Những loại trà phổ biến của các quốc gia trên thế giới

Cùng với cà phê, trà là thức uống phổ biến nhất thế giới. Tuy nhiên, tùy từng nền văn hóa và điều kiện thiên nhiên, mà cách uống trà cũng như loại trà yêu thích của từng nước cũng khác nhau.

Nước Anh - Earl Grey (Trà bá tước Grey)

Vương Quốc Anh đã có đóng góp to lớn đối với nghệ thuật dùng trà. Earl Grey hay còn gọi là trà bá tước, một loại trà đen được pha trộn từ hương hoa đặc biệt của tinh dầu cam Bergamot - được sử dụng từ lần sản xuất trà thứ hai vào năm 1830.

Người Anh rất yêu trà và có cả văn hóa "trà chiều". Earl Grey đã pha trộn của trà đen với dầu cam bergamot trong thập niên 1830. Bữa ăn nhẹ thứ hai, một bữa ăn nhẹ thường được phục vụ vào khoảng 4 giờ chiều đến 7 giờ tối. Khoảng năm 1841, nữ công tước Bedford phát triển rộng văn hóa uống trà trong giới quý tộc, sau đó đến tầng lớp bình dân. Và đến ngày nay, nó đã trở thành thói quen không thể thiếu mỗi ngày của người Anh.

Morocco - Mint Tea (Trà bạc hà)

Trà bạc hà chính là thức uống quốc hồn quốc túy của Morocco, biểu tượng trong các bệnh viện ở đất nước này. Thức uống này còn được gọi là atai, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa Maghrebi (Bắc châu Phi).

Được biết, Morocco là nước tiêu thụ trà bạc hà nhiều nhất. Trước kia, đây là đồ uống dành riêng cho tầng lớp quý tộc, hiện tại nó đã trở thành đồ uống phổ thông.

Trà bạc hà của người Morocco bao gồm: nước trà từ một loại lá trà tên “thuốc súng” (gunpowder), lá bạc hà tươi và đường. Người Morocco có hai cách thưởng thức trà bạc hà:

Thứ nhất, làm sẵn hết: Từ việc hãm trà, bỏ lá, bỏ đường rồi đổ vào một cái bình bạc cao. Lúc thưởng thức, sẽ rót từ trên cao vào ly, tạo bọt cho trà.

Thứ hai, hãm trà riêng, bỏ sẵn lá bạc hà và đường sẵn trong ly, khi nào thưởng thức sẽ rót nước trà vào. Trà bạc hà phải dùng nóng mới ngon.

Ấn Độ - Vương quốc trà Assam

Nếu màu hồng cháy là màu đặc trưng của Ấn Độ, thì mùi hương của Chai (trà hỗn hợp gia vị) có thể là mùi thơm đặc trưng của quốc gia Trung Á này. Mỗi khu vực trong các thị trấn đều có một Chai Wallah - với cách pha trà độc quyền từng người. Nơi đây dùng loại trà đen Assam pha đậm với sữa thêm đường và mật ong, trộn gia vị với quế, gừng, sao hồi, thì là, hạt tiêu, hạt nhục đậu khấu và đinh hương.

Khi bạn đun trà ở nhà có thể thêm một lát gừng tươi: sự tươi mát của nó mang lại cho trà thêm sắc thái và nâng cao sự ấm áp và sự đậm đà.

Nam Phi - Trà Rooibos

Trà Rooibos không thực sự là “trà”, vì nó không được làm từ lá chè mà là một loại cây thảo dược tên rooibos. Theo lịch sử, ban đầu, nó chỉ là một thức uống hàng ngày của người dân bản địa ở vùng Cederberg.

Sau này, khi người Hà Lan đến xâm lược vùng đất này, họ đã thử và nâng Rooibos lên thành trà, thay thế cho loại trà đen Anh Quốc nhập khẩu cực đắt. Rooibos còn được gọi là hồng trà, do màu sắc nguyên bản của nó là màu đỏ.

Hiện nay, nó không chỉ là thức uống hàng ngày của người dân Nam Phi, mà còn là thức uống thời thượng của nhiều người trên thế giới.

Mỹ - Sweet Tea (Trà ngọt)

Trà ngọt là thức uống yêu thích của người nước Bắc Mỹ, trong đó có nước Mỹ, đặc biệt là ở miền Bắc. Theo một nghiên cứu gần đây, Summerville, thuộc bang Bắc Carolina chính là quê hương của trà ngọt.

Trà ngọt là hỗn hợp giữa đường với nước nóng có nhúng một túi trà đen, sau đó khuấy đều khi nước vẫn còn nóng. Đôi khi, người Mỹ còn thêm syrup và bột soda. Khi trời nóng bức, người Mỹ còn bỏ thêm đá.

Trung Quốc - Trà Ô long

Trà thực sự trở thành sản phẩm kinh doanh của người dân Trung Quốc, nơi đây, trà được phục vụ nhiều hơn cả nước uống. Tuy nhiên, ở đây, việc “dân chủ hóa” thức uống đã không thể giảm giá trị của nó: Bạn có thể mua một tách trà hàng ngày với một vài đồng xu, hoặc, nếu bạn là một người giới yêu trà thực sự, thì hãy thử một trong những loại Trà Ô Long có giá tới 35.000 USD và được coi là tốt nhất trên thế giới.

Trà Ô Long được tạo ra từ quá trình lên men một nửa từ các đọt trà chất lượng của bất cứ cây chè nào thuộc họ Camellia sinensis. Thế nên, không chỉ ở Trung Quốc mà ở Đài Loan, Việt Nam đều có thể sản xuất được trà Ô Long; chỉ là, vì trà Ô Long xuất xứ từ Trung Quốc và những gốc chè tổ của họ vẫn cho ra sản phẩm Ô Long ngon và đúng điệu nhất.

(Theo Tạp Chí Kinh Tế)
0 0 14,259 0
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết