Sớm mai, ngồi bên tách trà nóng
Uống trà không đơn giản là để giải khát, để giữ gìn sức khỏe mà uống trà còn là một thú chơi tao nhã của những tao nhân mặc khách, những người đã nếm trải mọi sự và thấy trong chén trà vị đắng cay ngọt bùi đầy đủ của cuộc đời...
Người Việt vốn coi uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chút công phu. Sự công phu đó, trở thành thứ lễ nghi mà ngày nay lớp trẻ không phải ai cũng biết.
Uống trà nhằm đáp lại lòng mến khách của chủ nhân, để bắt đầu tâm sự, một nỗi niềm ngổn ngang, để bàn chuyện gia đình, xã hội, để cảm nhận một tách trà hương vị của đất trời, cây cỏ.
Để có được chén trà ngon thì các cụ xưa thường dùng nước mưa để giúp nước trà tăng thêm vị ngọt, bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi.
Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Châm nước lần một gọi là rồi chắt ngay ra, đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh.
Lần thứ hai đổ nước vào ấm, nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đậm đà, thơm tho quyến rũ.
Khi rót trà phải chuyển đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.
Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén. Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu.
Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấm nháp từng ngụm nhỏ nhẹ.
Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tí nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.
Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trà sen nên uống vào mùa hạ mới cảm nhận hết được hương thơm của nó, trà lài nên uống vào những đêm thu thanh vắng…
Uống trà phải dùng chung nhỏ và tùy theo tiết trời, bốn mùa xuân hạ thu đông, mỗi mùa một kiểu chung thích hợp. Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người), nên người xưa có câu “Trà tam rượu tứ”.
Nhưng chắc chắn một điều, không gian của những cuộc trà không bao giờ ồn ào náo nhiệt như uống rượu, uống bia mà rất thanh tao, giản dị, gần gũi và ấm cúng...
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Người Việt vốn coi uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chút công phu. Sự công phu đó, trở thành thứ lễ nghi mà ngày nay lớp trẻ không phải ai cũng biết.
Uống trà nhằm đáp lại lòng mến khách của chủ nhân, để bắt đầu tâm sự, một nỗi niềm ngổn ngang, để bàn chuyện gia đình, xã hội, để cảm nhận một tách trà hương vị của đất trời, cây cỏ.
Để có được chén trà ngon thì các cụ xưa thường dùng nước mưa để giúp nước trà tăng thêm vị ngọt, bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi.
Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Châm nước lần một gọi là rồi chắt ngay ra, đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh.
Lần thứ hai đổ nước vào ấm, nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đậm đà, thơm tho quyến rũ.
Khi rót trà phải chuyển đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.
Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén. Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu.
Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấm nháp từng ngụm nhỏ nhẹ.
Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tí nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.
Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trà sen nên uống vào mùa hạ mới cảm nhận hết được hương thơm của nó, trà lài nên uống vào những đêm thu thanh vắng…
Uống trà phải dùng chung nhỏ và tùy theo tiết trời, bốn mùa xuân hạ thu đông, mỗi mùa một kiểu chung thích hợp. Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người), nên người xưa có câu “Trà tam rượu tứ”.
Nhưng chắc chắn một điều, không gian của những cuộc trà không bao giờ ồn ào náo nhiệt như uống rượu, uống bia mà rất thanh tao, giản dị, gần gũi và ấm cúng...
Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch