ĐI HỌC CHỮ BÁC HỒ
Đi học chữ Bác Hồ là môt trong những tác phẩm sơn mài tiêu biểu của họa sĩ Đoàn Văn Nguyên.
Bức tranh diễn tả bốn cô gái Tây Nguyên trong trang phục truyền thống, người đeo gùi, người địu con, tay ôm vở hào hứng đến lớp. Tình cảm hồn nhiên, đôn hậu, ấm áp của người dân nơi đây được thể hiện qua mảng màu đỏ son của khăn quàng, cùng với mảng trắng của vỏ trứng.
Bức tranh cho thấy niềm đam mê học tập không phân biệt tuổi tác, sự quyết tâm vượt khó của người dân Tây Nguyên trong hành trình đến với cái “chữ Bác Hồ”, đến với tri thức, văn hóa mà Bác Hồ cùng cách mạng đem lại cho đồng bào dân tộc.
Bức tranh diễn tả bốn cô gái Tây Nguyên trong trang phục truyền thống, người đeo gùi, người địu con, tay ôm vở hào hứng đến lớp. Tình cảm hồn nhiên, đôn hậu, ấm áp của người dân nơi đây được thể hiện qua mảng màu đỏ son của khăn quàng, cùng với mảng trắng của vỏ trứng.
Bức tranh cho thấy niềm đam mê học tập không phân biệt tuổi tác, sự quyết tâm vượt khó của người dân Tây Nguyên trong hành trình đến với cái “chữ Bác Hồ”, đến với tri thức, văn hóa mà Bác Hồ cùng cách mạng đem lại cho đồng bào dân tộc.