang sẵn sàng đưa lên cổ ông. Thanh Tiến Sử vẫn thản nhiên vui vẻ và khuyên người con trước khi vĩnh biệt:
– “Con ơi, con sinh gặp thời có Phật pháp, biết sùng bái Tam Bảo là một điều phước đức của con. Con hãy vững dạ tu học, noi gương cha đây, dẫu đầu cha phải rơi vì sắc lệnh nghiêm ngặt của nhà vua. Cha vẫn vui lòng và quyết theo chính đạo không bao giờ từ bỏ”.
Vừa dứt lời, vị cận thần truyền cho quân lính dẫn cụ già quay về triều.
Khi vị cận thần về tâu lại lời khuyên con của Thanh Tiến Sử. Nhà vua cảm động đến mức rơi nước mắt. Ngài bước xuống bệ rồng, ra tận cửa thành ôm lấy Thanh Tiến Sử. Mọi người đều ngạc nhiên. Cụ già cũng trố mắt nhìn vua vì không hiểu chuyện gì. Nhà vua đưa cụ vào cung một cách ân cần vui vẻ, song Thanh Tiến Sử cũng chưa rõ điều gì nên chỉ biết cúi đầu sát đất tạ ơn vua. Nhà vua liền đỡ lấy tay Thanh Tiến Sử rồi thân mật bảo:
– “Trong quốc dân này chỉ có một Thanh Tiến Sử. Chỉ có một Thanh Tiến Sử thuần thành theo Phật pháp, quyết một lòng vì đạo. Ngoài ra đều là giả dối, vụ lợi. Chiếu dụ của trẫm ban ra chỉ cốt để thử lòng người mà thôi. Vậy từ nay xin ngươi hãy sống cùng trẫm, giúp trẫm trong việc truyền bá Phật pháp thức tỉnh nhân tâm”.
Rồi cả hai chuyện trò vui vẻ. Sau đó nhà vua phong cho Thanh Tiến Sử chức Tướng quốc.
Câu chuyện ấy được truyền tụng rộng rãi trong dân chúng. Cũng từ đó, tiếng chuông cảnh tỉnh đã ngân vang trong tâm hồn mọi người. Chẳng bao lâu sau, dân chúng được sống trong cảnh êm ấm, vui vẻ. Ai ai cũng đều quay về với Ðạo Phật.
Vị Quốc vương ấy chính là tiền thân của Ðức Thích Ca.
Câu chuyện này dạy cho chúng ta rằng: Mỗi khi con người hạnh phúc hay khổ đau, hoặc một người đang ở bờ vực sinh tử, bị giày vò bởi bệnh tật khổ đau, vô phương cứu chữa. …. ai ai cũng đều tìm đến đạo Phật như cứu cánh nhằm xoa dịu đi nỗi khổ niềm đau cũng như tìm cho mình ánh sáng cứu rỗi cuộc đời mình.