Bức Tranh "Chiều Tà” Của Hoàng Đế Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi (1871-1944) vẽ tác phẩm Chiều tà vào năm 1915 tại Algeria, bằng sơn dầu, trong thời gian ông bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở Bắc Phi.
Về mặt lịch sử, Hàm Nghi là vị vua nhà Nguyễn vì lòng yêu nước đã chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp nên bị bắt đi lưu đày và đã chết tại một đất nước xa xôi, vùng Bắc Phi. Bức tranh, với tên gốc của tác giả là La Route De El Biar (Con đường của El Biar); nó còn có một tên khác là Déclin Du Jour (Ngày tàn) mà ai đó đã ghi trên miếng giấy đính kèm vào bức tranh, với dòng chữ: “Quà tặng của vua An Nam”. Hiểu và gọi tên là Chiều tà, có lẽ những người tham dự phiên đấu giá muốn tinh thần của nó nhẹ nhàng hơn chăng (?).
Mặc dù Ngày tàn hay Chiều tà cũng chỉ để gọi bức tranh vẽ cảnh xế chiều, không khác nhau về bối cảnh và tính thời gian, nhưng lại rất khác về tâm trạng của người vẽ – một người đang bị đày đi biệt xứ. Trong ngữ cảnh này, Ngày tàn thích hợp hơn vì nó mang nỗi buồn của thân phận lưu vong, của linh cảm tuyệt vọng; còn Chiều tà dễ làm chúng ta liên tưởng đến những khung trời lãng mạn, với nỗi buồn man mác.
Đánh giá ý nghĩa của tác phẩm này đối với Việt Nam, ông Alexandre Millon, đại diện tổ chức bán đấu giá Drouot đã nhìn nhận: “… Đối với họ (người Việt), bức tranh có một giá trị thiêng liêng, vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật”.
Bức tranh Chiều tà có thể coi là một phát hiện kỳ thú của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nó cho thấy chúng ta từng có một họa sĩ vẽ theo cách của phương Tây từ rất sớm. Sớm hơn nhiều họa sĩ Việt Nam tiền bối như Nam Sơn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Lê Văn Đệ…
Vua Hàm Nghi vẽ bức Chiều tà vào năm 1915 và đã có triển lãm cá nhân tại Paris vào năm 1926. Rất sớm, chỉ kém hơn 1 năm so với sự kiện thành lập Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, năm 1925. Họa sĩ – vua Hàm Nghi với bút danh là Xuân Tử (cũng có nơi ghi Tử Xuân) từng theo học hội họa với thầy Marius Reynaud (1860-1935), mỗi tuần 2 buổi, rồi học điêu khắc với điêu khắc gia lừng danh, August Rodin (1840-1917). Tuy không có dịp gặp gỡ, trò chuyện, nhưng qua tranh ảnh, ông chịu ảnh hưởng về cách tư duy hình họa, màu sắc của danh họa Paul Gauguin (1848-1903); ông là bạn của chí sĩ – họa sĩ Kỳ Đồng (1875-1929).
Theo nhà phân tích nghệ thuật chuyên về thế kỷ 19 và 20 của Drouot, bà Cécile Ritzenthaler, bức Chiều tà của họa sĩ Xuân Tử (vua Hàm Nghi) đã vẽ theo trường phái Nabi từ cuối thế kỷ 19 (có nguồn gốc Do Thái là nebiim, có nghĩa linh cảm hay tiên tri).
Trên báo Le Temps, phóng viên De Varingi từng viết về Hàm Nghi tại Algeria, có đoạn: “Nơi vua Hàm Nghi thích nhất và làm việc suốt ngày là thư phòng lót đá hoa. Trên bàn sách báo ngổn ngang, các họa phẩm treo đầy trên tường. Trên giá vẽ còn nhiều bức đang dở dang. Ngài còn chỉ nơi đánh đàn, hay chỗ để máy chụp ảnh… Những vật ấy lộ rõ cái chí ham hiểu biết, ham sáng tạo của ngài…”.
Về mặt lịch sử, Hàm Nghi là vị vua nhà Nguyễn vì lòng yêu nước đã chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp nên bị bắt đi lưu đày và đã chết tại một đất nước xa xôi, vùng Bắc Phi. Bức tranh, với tên gốc của tác giả là La Route De El Biar (Con đường của El Biar); nó còn có một tên khác là Déclin Du Jour (Ngày tàn) mà ai đó đã ghi trên miếng giấy đính kèm vào bức tranh, với dòng chữ: “Quà tặng của vua An Nam”. Hiểu và gọi tên là Chiều tà, có lẽ những người tham dự phiên đấu giá muốn tinh thần của nó nhẹ nhàng hơn chăng (?).
Mặc dù Ngày tàn hay Chiều tà cũng chỉ để gọi bức tranh vẽ cảnh xế chiều, không khác nhau về bối cảnh và tính thời gian, nhưng lại rất khác về tâm trạng của người vẽ – một người đang bị đày đi biệt xứ. Trong ngữ cảnh này, Ngày tàn thích hợp hơn vì nó mang nỗi buồn của thân phận lưu vong, của linh cảm tuyệt vọng; còn Chiều tà dễ làm chúng ta liên tưởng đến những khung trời lãng mạn, với nỗi buồn man mác.
Đánh giá ý nghĩa của tác phẩm này đối với Việt Nam, ông Alexandre Millon, đại diện tổ chức bán đấu giá Drouot đã nhìn nhận: “… Đối với họ (người Việt), bức tranh có một giá trị thiêng liêng, vượt ra ngoài khuôn khổ nghệ thuật”.
Bức tranh Chiều tà có thể coi là một phát hiện kỳ thú của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nó cho thấy chúng ta từng có một họa sĩ vẽ theo cách của phương Tây từ rất sớm. Sớm hơn nhiều họa sĩ Việt Nam tiền bối như Nam Sơn, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Lê Văn Đệ…
Vua Hàm Nghi vẽ bức Chiều tà vào năm 1915 và đã có triển lãm cá nhân tại Paris vào năm 1926. Rất sớm, chỉ kém hơn 1 năm so với sự kiện thành lập Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương tại Hà Nội, năm 1925. Họa sĩ – vua Hàm Nghi với bút danh là Xuân Tử (cũng có nơi ghi Tử Xuân) từng theo học hội họa với thầy Marius Reynaud (1860-1935), mỗi tuần 2 buổi, rồi học điêu khắc với điêu khắc gia lừng danh, August Rodin (1840-1917). Tuy không có dịp gặp gỡ, trò chuyện, nhưng qua tranh ảnh, ông chịu ảnh hưởng về cách tư duy hình họa, màu sắc của danh họa Paul Gauguin (1848-1903); ông là bạn của chí sĩ – họa sĩ Kỳ Đồng (1875-1929).
Theo nhà phân tích nghệ thuật chuyên về thế kỷ 19 và 20 của Drouot, bà Cécile Ritzenthaler, bức Chiều tà của họa sĩ Xuân Tử (vua Hàm Nghi) đã vẽ theo trường phái Nabi từ cuối thế kỷ 19 (có nguồn gốc Do Thái là nebiim, có nghĩa linh cảm hay tiên tri).
Trên báo Le Temps, phóng viên De Varingi từng viết về Hàm Nghi tại Algeria, có đoạn: “Nơi vua Hàm Nghi thích nhất và làm việc suốt ngày là thư phòng lót đá hoa. Trên bàn sách báo ngổn ngang, các họa phẩm treo đầy trên tường. Trên giá vẽ còn nhiều bức đang dở dang. Ngài còn chỉ nơi đánh đàn, hay chỗ để máy chụp ảnh… Những vật ấy lộ rõ cái chí ham hiểu biết, ham sáng tạo của ngài…”.