Ấm "Thụ Anh" của Cung Xuân đời nhà Minh

Xung quanh chiếc ấm “Thụ Anh” của Cung Xuân (đời Minh)

Năm 1928, Ông Trữ Nam Cường, một danh sĩ Nghi Hưng mua được chiếc ấm Tử Sa dáng vẻ rất cổ xưa tại Thọ Châu. Màu sắc của chiếc ấm cũ kỹ, thân ấm bầu tròn không theo qui tắc, bế mặt lồi lõm trông như vỏ cây khô, đầy những nếp nhăn, dưới quai ấm khắc hai chữ “Cung Xuân”, dưới nắp ấm hình cuống dưa có dấu ấn đề “Ngọc Lân”. Trữ Nam Cường mừng rỡ tột độ, sau khi tìm hiểu, nhờ thẩm định và chứng minh tưởng rằng chiếc ấm này là nguyên tác của Cung Xuân (Minh), nắp ấm bị bể được Huỳnh Ngọc Lân (Thanh) phối sau.

Chuyện này khi được công bố đã gây chấn động giới chơi cổ ngoạn vào thời đó. Hoạ sĩ nổi tiếng Huỳnh Binh Hồng khi thưởng thức chiếc ấm này đã chỉ ra rằng: “Chiếc ấm làm dựa theo hình dáng bướu cây ngân hạnh, nhưng Huỳnh Ngọc Lân đã phối nhằm chiếc nắp hình cuống dưa”.

Thế là Trữ Nam Cường nhờ danh thủ Tử Sa nổi tiếng của Nghi Hưng lúc bấy giờ là Bùi Thạch Dân phối một chiếc nắp khác hình bướu cây và khắc chữ trên đường viền nắp ấm: “Người làm ấm Cung Xuân, người phối nắp nhầm Huỳnh Ngọc Lân, 500 năm sau Huỳnh Binh Hồng phát hiện, người làm cái nắp mới là Thạch Dân, người đề chữ là Trĩ Quân”. “Trĩ Quân” là ông Phan Trĩ Lượng (1881-1942), một thư họa gia cận đại nổi tiếng của Nghi Hưng.

Gần trăm năm nay, sự thật giả của chiếc ấm Cung Xuân này luôn là đề tài tranh luận từ Á sang Âu, tuy rằng hiện nay giới Tử Sa đều công nhận chiếc ấm là tác phẩm hợp tác của học giả Ngô Đại Trừng cuối đời nhà Thanh và nghệ nhân Tử sa Huỳnh Ngọc Lân, nhưng vẫn có người còn tỏ ý nghi ngờ, cho thấy sức ảnh hưởng của nó lớn biết bao.

***

Từ giữa đời Minh trở đi, bộ đồ trà tử sa (tử sa trà cụ 紫砂茶具) trở thành nghệ thuật tử sa gồm: tạo hình, thi từ, thư pháp, hội hoạ, triện khắc tập trung vào nhất thể. Chu Cao Khởi 周高起 đời Minh ở Sáng thuỷ thiên 创始篇 trong Dương Tiện mính hồ lục 阳羡茗壶录 có nói rằng: người sáng chế âm tử sa tương truyền là một vị tăng không rõ họ tên ở chùa Kim Sa 金沙 tại Nghi Hưng 宜兴. Trong Chính thuỷ thiên 正始篇 cũng có nói: Khoảng những năm Gia Tĩnh 嘉靖 Vạn Lịch 万历 đời Minh, xuất hiện vị đại sư nghề tử sa trác việt tên là Cung Xuân 龚春. Cung Xuân lúc còn nhỏ từng là thư đồng của Tiến sĩ Ngô Di Sơn 吴颐山, ông thiên tư thông minh, hiếu học, theo chủ nhân đọc sách tại chùa Kim Sa ở Nghi Hưng, lúc rảnh rỗi thường giúp lão hoà thượng nặn gốm làm ấm. Tương truyền trong tự viện có cây ngân hạnh 银杏 cao vút trời, cành lá đan xen nhau, những cục u sần trên thân cây đa hình đa dạng. Cung Xuân sớm chiều quan sát, bắt chước những cục u sần ấy nặn gốm thành những chiếc ấm, tạo hình độc đáo, sinh động dị thường. Lão hoà thường ngợi khen không ngớt, liền đem kĩ thuật chế tạo ấm truyền lại cho Cung Xuân, cuối cùng trở thành vị đại sư chế tạo ấm nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cung Xuân dần cải biến phương pháp đơn thuần dùng tay nặn gốm của người xưa, cải tiến dùng bàn xoay gỗ đồng thời phối hợp với sử dụng dao bằng trúc. Ấm tử sa làm ra tạo hình mới mẻ, thanh nhã, chất liệu tương đối nhẹ mà cứng.
Danh tiếng của Cung Xuân lúc bấy giờ rất hiển hách, mọi người nói rằng: “Ấm của Cung Xuân hơn cả vàng ngọc”.
Nguồn Internet
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết