Trà B’Lao - trà xứ phương Nam

Vùng chè Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) - vùng đất B’lao xưa của cao nguyên, gần một thế kỷ qua cây chè vẫn lặng lẽ với thời gian, len vào cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình. Nó chứng minh rằng “Đạo trà là bất biến, tồn tại mãi mãi với thời gian”, hương trà B’Lao vẫn toả hương ngọt mãi.

Trong lịch sử ngàn năm của cây chè và nghệ thuật uống trà không biết nhân loại đã tốn biết bao giấy mực làm nên những áng văn chương để ca ngợi cái thú vui vừa tao nhã vừa sảng khoái này.

Sự xuất hiện sớm của cây chè trên đất nước ta đã đưa cộng đồng dân cư Việt trở thành một trong những dân tộc biết uống trà sớm nhất thế giới. Cũng vì vậy mà ở Việt Nam có những vùng đất đã đi vào lịch sử của ngành chè. Trong đó có vùng chè Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.

Ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ qua, trà có nhiều trong lễ nghi và giao tế xã hội. Nghề trồng và chế biến trà đã trở thành truyền thống ở một số địa phương. Nếu như ở các tỉnh phía Bắc cây chè được trồng trên vùng núi và trung du các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng. Thì ở đất phương Nam, nói đến quê hương của trà người ta thường nghĩ ngay đến vùng Bảo Lộc, Lâm Đồng.

Người ta biết đến Lâm Đồng không chỉ bởi sự phong phú của các loài hoa hay những cảnh quan kỳ thú của Đà Lạt mộng mơ. Một cao nguyên Lâm Viên hay Di Linh với khí hậu ôn hoà mát mẻ quanh năm mà còn bởi một vùng văn hoá trà khá nổi tiếng mang thương hiệu B’Lao.

Tại đây, cuộc sống của người dân không thể tách rời trà, trà còn giúp cho họ có cuộc sống ngày càng ổn định hơn và trên hết nó còn tạo nét văn hoá đặc trung cho cả một vùng đất.

Nếu như trà Bắc Thái thường sao suốt và không ướp hương thì trà ướp hương vùng B’Lao thường khá cầu kỳ. Trà sau khi luộc qua ép bớt nước đắng rồi mới ướp hương sao khô đóng gói. Hương ướp trà ở đây chủ yếu dùng hoa sói, hoa sen và hoa nhài. Hương của những loài hoa này quyện vào trà tạo nên một hương vị khó quên đối với nhiều người.

(Vườn Lao) hiện nay tọa lạc giữa trung tâm thành phố trẻ dù trải qua bao thăng trầm. Dù tên gọi B’Lao hay Bảo Lộc thì thành phố này vẫn giữ được nét trầm mặc yên bình của phố Núi và vẫn luôn lưu lại cảm giác thân thương trong lòng lữ khách. Như hơi ấm của tách trà xanh ướp hương hoa sói thơm nồng, ngào ngạt giữa buổi sang tinh khôi.

“Về Bảo Lộc đứng trên lưng đồi

Nghe tiến chè xanh lao xao

Tay em hái dịu dàng như múa,

Tiếng hát em trong veo”

Đi giữa thủ đô chè chợt nghĩ về những câu thơ ấy của nhà thơ Mai Hữu Phước, nhiều người càng thêm yêu mảnh đất này. Vùng đất tựa như hương đã đi vào thơ ca và dẫu có đi xa cũng khó quên hương vị trà B’Lao.

Dù chỉ một lần đặt chân đến và trong tách trà mọi nguời mang ra tiếp khách nhân dịp xuân về hẳn có không ít hương trà B’Lao trong câu chuyện đầu năm. Điều đó minh chứng thêm cho sự hoà quyện giữa con người và xứ sở sản vật sinh ra trên miền đất này. Chính điều đó đã đưa hương trà B’Lao ngày một toả hương và bay xa.

(Theo nhandan.vn)
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết