Trịnh Bản Kiều gặp cao nhân
Trịnh Bản Kiều, một nhà văn, nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng thời nhà Thanh. Ông đã từng có một trải nghiệm rất sâu sắc:
Một lần nọ, Trịnh Bản Kiều đến núi Vân Phong ở Lai Châu, tỉnh Sơn Đông thăm bia đá của Trịnh Văn Công. Nhân tiện ông tá túc lại căn nhà cũ của một Nho sĩ. Trong ngôi nhà có một nghiên mực to bằng cái bàn đá vuông, chạm trổ rất tinh xảo, Trịnh Bản Kiều hết lời khen ngợi.
Thấy vậy, lão Nho yêu cầu Trịnh Bản Kiều viết một dòng chữ cho nghiên mực, và ông sẵn sàng đồng ý. Trịnh Bản Kiều dùng bút quẹt một vệt mực rồi viết 4 chữ: “Nan đắc hồ đồ” (nghĩa là hiếm có lẫn lộn); đồng thời lấy con dấu vuông có khắc dòng chữ: Khang Hy tú tài, Ung Chính cử nhân, Càn Long tiến sĩ và tự hào đóng xuống.
Xong, thấy nghiên mực còn chỗ trống, ông bèn sai lão Nho viết một dòng chữ. Lão Nho viết: “Đắc mỹ thạch nan đắc ngoan thạch, vư nan do mỹ thạch nhi chuyển nhập ngoan thạch canh nan/ mĩ vu trung ngoan vu ngoại tàng dã nhân chi lữ bất nhập bảo quý chi môn dã”
(Tạm dịch là: khó có được đá đẹp, càng khó có được đá cứng, chuyển từ đá đẹp sang đá cứng lại càng khó hơn. Đẹp cất giấu ở giữa, cứng biểu hiện ở ngoài, cất giấu ở nhà dân dã, không nằm trong nhà phú quý.)
Rồi lão Nho đóng con dấu có khắc hàng chữ: Viện thí đệ nhất, hương thí đệ nhị, điện thí đệ tam.
(Tạm dịch là: kỳ thi viện đạt hạng nhất, kỳ thi hương là hạng nhì, kỳ thi trong cung điện đạt hạng ba).
Lúc này, Trịnh Bản Kiều mới biết mới biết, lão Nho già là một quan viên cáo lão ẩn cư, nên đột cảm thấy xấu hổ vì sự kiêu ngạo của mình. Ông vội cầm bút viết thêm một đoạn: “Thông minh nan hồ đồ vu, nan do thông minh nhi chuyển nhập hồ đồ canh nan, phóng dật trứ thối nhất bộ đang hạ an tâm phi đồ hậu lãi báo dã”.
(Tạm dịch là: Thông minh đã khó, hồ đồ còn khó hơn. Từ thông minh thành hồ đồ còn khó hơn. Bỏ qua một chiêu, lùi một bước, lập tức tâm an, sai thì nhận lỗi).
“Tự cao thì nguy, tự mãn thì tràn”
Trên đường đua, những con chim ngu ngốc có thể bay đầu tiên, nhưng những con chim kiêu ngạo sẽ chỉ tụt lại phía sau. Điều quan trọng hơn cả sự chăm chỉ một cách mù quáng là bạn cần nhận ra vị trí và trạng thái của bản thân mình.
Chỉ khi nhìn rõ chính mình, bạn mới có thể vạch rõ phương hướng để tiến về phía trước. Không đặt mục tiêu quá cao, cũng không tự hạ thấp bản thân, như vậy, bạn mới vững vàng bước từng bước trên đường đời.
Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nói: “Càng ngoái nhìn lại, bạn càng có thể nhìn về phía trước.”
Đường đời một khi đã bắt đầu là khó có thể dừng lại. Con người cứ nhìn về phía trước, mỏi mòn lao vào cuộc sống tất bật, không ngừng than thân trách phận, tinh thần kiệt quệ. Như vậy, chúng ta có thể đi được bao xa và đạt được bao nhiêu?
Cuộc sống không chỉ là nhìn về phía trước và lao về phía trước, mà còn là dừng lại và nhìn lại. Đừng đợi đến khi ngoảnh lại, bạn mới cảm thấy mình đã quên mất mình từ đâu đến; đừng đợi đến khi bị quay lưng, bạn mới biết mình không đủ nghị lực; đừng đợi đến khi bạn gục ngã và cảm thấy bất lực, để nhận ra rằng bạn đã lầm đường lạc lối.
Một người phải có lòng can đảm nhìn lại quá khứ của mình để xác định mục tiêu rõ ràng, họ mới có thể có một tương lai tốt đẹp.
Minh Nguyệt biên dịch