Một cách phân loại hiệu đề trên gốm sứ cổ Trung Hoa
Hiệu đề trên gốm sứ cổ Trung Hoa, được hiểu rộng là các ký hiệu hay ký tự được vẽ hay viết trên các sản phẩm ấy, tức hoa áp 花押, họa áp 画押 và khoản 款, lạc khoản 落款, khoản thức 款识, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về gốm sứ cổ cũng như các nhà sưu tập cổ vật. Nó có thể cho hình dung về niên đại của sản phẩm, người hay xưởng chế tác sản phẩm, người hay nơi sử dụng sản phẩm, và cả mục đích sử dụng ngoài công năng vật dụng chính của sản phẩm…
Tác giả Davison G., trong The Handbook of Marks on Chinese Ceramics (1994), phân nhóm các hiệu đề (marks) trên đồ gốm sứ Trung Hoa thành: hiệu đề đế hiệu (imperial reign marks); hiệu đề địa điểm (place marks); hiệu đề hiến tặng hay chúc tụng (marks of dedication or good wishes); hiệu đề của nghệ nhân gốm (potters’ marks); hiệu đề ban thưởng (marks of commendation); các biểu tượng dùng như hiệu đề (symbols used as marks); hiệu đề tưởng niệm (commemorative marks); hiệu đề niên đại (date marks). Tuy nhiên ở bảng liệt kê các hiệu đề với số lượng khá phong phú (1839 hiệu đề), ông lại sắp xếp theo thứ tự sau:
- Nhóm hiệu đề viết theo lối chữ thường (kaishu) bao gồm: hiệu đề đế hiệu; hiệu đề 1 ký tự; hiệu đề 2 ký tự; hiệu đề 3 ký tự; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ đường chế 堂製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ trai chế 齋製; hiệu đề 4 ký tự với chữ đường 堂 hoặc trai 齋 nhưng không có chữ chế 製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ chế 製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ tạo 造; hiệu đề 4 ký tự khác; hiệu đề 5 ký tự; hiệu đề 6 ký tự; hiệu đề 7 ký tự; hiệu đề 8 ký tự; hiệu đề trên 8 ký tự; hiệu đề niên đại [từ 4 đến 12 ký tự].
- Nhóm hiệu đề viết theo lối triện thư (zhuanshu) bao gồm: hiệu đề đế hiệu; các hiệu đề và hiệu đề kết hợp biểu tượng khác.
- Nhóm các biểu trưng dùng như hiệu đề.
Tác giả Trần Đức Anh Sơn (2008), khi phân tích các hiệu đề trên đồ sứ thời Nguyễn đặt làm ở Trung Hoa, có ghi nhận tương tự rằng “dựa vào ý nghĩa của văn tự, có thể phân loại hiệu đề thành những nhóm sau: hiệu đề đế hiệu; hiệu đề niên đại; hiệu đề địa danh; hiệu đề hiến tặng, chúc tụng; hiệu đề mang chức năng vương huy; hiệu đề của người thợ gốm; hiệu đề ca ngợi, biểu dương; hiệu đề tưởng niệm; hiệu đề biểu tượng…” [1]. Phân loại như thế, nhưng trong phụ lục về hiệu đề, ông sắp xếp theo thứ tự: hiệu đề 1 chữ Hán; hiệu đề 2 chữ Hán; hiệu đề 3 chữ Hán; hiệu đề 4 chữ Hán; hiệu đề trên 4 chữ Hán; hiệu đề viết theo kiểu chữ triện hoặc chữ lệ; chủ đề trang trí được viết như hiệu đề; những hình vẽ dùng như hiệu đề.
Có thể nhận thấy cả hai bảng liệt kê của hai tác giả trên đều chú trọng đến sự phân loại rõ ràng theo hình thức của các hiệu đề.
Ở Trung Quốc hiện nay, chẳng hạn theo trang mạng www.chinabogu.com , sự phân loại hiệu đề gốm sứ – đào từ khoản 陶瓷款 khá là chi tiết theo ý nghĩa nội dung của chúng: hiệu đề niên đại – kỉ niên khoản 纪年款; hiệu đề năm âm lịch – can chi khoản 干支款; hiệu đề tên cung điện – cung điện danh khoản 宫殿名款; hiệu đề tên và chữ đường (cũng có thể hiểu là cung điện) – đường danh khoản 堂名款; hiệu đề tên chức quan – quan tự khoản 官字款; hiệu đề tên và chữ phủ – phủ danh khoản 府名款; hiệu đề tên và chữ quán – quán danh khoản 馆名款; hiệu đề tên và chữ trai – trai danh khoản 斋名款; hiệu đề tên và chữ hiên – hiên danh khoản 轩名款; hiệu đề tên và chữ các – các danh khoản 阁名款; hiệu đề tên và chữ cư – cư danh khoản 居名款; hiệu đề tên và chữ viện – viện danh khoản 院名款; hiệu đề tên và chữ thất – thất danh khoản 室名款; hiệu đề tên và chữ ốc – ốc danh khoản 屋名款; hiệu đề tên và chữ thu tàng – thu tàng danh khoản 收藏名款; hiệu đề tên và chữ phòng – phòng danh khoản 房名款; hiệu đề tên và chữ lâu – lâu danh khoản 楼名款; hiệu đề là các câu tốt lành – cát ngữ khoản 吉语款; hiệu đề khen tặng, ca ngợi – tán tụng khoản 赞颂款; hiệu đề có chữ trân ngoạn – trân ngoạn khoản 珍玩款; hiệu đề có chữ giai khí – giai khí khoản 佳器款; hiệu đề có chữ cung khí – cung khí khoản 供器款; hiệu đề tên người – nhân danh khoản 人名款; hiệu đề tên xưởng chế tác – xưởng danh khoản 厂名款; hiệu đề là hình vẽ – đồ án khoản 图案款; hiệu đề là chữ số – số tự khoản 数字款; hiệu đề là văn tự – văn tự khoản 文字款; và vài dạng hiệu đề khác.
Tra cứu các tư liệu cũ, chúng tôi nhận thấy Hobson R. L. trong Chinese Pottery and Porcelain – An Account of the Potter’s Art in China from Primitive Times to the Present Day (1915) vốn đã đề xuất sự phân nhóm và xếp loại các hiệu đề trên đồ gốm sứ Trung Hoa hoàn toàn theo ý nghĩa của chúng. Phần được Hobson rất lưu ý là các hiệu đề chỉ nơi ở “hall marks” vì bao gồm trong đó những chữ đường 堂, trai 齋, đình 亭, hiên 軒, quán 館, phòng 房, cư 居 …, tức những nơi trú ngụ [3]. Theo Hobson, các hiệu đề này có thể là tên hiệu của xưởng chế tác hoặc là tên của nơi sẽ sử dụng các sản phẩm gốm sứ đó. Ngoài ra, như cố gắng của các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay, ông cũng xác lập niên biểu sử dụng của những hiệu đề, ví dụ hiệu đề của nghệ nhân gốm… Mặc dù sự phân biệt ý nghĩa của những Hán tự chỉ nơi ở theo Hobson có thể chưa đầy đủ và có khác biệt với cách phân loại ngày nay, nghiên cứu của Hobson cung cấp một số hiệu đề hiện thật sự khó tìm thấy tiêu bản minh họa và thậm chí có thể ít người biết đến.
Xin giới thiệu lại ở đây một vài hiệu đề được liệt kê theo cách xếp loại của Hobson cùng phần diễn giải của ông, với hình vẽ nguyên dạng hiệu đề (hình 1a~8a), để so sánh với những bảng phân loại phổ biến hiện nay, chẳng hạn của Davison. Ở một số chỗ, Hobson còn ghi kèm theo mốc thời điểm sử dụng các hiệu đề đó. Những dạng hiệu đề đế hiệu, vì đã khá quen thuộc, nên xin được lược bớt. Chúng tôi ghi nhận theo Hobson, nhưng có chú một số điểm tồn nghi.
Lưu ý rằng hình mẫu vật in kèm chỉ mang tính tham khảo phụ thêm, vì chưa có điều kiện thẩm định niên đại. Nhóm các hiệu đề đế hiệu cũng như nhóm các hiệu đề niên đại, trên lý thuyết (cùng với những dấu hiệu khác như lối vẽ) có thể giúp cho các nhà sưu tập xác định được mốc về tuổi của vật phẩm. Từ các hiệu đề có khi còn xác định được nhiều tính chất khác của sản phẩm. Chẳng hạn về xuất xứ, như vùng nam Trung Hoa với những xưởng sản xuất ở vùng Đức Hóa – Phúc Kiến, tên của các hiệu đề thường có chữ hưng 興, kí 記 [5]. Một số món bạch từ 白瓷 khá tinh xảo và trang nhã ghi hiệu đề đế hiệu màu xanh chàm [6] có lẽ đúng là những vật dụng dùng riêng cho hoàng gia. Hay một số hiệu đề lại chỉ thấy trên đồ sứ ký kiểu sản xuất riêng cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một món đồ mang hiệu đề Khang Hi niên chế 康煕年製, dù không thể được sản xuất trước năm 1662, thì hoàn toàn có thể được sản xuất vào thế kỷ 20, 21 này.
Chú thích:
1. Hobson viết rằng Trần Quốc Trị Tạo 陳国治造 là hiệu đề vào những năm 1700. Tài liệu Trung Quốc hiện nay ghi nhận có nghệ nhân Trần Quốc Trị thời Đạo Quang nhà Thanh (1821-1850), có khoản thức là Trần Quốc Trị Tác 陳国治作.
2. Thiên Địa Nhất Gia Xuân 天地一家旾 là tên một gian điện trong Viên Minh Viên 圓明園 của hoàng gia triều Thanh. Đây là hiệu đề của từ khí dùng trong điện ấy, dành cho Từ Hi thái hậu, và vì vậy có thể xếp nó vào nhóm “Palace marks” chứ không phải hiệu đề để chúc mừng. Đại Nhã Trai 大雅齋 là khoản đi kèm với ấn triện Thiên Địa Nhất Gia Xuân. Đáy các món từ khí này có hiệu Vĩnh Khánh Trường Xuân 永慶長春. Đây mới là hiệu đề chúc mừng.
Uống Trà Thôi
Theo cổ vật tinh hoa
Tác giả Davison G., trong The Handbook of Marks on Chinese Ceramics (1994), phân nhóm các hiệu đề (marks) trên đồ gốm sứ Trung Hoa thành: hiệu đề đế hiệu (imperial reign marks); hiệu đề địa điểm (place marks); hiệu đề hiến tặng hay chúc tụng (marks of dedication or good wishes); hiệu đề của nghệ nhân gốm (potters’ marks); hiệu đề ban thưởng (marks of commendation); các biểu tượng dùng như hiệu đề (symbols used as marks); hiệu đề tưởng niệm (commemorative marks); hiệu đề niên đại (date marks). Tuy nhiên ở bảng liệt kê các hiệu đề với số lượng khá phong phú (1839 hiệu đề), ông lại sắp xếp theo thứ tự sau:
- Nhóm hiệu đề viết theo lối chữ thường (kaishu) bao gồm: hiệu đề đế hiệu; hiệu đề 1 ký tự; hiệu đề 2 ký tự; hiệu đề 3 ký tự; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ đường chế 堂製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ trai chế 齋製; hiệu đề 4 ký tự với chữ đường 堂 hoặc trai 齋 nhưng không có chữ chế 製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ chế 製; hiệu đề 4 ký tự khu biệt bởi chữ tạo 造; hiệu đề 4 ký tự khác; hiệu đề 5 ký tự; hiệu đề 6 ký tự; hiệu đề 7 ký tự; hiệu đề 8 ký tự; hiệu đề trên 8 ký tự; hiệu đề niên đại [từ 4 đến 12 ký tự].
- Nhóm hiệu đề viết theo lối triện thư (zhuanshu) bao gồm: hiệu đề đế hiệu; các hiệu đề và hiệu đề kết hợp biểu tượng khác.
- Nhóm các biểu trưng dùng như hiệu đề.
Tác giả Trần Đức Anh Sơn (2008), khi phân tích các hiệu đề trên đồ sứ thời Nguyễn đặt làm ở Trung Hoa, có ghi nhận tương tự rằng “dựa vào ý nghĩa của văn tự, có thể phân loại hiệu đề thành những nhóm sau: hiệu đề đế hiệu; hiệu đề niên đại; hiệu đề địa danh; hiệu đề hiến tặng, chúc tụng; hiệu đề mang chức năng vương huy; hiệu đề của người thợ gốm; hiệu đề ca ngợi, biểu dương; hiệu đề tưởng niệm; hiệu đề biểu tượng…” [1]. Phân loại như thế, nhưng trong phụ lục về hiệu đề, ông sắp xếp theo thứ tự: hiệu đề 1 chữ Hán; hiệu đề 2 chữ Hán; hiệu đề 3 chữ Hán; hiệu đề 4 chữ Hán; hiệu đề trên 4 chữ Hán; hiệu đề viết theo kiểu chữ triện hoặc chữ lệ; chủ đề trang trí được viết như hiệu đề; những hình vẽ dùng như hiệu đề.
Có thể nhận thấy cả hai bảng liệt kê của hai tác giả trên đều chú trọng đến sự phân loại rõ ràng theo hình thức của các hiệu đề.
Ở Trung Quốc hiện nay, chẳng hạn theo trang mạng www.chinabogu.com , sự phân loại hiệu đề gốm sứ – đào từ khoản 陶瓷款 khá là chi tiết theo ý nghĩa nội dung của chúng: hiệu đề niên đại – kỉ niên khoản 纪年款; hiệu đề năm âm lịch – can chi khoản 干支款; hiệu đề tên cung điện – cung điện danh khoản 宫殿名款; hiệu đề tên và chữ đường (cũng có thể hiểu là cung điện) – đường danh khoản 堂名款; hiệu đề tên chức quan – quan tự khoản 官字款; hiệu đề tên và chữ phủ – phủ danh khoản 府名款; hiệu đề tên và chữ quán – quán danh khoản 馆名款; hiệu đề tên và chữ trai – trai danh khoản 斋名款; hiệu đề tên và chữ hiên – hiên danh khoản 轩名款; hiệu đề tên và chữ các – các danh khoản 阁名款; hiệu đề tên và chữ cư – cư danh khoản 居名款; hiệu đề tên và chữ viện – viện danh khoản 院名款; hiệu đề tên và chữ thất – thất danh khoản 室名款; hiệu đề tên và chữ ốc – ốc danh khoản 屋名款; hiệu đề tên và chữ thu tàng – thu tàng danh khoản 收藏名款; hiệu đề tên và chữ phòng – phòng danh khoản 房名款; hiệu đề tên và chữ lâu – lâu danh khoản 楼名款; hiệu đề là các câu tốt lành – cát ngữ khoản 吉语款; hiệu đề khen tặng, ca ngợi – tán tụng khoản 赞颂款; hiệu đề có chữ trân ngoạn – trân ngoạn khoản 珍玩款; hiệu đề có chữ giai khí – giai khí khoản 佳器款; hiệu đề có chữ cung khí – cung khí khoản 供器款; hiệu đề tên người – nhân danh khoản 人名款; hiệu đề tên xưởng chế tác – xưởng danh khoản 厂名款; hiệu đề là hình vẽ – đồ án khoản 图案款; hiệu đề là chữ số – số tự khoản 数字款; hiệu đề là văn tự – văn tự khoản 文字款; và vài dạng hiệu đề khác.
Tra cứu các tư liệu cũ, chúng tôi nhận thấy Hobson R. L. trong Chinese Pottery and Porcelain – An Account of the Potter’s Art in China from Primitive Times to the Present Day (1915) vốn đã đề xuất sự phân nhóm và xếp loại các hiệu đề trên đồ gốm sứ Trung Hoa hoàn toàn theo ý nghĩa của chúng. Phần được Hobson rất lưu ý là các hiệu đề chỉ nơi ở “hall marks” vì bao gồm trong đó những chữ đường 堂, trai 齋, đình 亭, hiên 軒, quán 館, phòng 房, cư 居 …, tức những nơi trú ngụ [3]. Theo Hobson, các hiệu đề này có thể là tên hiệu của xưởng chế tác hoặc là tên của nơi sẽ sử dụng các sản phẩm gốm sứ đó. Ngoài ra, như cố gắng của các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay, ông cũng xác lập niên biểu sử dụng của những hiệu đề, ví dụ hiệu đề của nghệ nhân gốm… Mặc dù sự phân biệt ý nghĩa của những Hán tự chỉ nơi ở theo Hobson có thể chưa đầy đủ và có khác biệt với cách phân loại ngày nay, nghiên cứu của Hobson cung cấp một số hiệu đề hiện thật sự khó tìm thấy tiêu bản minh họa và thậm chí có thể ít người biết đến.
Xin giới thiệu lại ở đây một vài hiệu đề được liệt kê theo cách xếp loại của Hobson cùng phần diễn giải của ông, với hình vẽ nguyên dạng hiệu đề (hình 1a~8a), để so sánh với những bảng phân loại phổ biến hiện nay, chẳng hạn của Davison. Ở một số chỗ, Hobson còn ghi kèm theo mốc thời điểm sử dụng các hiệu đề đó. Những dạng hiệu đề đế hiệu, vì đã khá quen thuộc, nên xin được lược bớt. Chúng tôi ghi nhận theo Hobson, nhưng có chú một số điểm tồn nghi.
Lưu ý rằng hình mẫu vật in kèm chỉ mang tính tham khảo phụ thêm, vì chưa có điều kiện thẩm định niên đại. Nhóm các hiệu đề đế hiệu cũng như nhóm các hiệu đề niên đại, trên lý thuyết (cùng với những dấu hiệu khác như lối vẽ) có thể giúp cho các nhà sưu tập xác định được mốc về tuổi của vật phẩm. Từ các hiệu đề có khi còn xác định được nhiều tính chất khác của sản phẩm. Chẳng hạn về xuất xứ, như vùng nam Trung Hoa với những xưởng sản xuất ở vùng Đức Hóa – Phúc Kiến, tên của các hiệu đề thường có chữ hưng 興, kí 記 [5]. Một số món bạch từ 白瓷 khá tinh xảo và trang nhã ghi hiệu đề đế hiệu màu xanh chàm [6] có lẽ đúng là những vật dụng dùng riêng cho hoàng gia. Hay một số hiệu đề lại chỉ thấy trên đồ sứ ký kiểu sản xuất riêng cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một món đồ mang hiệu đề Khang Hi niên chế 康煕年製, dù không thể được sản xuất trước năm 1662, thì hoàn toàn có thể được sản xuất vào thế kỷ 20, 21 này.
Chú thích:
1. Hobson viết rằng Trần Quốc Trị Tạo 陳国治造 là hiệu đề vào những năm 1700. Tài liệu Trung Quốc hiện nay ghi nhận có nghệ nhân Trần Quốc Trị thời Đạo Quang nhà Thanh (1821-1850), có khoản thức là Trần Quốc Trị Tác 陳国治作.
2. Thiên Địa Nhất Gia Xuân 天地一家旾 là tên một gian điện trong Viên Minh Viên 圓明園 của hoàng gia triều Thanh. Đây là hiệu đề của từ khí dùng trong điện ấy, dành cho Từ Hi thái hậu, và vì vậy có thể xếp nó vào nhóm “Palace marks” chứ không phải hiệu đề để chúc mừng. Đại Nhã Trai 大雅齋 là khoản đi kèm với ấn triện Thiên Địa Nhất Gia Xuân. Đáy các món từ khí này có hiệu Vĩnh Khánh Trường Xuân 永慶長春. Đây mới là hiệu đề chúc mừng.
Uống Trà Thôi
Theo cổ vật tinh hoa