7 loại trà tốt nhất dành cho người bị tiểu đường

Từ trà xanh đến trà hoa cúc, hãy khám phá những loại trà tốt nhất có thể mang lại những lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang tìm cách ngăn ngừa căn bệnh này.

Trà là một lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Chất chống oxy hóa có trong trà là những hợp chất giúp chống lại các gốc tự do - là những chất hóa học có thể làm hỏng tế bào và vật chất di truyền. Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể, stress oxy hóa xảy ra, góp phần khởi phát các tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

1. Trà xanh có thể giúp bạn giảm cân

Trà xanh và chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm mức đường huyết và có thể đóng một vai trò trong việc giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì.

Những người thường xuyên uống trà xanh trong hơn 10 năm có lượng mỡ cơ thể thấp hơn và vòng eo nhỏ hơn những người không uống. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2020 trên tạp chí Diabetologia, béo phì có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 của một người lên ít nhất gấp sáu lần.

Một trong những lý do trà xanh có thể đóng một vai trò ngăn ngừa bệnh tiểu đường là do có chứa một hợp chất mạnh được gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG đã được phát hiện để làm tăng sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ. Theo một đánh giá được công bố vào tháng 2/2019 trên Tạp chí International Journal of Molecular Science, quá trình EGCG kích thích glucose đi vào các tế bào cơ cũng có thể hữu ích để điều trị bệnh béo phì.

2. Trà đen giúp giảm đề kháng insulin

Một đánh giá được công bố vào tháng 6/2019 trên tạp chí Antioxidants lưu ý rằng một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy uống trà đen, trà xanh hoặc trà ô long có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng tiểu đường.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu cho rằng trà (bao gồm cả trà đen) có thể hoạt động trong cơ thể một phần bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin, đóng vai trò giống như insulin, cũng như giảm bớt phản ứng viêm.

Ngoài ra, trà đen có thể có tác dụng hỗ trợ những người mắc bệnh tiểu đường theo những cách khác. “Các nghiên cứu trên động vật về trà đen đã phát hiện ra nó có thể làm giảm sự hấp thụ carbohydrate và do đó cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, vẫn cần có nhiều nghiên cứu hơn trên người.

Một nghiên cứu khác, được công bố vào tháng 1/2017 trên Tạp chí Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition cho thấy uống trà đen sau khi tiêu thụ đường giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đặc biệt, với những người uống trà đen có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn.

3. Trà hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ

Mất ngủ là điều mà người bệnh tiểu đường hay gặp phải. Chỉ một đêm ngủ không ngon giấc có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả hơn, có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.

Uống trà hoa cúc thảo mộc, không chứa caffeine, có thể hỗ trợ giấc ngủ của bạn. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 10/2015 trên tạp chí JAN cho thấy rằng khi những phụ nữ có giấc ngủ kém (mới sinh con) uống trà hoa cúc trong hai tuần, họ gặp ít vấn đề về chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng trầm cảm hơn so với nhóm không uống trà.

Tất nhiên, những phụ nữ đó không bị tiểu đường. Nhưng điều đó không có nghĩa là trà hoa cúc không mang lại đặc quyền cho những người này. Bệnh tiểu đường được coi là một trạng thái viêm nhiễm, và cùng với lượng thức ăn phù hợp, giấc ngủ chất lượng tốt là rất quan trọng trong việc giảm viêm.

Hơn thế nữa, trà hoa cúc cũng có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin, quản lý glucose và có thể giúp giảm căng thẳng. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12/2018 trên tạp chí Trends in General Practice cho thấy rằng khi những người tham gia nghiên cứu mắc bệnh tiểu đường loại 2 uống trà hoa cúc ba lần một ngày (sau mỗi bữa ăn) trong tám tuần, các nhà nghiên cứu đã thấy được lợi ích trong cả kháng insulin và các dấu hiệu viêm.

Hơn nữa, nghiên cứu trên động vật trước đây cho thấy rằng uống trà hoa cúc hàng ngày có thể giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng có thể xảy ra với bệnh tiểu đường, mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở người.

4. Trà gừng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói

Một tách trà gừng có thể mang lại cảm giác sảng khoái, nhưng cũng rất đáng để nhâm nhi đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường. Một đánh giá trước đây cho thấy rằng bổ sung củ gừng (về mặt kỹ thuật là một hình thức mạnh hơn trà) làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, cũng như A1C.

Hơn nữa, một nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 2/2015 trên Tạp chí Journal of Complementary and Integrative Medicine đã quan sát thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường (những người không dùng insulin) bổ sung gừng trong ba tháng đã cải thiện việc kiểm soát đường huyết của họ.

Gừng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể bằng cách ức chế các enzym có liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate cũng như tăng độ nhạy insulin.

5. Trà Hibiscus có thể giúp giảm huyết áp

Loại trà có vị chua và thơm này không chỉ có hương vị sảng khoái mà còn đóng một vai trò trong việc giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và các vấn đề khác liên quan đến bệnh.

Trà dâm bụt còn có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Theo Viện Y tế Quốc gia, mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh tim, đồng thời có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn. Việc uống trà dâm bụt hai lần mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu ở những người mắc bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian một tháng, đây là tin đặc biệt tốt vì họ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.

6. Trà Rooibos có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy loại trà thảo mộc được làm từ lá của một loại cây bụi trồng ở Nam Phi, có thể có lợi cho việc giảm cân.

Các tác giả nghiên cứu này cũng kết luận rằng giảm cân có thể giúp những người đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 kiểm soát lượng đường trong máu của họ tốt hơn và có khả năng làm giảm sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra, trà rooibos có chứa một hợp chất thực vật được gọi là aspalathin, có đặc tính làm giảm glucose (theo một công bố vào tháng 5/2019 trên tạp chí PLoS One).

Nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm còn phát hiện ra rằng hợp chất này có thể giúp đảo ngược các biến chứng liên quan đến bệnh chuyển hóa. Theo Mayo Clinic, bệnh chuyển hóa hay hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng như mỡ thừa quanh eo và lượng đường trong máu cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cũng như bệnh tiểu đường loại 2.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các loại trà có ghi “giảm cân” trên bao bì. Một số loại trà đặc biệt có tác dụng giảm cân hoặc giảm đầy hơi có thể chứa các thành phần làm tăng tiểu tiện, khiến đại tràng co thắt hoặc dẫn đến tiêu chảy. Những tác dụng phụ đó không phải là lý tưởng đối với những người đang muốn cải thiện sức khỏe của họ.

7. Trà bạc hà giúp bạn bình tĩnh hơn

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường có mức độ căng thẳng cao. Vì thế, tác dụng làm dịu của trà bạc hà có thể có lợi, bởi vì giảm căng thẳng thường có thể cải thiện mức đường huyết. Theo Đại học California ở San Francisco, căng thẳng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn và khiến chúng khó kiểm soát hơn.

Trong một nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hương thơm bạc hà giúp giảm lo lắng, bực bội và mệt mỏi cho người lái xe khi tiếp xúc với mùi hương. Một nghiên cứu khác, được công bố vào tháng 10/2019 trên Tạp chí Journal of Pain Research, cho thấy hương thơm của bạc hà giúp giảm đau và lo lắng do đặt ống thông tĩnh mạch. Các nhà nghiên cứu cho rằng trước khi thực hiện thủ thuật này, nên sử dụng liệu pháp tinh dầu bạc hà.

Dù bạn chọn loại trà nào, chỉ cần nhớ những nguyên tắc này. Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ cho đồ uống không có đường. Hãy chọn các loại trà xanh, thảo mộc hoặc trà đen và theo dõi khi nào bạn nên cắt giảm lượng caffeine để giúp bạn có giấc ngủ tốt nhất. Đây là cách thưởng thức trà đúng - vì sức khỏe của bạn!

(Theo Everydayhealth)
0 0 11,821 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết