MORI SOSETSU
MORI SOSETSU
Ba con khỉ: không thấy, không nghe, không nói.
Năm sáng tác: khoảng 1820.
Chất liệu: mực và màu trên lụa
Bảo tàng nghệ thuật Indianapolis, Hoa Kỳ.
_______________________
Hình tượng ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt mồm bắt nguồn từ câu tục ngữ Nhật: mizaru, kikazaru, iwazaru, có nghĩa là "không thấy, không nghe, không nói ", trong đó zaru nghĩa là Không, do có cách phát âm gần giống với từ saru (con khỉ) nên người Nhật đã lấy hình tượng ba con khỉ để minh họa cho câu tục ngữ trên.
Nguồn gốc của câu tục ngữ được cho là xuất xứ từ sách Luận ngữ, trong đó có câu: "Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động", nghĩa là: "Không nhìn điều sai, không nghe điều xằng bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy". Một giả thuyết khác lại cho rằng nó bắt nguồn từ triết lý Tam không (không nghe điều ác, không nói điều ác, không nhìn điều ác) của phái Thiên Thai Tông, một tông phái Phật giáo của Nhật Bản có nguồn gốc từ Trung Quốc.