Phép vẽ theo trí nhớ
Môn học vẽ Dessin (Hình họa) là môn học có vị trí quan trọng đặc biệt. Môn vẽ Dessin có trong các chương trình giáo dục tiểu học, trung học và cao đẳng. Đây cũng là môn thi bắt buộc của các trường mỹ thuật, kỹ nghệ ở Đông Dương. Thậm chí Trường Vẽ Gia Định (The École de Dessin Gia Định) thành lập năm 1913, tới năm 1917, đổi tên là Trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định, tiền thân của Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM ngày nay. Bảo tàng Giáo dục Quốc gia (Pháp) hiện còn lưu giữ một số bức vẽ của học sinh cấp Tiểu học ở Đông Dương. Phần lớn các bức vẽ này đến từ Trường Tiểu học Long Xuyên. Điều làm chúng ta kinh ngạc hơn, đây lại là các bức vẽ theo trí nhớ (dessin de mémoire – dòng chữ ghi trong tranh). Dạng thức bài vẽ này hoàn toàn vắng bóng trong tất cả các cấp giáo dục của chúng ta hiện nay, mặc dù trong Chương trình Tổng quát của Trường Mỹ thuật Đông Dương có dạng bài tập này: “Đặc biệt nhấn mạnh các bài luyện trí nhớ thị giác, ví dụ: với bài vẽ thiên nhiên (mẫu người thật hoặc cây cối) được hoàn thành và nộp cho giáo sư, sinh viên phải thực hiện ở nhà thông qua trí nhớ. Các bài luyện trí nhớ thị giác có tầm quan trọng đặc biệt, một điều thường bị coi nhẹ trong giáo dục nghệ thuật.” Đây là phương pháp được họa sĩ Horace Lecoq de Boisbaudran, giảng viên của Trường Mỹ thuật Paris đề xướng. Các điêu khắc gia Carpeaux, Rodin, các họa sĩ Fantin-Latour và Alphonse Legros là học trò của ông. Horace Lecoq de Boisbaudran cũng là tác giả cuốn sách La formation de la mémoire dans l’art et l’éducation de l’artiste (Sự hình thành trí nhớ trong nghệ thuật và giáo dục nghệ sĩ) năm 1848. [Nguyễn Quốc Định (2024), Mỹ thuật Đông Dương, Nxb Thế Giới, tr.195]. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Trường Mỹ thuật Đông Dương, xin được có nghiên cứu hồi cố về họa pháp này.
- Ký ức thị giác
Xét về bản chất, vẽ gì cũng là vẽ lại từ ký ức, phải dựa vào khả năng nhớ hình ảnh. Ký ức thị giác phân làm 3 dạng: trí nhớ hình ảnh ngắn hạn (short-term visual memory), trí nhớ hình ảnh dài hạn (long-term visual memory), trí nhớ biểu tượng. Ngay khi ta vẽ trực họa thì nếu không có khả năng trí nhớ hình ảnh ngắn hạn, cho phép lưu hình ảnh trong vỏ não, thì ngay khi ta thôi nhìn quả táo trên bàn để nhìn vào trang giấy, bắt đầu những nét vẽ, chúng ta sẽ không sao vẽ nổi. Trí nhớ hình ảnh lưu lại hình quả táo trong một thời gian ngắn, nhưng đủ để ta có thể thấy quả táo trong tâm trí, nhờ đó có thể hoàn thiện được bức tranh. Thời xa xưa, tất cả hình ảnh con thú trên hang động của người nguyên thủy đều được vẽ ra từ ký ức thị giác. Theo Nghệ thuật từ ký ức của Frances Yates thì thời Hy Lạp, La Mã đề cao ký ức và sự tưởng tượng hơn là những quan sát trực quan. Phải tới thời Phục Hưng, giáo dục phương Tây mới đề cao việc vẽ trực họa. Nhưng ở phương Đông, truyền thống ám tả – vẽ theo trí nhớ có lịch sử lâu đời và để lại vô vàn thành tựu cùng các giai thoại. Từ bức họa vài ngọn cỏ đơn sơ, vài con tôm con tép cho đến giang sơn thiên lý trùng trùng điệp điệp hay cảnh đô hội phồn hoa, nhà cửa san sát, người mua kẻ bán tấp nập…, tất cả đều dựa vào trí nhớ hình ảnh. Trong những giai thoại liên quan đến lối vẽ ám tả có chuyện do Huy Cận kể lại, Nguyễn Gia Trí đã vẽ Xuân Diệu theo trí nhớ. Khi Xuân Diệu hỏi có phải ngồi làm mẫu không thì Trí trả lời mình đã thuộc gương mặt của nhà thơ rồi .
Bài kiểm tra duy trì thị giác Benton là một bài đánh giá về khả năng nhận thức thị giác và trí nhớ thị giác. Người tham gia được đưa cho 10 thẻ trong 10 giây với các thiết kế riêng, ( nhưng hao hao giống nhau) trên mỗi thẻ. Sau khi thời gian trôi qua, những người tham gia được yêu cầu ngay lập tức sao chép các thiết kế của mỗi thẻ bằng trí nhớ thị giác của họ.
Trong ba cấp độ trí nhớ hình ảnh đã nói ở trên thì trí nhớ biểu tượng là ở mức cao nhất. Trí nhớ biểu tượng (iconic memory) tập trung cao ở các nghệ sĩ thị giác. Đặc điểm của trí nhớ biểu tượng là khả năng khái quát hóa, biểu tượng hóa hình ảnh. Nếu trí nhớ hình ảnh ngắn hạn và trí nhớ hình ảnh dài hạn không thay đổi dạng thức hình ảnh. Về mức độ, hình ảnh được lưu lại bởi trí nhớ hình ảnh dài hạn so với hình ảnh được lưu lại bởi trí nhớ hình ảnh dài hạn sẽ rõ nét hơn, giống như một bức ảnh mầu và bức ảnh đen trắng, và cũng giống như một bức ảnh có độ phân giải cao và bức ảnh có độ phân giải thấp. Nhưng hình ảnh trong trí nhớ biểu tượng thì được não bộ xử lý thành những hình ảnh có tính khái quát, được chắt lọc các chi tiết phụ, tập trung vào những đặc điểm chính yếu nhất.
Có hai vấn đề được đào sâu nghiên cứu trong môn học Hình họa là hình thể và hình thái.
– Hình – Hình thái (Morphology):
Hình thái ý nghĩa ban đầu của từ này là những trạng thái của hình. Ví dụ cũng là nước khi sôi trăm độ với nước dạng băng đá có những hình dạng khác biệt. Sự biến đổi trạng thái của hình là một hiện tượng vật lý phổ biến trong tự nhiên. Chiếc lá trên cành màu xanh khi khô rụng xuống đất đổi thành nâu vàng, mép lá quăn lại. Hình thái là trạng thái của hình. Hình trong vận đọng hay đứng yên có những biểu hiện khác nhau. Hình người đứng với người nằm có những góc nhìn rất giống nhau, nhưng trạng thái khác nhau. Khác biệt giữa nghiên cứu tượng với người mẫu không phải ở hình thể, hình khối, hình dáng mà chính là trạng thái của hình. Xây dựng hình trong phim hoạt hình đòi hỏi cao độ sự tinh tế của hình thái bởi các trạng thái hình trong phim hoạt hình đòi hỏi cao độ sự tinh tế của hình thái bởi các trạng thái hình trong phim hoạt hình liên tục thay đổi và thay đổi với tần suất cao. Thực tế cho thấy những bài ký họa chân dung trong thời gian đi thực tế của sinh viên bao giờ cũng sinh động, có chiều sâu nội tâm hơn những bài vẽ nghiên cứu chân dung trên lớp.
Hình tướng là một khái niệm phức tạp của phương Đông. Hình tướng là những dấu hiệu bên ngoài thể hiện những đặc tính bản chất của đối tượng. Một bức chân dung đạt tới độ truyền thần phải là bức vẽ lột ả được hình tướng của nhân vật. Với nghệ thuật biếm họa, nắm bắt hình tướng của nhân vật là bí quyết của nghệ thuật này. Hình tướng (Rupabhêda) trong sáu chuẩn Sadanga của Ấn Độ có khác với hình tướng trong tiếng Hán. Nghĩa tiếng Hán có phần hẹp hơn, chủ yếu dùng cho động vật như người, ngựa, chó do thuật xem tướng rất thịnh hành ở Trung Hoa từ thời viễn cổ. Hình tướng trong nghệ thuật Phật giáo liên quan đến hành vi quán tưởng. Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật tạo hình để quảng bá hoằng dương Phật pháp. Khi các tín đồ đạo Phật tập trung quán tưởng vào các tượng Phật sẽ tự nhiên khởi sinh những ý niệm về triết lý từ bi hỷ xả của tôn giáo này. Phật giáo trong suốt trường kỳ lịch sử của mình đã tạo ra một khối lượng cực kỳ đồ sộ các dạng thức hình tướng. Hệ thống tượng các vị tổ Truyền Đăng ở chùa Tây Phương hay sớm hơn là hệ thống tượng La Hán ở chùa Bút Tháp là những mẫu mực trong việc xác lập phong phú các hình tướng nhân vật.
Hình thái liên quan đến trạng thái của hình. Hình có thể động, thể tĩnh; trong thể động thì có động nhiều và động ít. Vẽ hoạt động của người bán hàng rong trên phố đòi hỏi khả năng ghi lại các động tác, các tư thế, các dáng vẻ của những người bán hàng rong khi đi lại, khi trò chuyện với khách hàng… Vẽ dessin như thế đòi hỏi khả năng trí nhớ hình ảnh tốt. Tô Ngọc Vân có một câu nói nổi tiếng lưu truyền trong học sinh về vẽ ký họa: phải vẽ được thật nhanh hình một người rơi từ tầng hai xuống (ghi chép trong lần trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Nguyễn Thụ tuy không học khóa Kháng chiến, nhưng ông có tham gia khóa vẽ ngắn hạn cho các cán bộ có năng khiếu mỹ thuật ở chiến khu do thầy Tô Ngọc Vân phụ trách).
Trong nghệ thuật Biếm họa Việt Nam thời mỹ thuật Đông Dương, nhờ lối vẽ bằng tâm tưởng đã góp phần tạo dựng nên những nhân vật Lý Toét, Bang Bạnh, Xã xệ bất hủ. Lối vẽ này đào luyện cho người học có một khả năng ghi nhớ hình ảnh, khả năng nắm bắt những đường nét chính yếu, thần thái của đối tượng.
Tất cả các hình ảnh mang tính biểu tượng như hình ảnh con báo trên logo hãng Puma, cánh chim trên logo hãng Honda, quả táo của hãng Apple đều hay bông hoa trên quốc huy của đặc khu hành chính Hồng Kông đều là những hình ảnh đã được biểu tượng hóa.
- Sự khác biệt trong lối vẽ Đông Tây
Lối vẽ hình họa nghiên cứu phương Tây chú ý đến hình thể còn lối vẽ ám họa mà Quốc họa Trung Hoa đề cao lối tả ý chính là sự quan tâm tới hình tướng đối tượng. Ngắm những hình ký họa trong tập sách Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội, chúng ta thấy hầu hết các hình vẽ đều hết sức tinh lược. Chỉ mấy nét bút lông mà những Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung… đã lột tả sống động tất cả những thần thái những người bán hàng rong. Những hình ảnh mang tính khái quát cao, phần lớn vẽ bằng bút lông, vẽ đâu được đó, không thể thẩy xóa, nét đậm nét mảnh cũng chỉ trong giây lát. Hình của tiếng rao được hiện lên vô cùng sống động.
Phép vẽ ám tả (dessin de mémoire), các bài luyện trí nhớ thị giác (Les exercices de mémoire visuelle) đã được xác lập ngay trong Chương trình giảng dạy tổng quát từ 1924. Môn học này còn được thiết lập ở cấp sơ học, tiểu học. Trong Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 18 tháng 1 năm 1938 về việc tổ chức lại bậc giáo dục sơ học và trung học Đông Dương môn học vẽ theo trí nhớ được đưa vào chương trình. Môn vẽ theo trí nhớ có từ lớp dự bị (dành cho vừa qua lớp đồng ấu, tức lớp vỡ lòng), sau đó tiếp tục học ở lớp Nhì, lớp Nhất.
Đã 100 năm, kể từ khi Victor Tardieu viết: “Các bài luyện trí nhớ thị giác có tầm quan trọng đặc biệt, một điều thường bị coi nhẹ trong giáo dục nghệ thuật” (Chương trình giảng dạy tổng quát từ 1924), môn học này vẫn bị coi nhẹ trong giáo dục nghệ thuật cả ở phương Tây và phương Đông. Trong cuốn sách Hướng dẫn nhập môn vẽ Dessin, hoặc, Nghệ thuật học và dạy các nguyên tắc hợp lý của việc vẽ Dessin từ cuộc sống (1895), Armand Cassagne từ gần 30 năm trước đó, cũng đã có nhận xét khá tương đồng với Victor Tardieu về tầm quan trọng của thao tác vẽ theo trí nhớ:
“Vẽ từ trí nhớ, điều mà chúng tôi thường khuyên dùng, nhận được sự đồng tình của M. de Laborde, người đã coi đó là đòn bẩy mạnh mẽ nhất cho trí thông minh và trí tưởng tượng của học sinh: Cảm giác nghệ thuật rất đặc biệt này chỉ có được thông qua thói quen nhìn với mối quan tâm buộc phải thể hiện bằng cách vẽ hoặc mô hình hóa những gì người ta đã thấy; giác quan này được rút ra từ trí nhớ, và chính vì nó phát triển một cách xuất sắc khả năng ghi nhớ đẹp như tranh vẽ, mà nó lại không được khuyến khích lắm.” (Armand Cassagne (1895), Hướng dẫn nhập môn vẽ Dessin, hoặc, Nghệ thuật học và dạy các nguyên tắc hợp lý của việc vẽ Dessin từ cuộc sống, Nxb Fourault. Tr.XIV).
Theo Armand Cassagne, lợi ích của việc thường xuyên rèn luyện kỹ năng vẽ theo trí nhớ sẽ mở rộng ra các đối tượng bên ngoài, đến các địa điểm cụ thể, những khung cảnh đẹp như tranh vẽ, đến các đồ trang trí kiến trúc, thậm chí đến đồ nội thất và đồ dùng trong cuộc sống, mở ra một kho báu kỹ năng quan sát từ lâu bị bỏ quên. Cũng như hầu hết cuốn sách hình họa được viết gần đây, kể cả cuốn Nghệ thuật Dessin, tác giả Nguyễn Đình Đăng chưa đề cập tới môn dessin theo trí nhớ.
Hình họa là một thuật ngữ mỹ thuật được dịch từ Dessin trong tiếng Pháp. Đây là cách dịch được coi là chuẩn mực, sát nghĩa, dễ hiểu. Người Trung Quốc dịch nó là tố miêu nguyên do Quốc họa Trung Hoa có một phép vẽ tương tự như thế gọi là bạch miêu. Bạch miêu là lối vẽ chỉ dùng nét để miêu tả đối tượng. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng Trung Quốc nên dịch Dessin là Sumio (tiếng Hán tố miêu đọc là Sumiao). Trong công trình khảo cứu công phu Nghệ thuật Dessin, tác giả Nguyễn Đình Đăng đề nghị không nên dịch, cứ để nguyên văn là Dessin (để nguyên văn cũng có nhiều ích lợi, có thể hiểu từ nguyên một cách sâu sắc. Chữ Dessin có nghĩa là vẽ hình những cũng có nghĩa là hoạch định, thiết kế).
Trong môn vẽ Hình họa ở phương Tây, thì môn Hình họa nghiên cứu (Y. Studio di digegno /P. estudes de dessin / A. drawing study), trong nhiều văn cảnh người ta chỉ nói tắt là nghiên cứu hoặc khảo họa, đây là môn học được phương Tây đặc biệt coi trọng. Nó gắn với tinh thần khoa học, những khao khát lý trí của người phương Tây. Có thể hình dung các họa sĩ bậc thầy như Leonardo da Vinci đồng thời là một nhà bác học, nhà phát minh sáng chế. Những bức vẽ thai nhi, giải phẫu cơ thể của ông là những ghi chú thị giác trong hoạt động nghiên cứu (Hình 2). Một bức khảo họa (Y. Studio /P. études/A. study) chính là một bức vẽ hình một đối tượng nào đó trong quá trình tìm hiểu, mổ xẻ, phân tích, khảo cứu – cái đó là nghiên cứu.
Phương Tây có một quan niệm phổ biến coi nghệ thuật cũng là một hình thức của tri thức. Tri thức đạt được thông qua hoạt động nghiên cứu. Và nghiên cứu luôn bắt đầu bằng quan sát, vẽ hình họa là một cách quan sát. Cho nên có một câu danh ngôn nổi tiếng của Degas: “Hình họa không phải là hình thể, mà là những quan sát về hình thể”. Hình họa nghiên cứu gắn liền với trực họa. Đấy là căn nguyên môn trực họa ngày càng phát triển còn phép ám họa, lối vẽ hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Ở phương Tây từ sau thời Phục Hưng, lối vẽ theo trí nhớ càng ít phát triển, rất trái ngược với phương Đông. Chẳng hạn cho tới đầu thế kỷ XX, người phương Đông vẫn chủ yếu vẽ theo trí nhớ. Bức Hàn Hi Tái dạ yến đồ do họa sĩ họa sĩ Cố Hoành Trung sáng tác vào thời Ngũ Đại Thập Quốc. Bức tranh mô tả rất chi tiết trang phục của các quan chức, các nghệ sĩ xướng ca cùng với nội thất của một gia đình quyền quý nhưng hoàn toàn dựa vào trí nhớ.
Năm 1999, tôi có được may mắn tham gia khóa tập huấn thiết kế chương trình Mỹ thuật phổ thông cơ sở do Đại học Columbia Canada & SPAFA đồng phối hợp tổ chức ở Thái Lan. Chúng tôi được giới thiệu triết lý giáo dục mới, những phương pháp truyền đạt, những môn học mới. Nhưng không thấy có môn vẽ theo trí nhớ. Những nghiên cứu gần đây về tầm quan trọng của Ký ức thị giác (Visual Memory) đã tìm thấy khả năng trẻ biết đọc sớm ký ức thị giác. Môn học vẽ theo trí nhớ được thực hiện ngay từ lớp Dự bị (nay ta thường gọi là lớp Vỡ lòng). Sau rất nhiều lần các chương trình Mỹ thuật phổ thông của chúng ta được đổi mới, bổ sung thêm kiến thức nhưng lối vẽ theo trí nhớ đã bị lãng quên. Nhân xem lại những bức họa theo trí nhớ của học sinh cấp tiểu học ở Long Xuyên, đối chiếu với hệ thống Nghị định giáo dục thời Pháp thuộc, chúng tôi thấy nhiều giá trị tốt đẹp đã vô tình bị lãng quên.
Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Mỹ Thuật
- Ký ức thị giác
Xét về bản chất, vẽ gì cũng là vẽ lại từ ký ức, phải dựa vào khả năng nhớ hình ảnh. Ký ức thị giác phân làm 3 dạng: trí nhớ hình ảnh ngắn hạn (short-term visual memory), trí nhớ hình ảnh dài hạn (long-term visual memory), trí nhớ biểu tượng. Ngay khi ta vẽ trực họa thì nếu không có khả năng trí nhớ hình ảnh ngắn hạn, cho phép lưu hình ảnh trong vỏ não, thì ngay khi ta thôi nhìn quả táo trên bàn để nhìn vào trang giấy, bắt đầu những nét vẽ, chúng ta sẽ không sao vẽ nổi. Trí nhớ hình ảnh lưu lại hình quả táo trong một thời gian ngắn, nhưng đủ để ta có thể thấy quả táo trong tâm trí, nhờ đó có thể hoàn thiện được bức tranh. Thời xa xưa, tất cả hình ảnh con thú trên hang động của người nguyên thủy đều được vẽ ra từ ký ức thị giác. Theo Nghệ thuật từ ký ức của Frances Yates thì thời Hy Lạp, La Mã đề cao ký ức và sự tưởng tượng hơn là những quan sát trực quan. Phải tới thời Phục Hưng, giáo dục phương Tây mới đề cao việc vẽ trực họa. Nhưng ở phương Đông, truyền thống ám tả – vẽ theo trí nhớ có lịch sử lâu đời và để lại vô vàn thành tựu cùng các giai thoại. Từ bức họa vài ngọn cỏ đơn sơ, vài con tôm con tép cho đến giang sơn thiên lý trùng trùng điệp điệp hay cảnh đô hội phồn hoa, nhà cửa san sát, người mua kẻ bán tấp nập…, tất cả đều dựa vào trí nhớ hình ảnh. Trong những giai thoại liên quan đến lối vẽ ám tả có chuyện do Huy Cận kể lại, Nguyễn Gia Trí đã vẽ Xuân Diệu theo trí nhớ. Khi Xuân Diệu hỏi có phải ngồi làm mẫu không thì Trí trả lời mình đã thuộc gương mặt của nhà thơ rồi .
Bài kiểm tra duy trì thị giác Benton là một bài đánh giá về khả năng nhận thức thị giác và trí nhớ thị giác. Người tham gia được đưa cho 10 thẻ trong 10 giây với các thiết kế riêng, ( nhưng hao hao giống nhau) trên mỗi thẻ. Sau khi thời gian trôi qua, những người tham gia được yêu cầu ngay lập tức sao chép các thiết kế của mỗi thẻ bằng trí nhớ thị giác của họ.
Trong ba cấp độ trí nhớ hình ảnh đã nói ở trên thì trí nhớ biểu tượng là ở mức cao nhất. Trí nhớ biểu tượng (iconic memory) tập trung cao ở các nghệ sĩ thị giác. Đặc điểm của trí nhớ biểu tượng là khả năng khái quát hóa, biểu tượng hóa hình ảnh. Nếu trí nhớ hình ảnh ngắn hạn và trí nhớ hình ảnh dài hạn không thay đổi dạng thức hình ảnh. Về mức độ, hình ảnh được lưu lại bởi trí nhớ hình ảnh dài hạn so với hình ảnh được lưu lại bởi trí nhớ hình ảnh dài hạn sẽ rõ nét hơn, giống như một bức ảnh mầu và bức ảnh đen trắng, và cũng giống như một bức ảnh có độ phân giải cao và bức ảnh có độ phân giải thấp. Nhưng hình ảnh trong trí nhớ biểu tượng thì được não bộ xử lý thành những hình ảnh có tính khái quát, được chắt lọc các chi tiết phụ, tập trung vào những đặc điểm chính yếu nhất.
Có hai vấn đề được đào sâu nghiên cứu trong môn học Hình họa là hình thể và hình thái.
– Hình – Hình thái (Morphology):
Hình thái ý nghĩa ban đầu của từ này là những trạng thái của hình. Ví dụ cũng là nước khi sôi trăm độ với nước dạng băng đá có những hình dạng khác biệt. Sự biến đổi trạng thái của hình là một hiện tượng vật lý phổ biến trong tự nhiên. Chiếc lá trên cành màu xanh khi khô rụng xuống đất đổi thành nâu vàng, mép lá quăn lại. Hình thái là trạng thái của hình. Hình trong vận đọng hay đứng yên có những biểu hiện khác nhau. Hình người đứng với người nằm có những góc nhìn rất giống nhau, nhưng trạng thái khác nhau. Khác biệt giữa nghiên cứu tượng với người mẫu không phải ở hình thể, hình khối, hình dáng mà chính là trạng thái của hình. Xây dựng hình trong phim hoạt hình đòi hỏi cao độ sự tinh tế của hình thái bởi các trạng thái hình trong phim hoạt hình đòi hỏi cao độ sự tinh tế của hình thái bởi các trạng thái hình trong phim hoạt hình liên tục thay đổi và thay đổi với tần suất cao. Thực tế cho thấy những bài ký họa chân dung trong thời gian đi thực tế của sinh viên bao giờ cũng sinh động, có chiều sâu nội tâm hơn những bài vẽ nghiên cứu chân dung trên lớp.
Hình tướng là một khái niệm phức tạp của phương Đông. Hình tướng là những dấu hiệu bên ngoài thể hiện những đặc tính bản chất của đối tượng. Một bức chân dung đạt tới độ truyền thần phải là bức vẽ lột ả được hình tướng của nhân vật. Với nghệ thuật biếm họa, nắm bắt hình tướng của nhân vật là bí quyết của nghệ thuật này. Hình tướng (Rupabhêda) trong sáu chuẩn Sadanga của Ấn Độ có khác với hình tướng trong tiếng Hán. Nghĩa tiếng Hán có phần hẹp hơn, chủ yếu dùng cho động vật như người, ngựa, chó do thuật xem tướng rất thịnh hành ở Trung Hoa từ thời viễn cổ. Hình tướng trong nghệ thuật Phật giáo liên quan đến hành vi quán tưởng. Có thể khẳng định rằng Phật giáo đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật tạo hình để quảng bá hoằng dương Phật pháp. Khi các tín đồ đạo Phật tập trung quán tưởng vào các tượng Phật sẽ tự nhiên khởi sinh những ý niệm về triết lý từ bi hỷ xả của tôn giáo này. Phật giáo trong suốt trường kỳ lịch sử của mình đã tạo ra một khối lượng cực kỳ đồ sộ các dạng thức hình tướng. Hệ thống tượng các vị tổ Truyền Đăng ở chùa Tây Phương hay sớm hơn là hệ thống tượng La Hán ở chùa Bút Tháp là những mẫu mực trong việc xác lập phong phú các hình tướng nhân vật.
Hình thái liên quan đến trạng thái của hình. Hình có thể động, thể tĩnh; trong thể động thì có động nhiều và động ít. Vẽ hoạt động của người bán hàng rong trên phố đòi hỏi khả năng ghi lại các động tác, các tư thế, các dáng vẻ của những người bán hàng rong khi đi lại, khi trò chuyện với khách hàng… Vẽ dessin như thế đòi hỏi khả năng trí nhớ hình ảnh tốt. Tô Ngọc Vân có một câu nói nổi tiếng lưu truyền trong học sinh về vẽ ký họa: phải vẽ được thật nhanh hình một người rơi từ tầng hai xuống (ghi chép trong lần trò chuyện với họa sĩ Nguyễn Thụ. Họa sĩ Nguyễn Thụ tuy không học khóa Kháng chiến, nhưng ông có tham gia khóa vẽ ngắn hạn cho các cán bộ có năng khiếu mỹ thuật ở chiến khu do thầy Tô Ngọc Vân phụ trách).
Trong nghệ thuật Biếm họa Việt Nam thời mỹ thuật Đông Dương, nhờ lối vẽ bằng tâm tưởng đã góp phần tạo dựng nên những nhân vật Lý Toét, Bang Bạnh, Xã xệ bất hủ. Lối vẽ này đào luyện cho người học có một khả năng ghi nhớ hình ảnh, khả năng nắm bắt những đường nét chính yếu, thần thái của đối tượng.
Tất cả các hình ảnh mang tính biểu tượng như hình ảnh con báo trên logo hãng Puma, cánh chim trên logo hãng Honda, quả táo của hãng Apple đều hay bông hoa trên quốc huy của đặc khu hành chính Hồng Kông đều là những hình ảnh đã được biểu tượng hóa.
- Sự khác biệt trong lối vẽ Đông Tây
Lối vẽ hình họa nghiên cứu phương Tây chú ý đến hình thể còn lối vẽ ám họa mà Quốc họa Trung Hoa đề cao lối tả ý chính là sự quan tâm tới hình tướng đối tượng. Ngắm những hình ký họa trong tập sách Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội, chúng ta thấy hầu hết các hình vẽ đều hết sức tinh lược. Chỉ mấy nét bút lông mà những Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung… đã lột tả sống động tất cả những thần thái những người bán hàng rong. Những hình ảnh mang tính khái quát cao, phần lớn vẽ bằng bút lông, vẽ đâu được đó, không thể thẩy xóa, nét đậm nét mảnh cũng chỉ trong giây lát. Hình của tiếng rao được hiện lên vô cùng sống động.
Phép vẽ ám tả (dessin de mémoire), các bài luyện trí nhớ thị giác (Les exercices de mémoire visuelle) đã được xác lập ngay trong Chương trình giảng dạy tổng quát từ 1924. Môn học này còn được thiết lập ở cấp sơ học, tiểu học. Trong Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 18 tháng 1 năm 1938 về việc tổ chức lại bậc giáo dục sơ học và trung học Đông Dương môn học vẽ theo trí nhớ được đưa vào chương trình. Môn vẽ theo trí nhớ có từ lớp dự bị (dành cho vừa qua lớp đồng ấu, tức lớp vỡ lòng), sau đó tiếp tục học ở lớp Nhì, lớp Nhất.
Đã 100 năm, kể từ khi Victor Tardieu viết: “Các bài luyện trí nhớ thị giác có tầm quan trọng đặc biệt, một điều thường bị coi nhẹ trong giáo dục nghệ thuật” (Chương trình giảng dạy tổng quát từ 1924), môn học này vẫn bị coi nhẹ trong giáo dục nghệ thuật cả ở phương Tây và phương Đông. Trong cuốn sách Hướng dẫn nhập môn vẽ Dessin, hoặc, Nghệ thuật học và dạy các nguyên tắc hợp lý của việc vẽ Dessin từ cuộc sống (1895), Armand Cassagne từ gần 30 năm trước đó, cũng đã có nhận xét khá tương đồng với Victor Tardieu về tầm quan trọng của thao tác vẽ theo trí nhớ:
“Vẽ từ trí nhớ, điều mà chúng tôi thường khuyên dùng, nhận được sự đồng tình của M. de Laborde, người đã coi đó là đòn bẩy mạnh mẽ nhất cho trí thông minh và trí tưởng tượng của học sinh: Cảm giác nghệ thuật rất đặc biệt này chỉ có được thông qua thói quen nhìn với mối quan tâm buộc phải thể hiện bằng cách vẽ hoặc mô hình hóa những gì người ta đã thấy; giác quan này được rút ra từ trí nhớ, và chính vì nó phát triển một cách xuất sắc khả năng ghi nhớ đẹp như tranh vẽ, mà nó lại không được khuyến khích lắm.” (Armand Cassagne (1895), Hướng dẫn nhập môn vẽ Dessin, hoặc, Nghệ thuật học và dạy các nguyên tắc hợp lý của việc vẽ Dessin từ cuộc sống, Nxb Fourault. Tr.XIV).
Theo Armand Cassagne, lợi ích của việc thường xuyên rèn luyện kỹ năng vẽ theo trí nhớ sẽ mở rộng ra các đối tượng bên ngoài, đến các địa điểm cụ thể, những khung cảnh đẹp như tranh vẽ, đến các đồ trang trí kiến trúc, thậm chí đến đồ nội thất và đồ dùng trong cuộc sống, mở ra một kho báu kỹ năng quan sát từ lâu bị bỏ quên. Cũng như hầu hết cuốn sách hình họa được viết gần đây, kể cả cuốn Nghệ thuật Dessin, tác giả Nguyễn Đình Đăng chưa đề cập tới môn dessin theo trí nhớ.
Hình họa là một thuật ngữ mỹ thuật được dịch từ Dessin trong tiếng Pháp. Đây là cách dịch được coi là chuẩn mực, sát nghĩa, dễ hiểu. Người Trung Quốc dịch nó là tố miêu nguyên do Quốc họa Trung Hoa có một phép vẽ tương tự như thế gọi là bạch miêu. Bạch miêu là lối vẽ chỉ dùng nét để miêu tả đối tượng. Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng Trung Quốc nên dịch Dessin là Sumio (tiếng Hán tố miêu đọc là Sumiao). Trong công trình khảo cứu công phu Nghệ thuật Dessin, tác giả Nguyễn Đình Đăng đề nghị không nên dịch, cứ để nguyên văn là Dessin (để nguyên văn cũng có nhiều ích lợi, có thể hiểu từ nguyên một cách sâu sắc. Chữ Dessin có nghĩa là vẽ hình những cũng có nghĩa là hoạch định, thiết kế).
Trong môn vẽ Hình họa ở phương Tây, thì môn Hình họa nghiên cứu (Y. Studio di digegno /P. estudes de dessin / A. drawing study), trong nhiều văn cảnh người ta chỉ nói tắt là nghiên cứu hoặc khảo họa, đây là môn học được phương Tây đặc biệt coi trọng. Nó gắn với tinh thần khoa học, những khao khát lý trí của người phương Tây. Có thể hình dung các họa sĩ bậc thầy như Leonardo da Vinci đồng thời là một nhà bác học, nhà phát minh sáng chế. Những bức vẽ thai nhi, giải phẫu cơ thể của ông là những ghi chú thị giác trong hoạt động nghiên cứu (Hình 2). Một bức khảo họa (Y. Studio /P. études/A. study) chính là một bức vẽ hình một đối tượng nào đó trong quá trình tìm hiểu, mổ xẻ, phân tích, khảo cứu – cái đó là nghiên cứu.
Phương Tây có một quan niệm phổ biến coi nghệ thuật cũng là một hình thức của tri thức. Tri thức đạt được thông qua hoạt động nghiên cứu. Và nghiên cứu luôn bắt đầu bằng quan sát, vẽ hình họa là một cách quan sát. Cho nên có một câu danh ngôn nổi tiếng của Degas: “Hình họa không phải là hình thể, mà là những quan sát về hình thể”. Hình họa nghiên cứu gắn liền với trực họa. Đấy là căn nguyên môn trực họa ngày càng phát triển còn phép ám họa, lối vẽ hoàn toàn dựa vào trí nhớ. Ở phương Tây từ sau thời Phục Hưng, lối vẽ theo trí nhớ càng ít phát triển, rất trái ngược với phương Đông. Chẳng hạn cho tới đầu thế kỷ XX, người phương Đông vẫn chủ yếu vẽ theo trí nhớ. Bức Hàn Hi Tái dạ yến đồ do họa sĩ họa sĩ Cố Hoành Trung sáng tác vào thời Ngũ Đại Thập Quốc. Bức tranh mô tả rất chi tiết trang phục của các quan chức, các nghệ sĩ xướng ca cùng với nội thất của một gia đình quyền quý nhưng hoàn toàn dựa vào trí nhớ.
Năm 1999, tôi có được may mắn tham gia khóa tập huấn thiết kế chương trình Mỹ thuật phổ thông cơ sở do Đại học Columbia Canada & SPAFA đồng phối hợp tổ chức ở Thái Lan. Chúng tôi được giới thiệu triết lý giáo dục mới, những phương pháp truyền đạt, những môn học mới. Nhưng không thấy có môn vẽ theo trí nhớ. Những nghiên cứu gần đây về tầm quan trọng của Ký ức thị giác (Visual Memory) đã tìm thấy khả năng trẻ biết đọc sớm ký ức thị giác. Môn học vẽ theo trí nhớ được thực hiện ngay từ lớp Dự bị (nay ta thường gọi là lớp Vỡ lòng). Sau rất nhiều lần các chương trình Mỹ thuật phổ thông của chúng ta được đổi mới, bổ sung thêm kiến thức nhưng lối vẽ theo trí nhớ đã bị lãng quên. Nhân xem lại những bức họa theo trí nhớ của học sinh cấp tiểu học ở Long Xuyên, đối chiếu với hệ thống Nghị định giáo dục thời Pháp thuộc, chúng tôi thấy nhiều giá trị tốt đẹp đã vô tình bị lãng quên.
Uống Trà Thôi
Theo Tạp Chí Mỹ Thuật