BÌNH YÊN
Bức “Bình yên” nằm trong bộ 4 bức tranh sơn mài vẽ bốn mùa xuân, hạ, thu đông của họa sĩ Văn Tịch. Tuy nhiên 3 bức còn lại đã bị họa sĩ loại bỏ dù quá trình làm việc kéo dài suốt 1 năm, và chỉ còn bức “Bình yên” có thể được đưa ra triển lãm.
So với các loại tranh khác, tranh sơn mài rất khó thực hiện, có nhiều công đoạn phức tạp và các yếu tố phụ thuộc. Vật liệu chính sử dụng trong tranh sơn mài là các sản phẩm tự nhiên như: vàng, bạc, sơn ta, xà cừ, vỏ trứng, vỏ trai… Văn Tịch nói rằng anh có thể dùng đến hàng trăm loại chất liệu khác nhau trong quá trình làm tranh sơn mài. Mỗi một lớp màu là một lớp lót bạc hoặc vàng, và công đoạn mài để “moi màu” trong một tạo hình chính là vẽ.
Bức “Bình Yên” vẽ một cô gái đang còn sức trẻ, đang chờ đợi ở tương lai. Một khúc giao mùa êm ái của tương phản lạnh- ấm, của trầm buồn – hy vọng, của nén lặng tâm tư và rực rỡ.
So với các loại tranh khác, tranh sơn mài rất khó thực hiện, có nhiều công đoạn phức tạp và các yếu tố phụ thuộc. Vật liệu chính sử dụng trong tranh sơn mài là các sản phẩm tự nhiên như: vàng, bạc, sơn ta, xà cừ, vỏ trứng, vỏ trai… Văn Tịch nói rằng anh có thể dùng đến hàng trăm loại chất liệu khác nhau trong quá trình làm tranh sơn mài. Mỗi một lớp màu là một lớp lót bạc hoặc vàng, và công đoạn mài để “moi màu” trong một tạo hình chính là vẽ.
Bức “Bình Yên” vẽ một cô gái đang còn sức trẻ, đang chờ đợi ở tương lai. Một khúc giao mùa êm ái của tương phản lạnh- ấm, của trầm buồn – hy vọng, của nén lặng tâm tư và rực rỡ.