Kiến thức cơ bản tự cảm nhận & đánh giá ấm cổ
Đối với một chiếc ấm Tử Sa đang cầm trên tay, nếu bạn cho nó là cổ, đem hỏi người khác thì khó có người dám định tuổi, vì con dấu lạc khoản không nói lên điều gì. Vậy thì bạn hãy căn cứ vào một số điểm sau đây để tự mình đánh giá sản phẩm:
1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên đại
Phong cách nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giám định sản phẩm. Phong cách của một sản phẩm không thể nào vượt quá thời đại sản sinh ra nó, tác phẩm của nghệ nhân cũng không thể thoát ly khỏi thời đại mà nghệ nhân đó sinh sống. Bằng kinh nghiệm và kiến thức, người chơi có thể xem xét về đặc điểm công nghệ, nguyên liệu, công cụ chế tác và cách thức trang trí để thẩm định. Những sản phẩm không cùng thời đại thì sẽ có đặc điểm thời đại khác nhau, nghệ nhân không cùng thời đại thì đặc điểm công nghệ và tay nghề thủ công sẽ làm ra những sản phẩm khác nhau.
2. Nguyên liệu Tử sa từ hạt thô sang nhuyễn mịn
Đất Tử sa dùng làm ấm ban đầu là hạt to, thô chuyển dần sang nhỏ mịn, nguyên nhân là do sự khác biệt về công cụ làm ra nó. Thời kỳ đầu (đời Minh) nghệ nhân dùng chày giã đất, đến giữa đời Thanh chuyển sang xay bằng cối đá và cuối cùng là dùng máy xay chạy điện, vì vậy thân ấm Tử Sa từ giữa đời Thanh trở về trước da có hạt như da trái bưởi, nhìn kỹ các hạt đất kết dính không đều nhau, càng về sau càng nhuyễn dần, cho đến trơn bóng như hiện nay.
3. Vết nối bên trong thân ấm
Vào thời kỳ đầu (đời Minh), việc chế tạo ấm Tử Sa bắt chước hoàn toàn theo công nghệ chế tạo gốm sứ, thân ấm làm 2 phần ghép nối lại với nhau trước khi cho vào lò nung. Dùng tay sờ có thể phát hiện vết nối này.
4. Khoét lỗ gắn vòi và quai
Ấm Tử Sa làm vào đời Minh đều có dấu dao khoét vào thân ấm để gắn vòi và quai, sau đó được chà láng lại, nhìn kỹ vẫn phát hiện dấu sần sùi.
5. Dính men và tì vết
Trước đời Minh Vạn Lịch, ấm Tử Sa được cho vào lò nung chung với đồ gốm, vì vậy trên da ấm thường có lốm đốm vết men gốm bay dính.
6. Lỗ vòi
Vào đời Minh đến giữa đời Thanh, lỗ chảy của vòi luôn là lỗ đơn, sau đó mới chuyển dần sang nhiều lỗ, nhưng đều là số lẻ: 3 lỗ, 5 lỗ, 7 lỗ và 9 lỗ. Đến thập niên 1970,do ảnh hưởng loại ấm trà của Nhật Bản, ấm Tử Sa mới xuất hiện bán cầu nhiều lỗ để ngăn trà làm nghẹt vòi.
Ngoài 6 điểm cơ bản trên, còn một yếu tố thẩm định rất quan trọng, là xét về phong cách ghi niên hiệu, thư pháp, vẽ tranh, nhưng phần này rất dài, sẽ viết trong một bài khác.
Lạc khoản các lò khắc trên ấm Tử Sa những năm đầu thế kỷ 20: Xuân Thủy Đường, Thế Đức Đường, Thịnh Đức Đường, Thanh Đức Đường. Ngoài ra còn nhiều “Đường” khác, như: Tuyên Đức Đường, Chân Đức Đường…
Trước một môn chơi còn mới mẻ và nhiêu khê như vậy thật không khỏi khiến mọi người nản lòng, nhưng hiện nay vẫn có nhiều người sưu tầm ấm Tử Sa. Chơi là để ngắm nhìn vui mắt, có đề tài trao đổi với bạn bè và nhất là tạo cơ hội cho mình nghiên cứu, học hỏi thêm.
Uống Trà Thôi sưu tầm.
1. Căn cứ vào đặc điểm phong cách thời đại, niên đại
Phong cách nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc giám định sản phẩm. Phong cách của một sản phẩm không thể nào vượt quá thời đại sản sinh ra nó, tác phẩm của nghệ nhân cũng không thể thoát ly khỏi thời đại mà nghệ nhân đó sinh sống. Bằng kinh nghiệm và kiến thức, người chơi có thể xem xét về đặc điểm công nghệ, nguyên liệu, công cụ chế tác và cách thức trang trí để thẩm định. Những sản phẩm không cùng thời đại thì sẽ có đặc điểm thời đại khác nhau, nghệ nhân không cùng thời đại thì đặc điểm công nghệ và tay nghề thủ công sẽ làm ra những sản phẩm khác nhau.
2. Nguyên liệu Tử sa từ hạt thô sang nhuyễn mịn
Đất Tử sa dùng làm ấm ban đầu là hạt to, thô chuyển dần sang nhỏ mịn, nguyên nhân là do sự khác biệt về công cụ làm ra nó. Thời kỳ đầu (đời Minh) nghệ nhân dùng chày giã đất, đến giữa đời Thanh chuyển sang xay bằng cối đá và cuối cùng là dùng máy xay chạy điện, vì vậy thân ấm Tử Sa từ giữa đời Thanh trở về trước da có hạt như da trái bưởi, nhìn kỹ các hạt đất kết dính không đều nhau, càng về sau càng nhuyễn dần, cho đến trơn bóng như hiện nay.
3. Vết nối bên trong thân ấm
Vào thời kỳ đầu (đời Minh), việc chế tạo ấm Tử Sa bắt chước hoàn toàn theo công nghệ chế tạo gốm sứ, thân ấm làm 2 phần ghép nối lại với nhau trước khi cho vào lò nung. Dùng tay sờ có thể phát hiện vết nối này.
4. Khoét lỗ gắn vòi và quai
Ấm Tử Sa làm vào đời Minh đều có dấu dao khoét vào thân ấm để gắn vòi và quai, sau đó được chà láng lại, nhìn kỹ vẫn phát hiện dấu sần sùi.
5. Dính men và tì vết
Trước đời Minh Vạn Lịch, ấm Tử Sa được cho vào lò nung chung với đồ gốm, vì vậy trên da ấm thường có lốm đốm vết men gốm bay dính.
6. Lỗ vòi
Vào đời Minh đến giữa đời Thanh, lỗ chảy của vòi luôn là lỗ đơn, sau đó mới chuyển dần sang nhiều lỗ, nhưng đều là số lẻ: 3 lỗ, 5 lỗ, 7 lỗ và 9 lỗ. Đến thập niên 1970,do ảnh hưởng loại ấm trà của Nhật Bản, ấm Tử Sa mới xuất hiện bán cầu nhiều lỗ để ngăn trà làm nghẹt vòi.
Ngoài 6 điểm cơ bản trên, còn một yếu tố thẩm định rất quan trọng, là xét về phong cách ghi niên hiệu, thư pháp, vẽ tranh, nhưng phần này rất dài, sẽ viết trong một bài khác.
Lạc khoản các lò khắc trên ấm Tử Sa những năm đầu thế kỷ 20: Xuân Thủy Đường, Thế Đức Đường, Thịnh Đức Đường, Thanh Đức Đường. Ngoài ra còn nhiều “Đường” khác, như: Tuyên Đức Đường, Chân Đức Đường…
Trước một môn chơi còn mới mẻ và nhiêu khê như vậy thật không khỏi khiến mọi người nản lòng, nhưng hiện nay vẫn có nhiều người sưu tầm ấm Tử Sa. Chơi là để ngắm nhìn vui mắt, có đề tài trao đổi với bạn bè và nhất là tạo cơ hội cho mình nghiên cứu, học hỏi thêm.
Uống Trà Thôi sưu tầm.