Tăng Tử giết lợn thuở xưa.
Ngày ấy, vợ Tăng Tử dẫn con ra chợ, con quấy khóc, nàng dỗ:
“Về nhà, cha sẽ giết lợn cho con ăn.”
Một câu thuận miệng, dỗ cho qua chuyện.
Nào ngờ, Tăng Tử về nghe con kể lại, liền ra chuồng cầm dao, chuẩn bị giết thật.
Vợ hoảng hốt ngăn: “Thiếp chỉ nói đùa để dỗ trẻ, nào phải thật lòng.”
Tăng Tử đáp:
“Con trẻ chưa hiểu sự đời, chỉ biết học theo lời người lớn. Nay nói mà không làm, thì dạy nó học gì? Dạy con phải bắt đầu bằng sự thành thật.”
Rồi ông giết lợn, nấu thịt, cho con ăn thật. Một con lợn có thể quý trong cảnh nhà nghèo, nhưng giữ lòng tin với con trẻ quý hơn gấp bội.
Ngẫm chuyện xưa mà nhìn chuyện nay, chỉ thấy một điều:
Lời nói không bao giờ là chuyện nhỏ.
Lời nói, một khi chạm vào niềm tin người khác, thì không còn là “cá nhân” nữa. Đó là trách nhiệm. Là đạo lý. Là nhân cách.
Khổng Tử từng nói:
“Nhân vô tín, bất lập.”
Người không giữ chữ tín, thì không thể đứng vững trong đời.
Sống trung thực có thể không đem lại hào quang lập tức, nhưng nó cho phép ngẩng đầu đi giữa đời mà không phải giật mình vì lời mình từng nói ra.
Giữa thời buổi thật giả lẫn lộn,
thì một lời nói ngay, một việc làm thật,
chính là thứ đáng quý nhất.
“Quân tử sợ nhân, tiểu nhân sợ quả.”
Quân tử sợ gieo cái sai từ đầu, nên cẩn trọng từng lời, giữ lòng ngay thẳng, không dám nói dối dù chỉ một câu chơi miệng.
Tiểu nhân thì không sợ nói dối, chỉ sợ lúc bị lộ. Không sợ làm sai, chỉ sợ bị bắt. Không sợ gieo nhân xấu, chỉ sợ gặt quả đắng.
Mà trong cuộc đời này, lời nói dối chính là nhân, và ngày sự thật phơi bày chính là quả.
Người ta có thể quên mình đã nói gì, nhưng sự thật thì không quên ai.
Lời nói dối có thể qua được một ngày, một tháng, thậm chí một năm. Nhưng rồi sẽ có lúc, sự thật bước vào và khi ấy, “cụ ra đi chân lạnh toát”
Chúc anh chị em đang buôn bán, kinh doanh… mỗi ngày đều sống ngay thẳng, nói điều thật lòng, làm việc quang minh, để đêm ngủ yên và không phải cúi đầu trước chính mình.
Nguồn: Nguyễn Vĩnh Cường
Team Uống Trà Thôi sưu tầm