Tranh Lụa – Tuyệt tác từ lụa tơ tằm Việt Nam
Vẽ tranh trên lụa – một trong những môn nghệ thuật có từ rất lâu đời. Những tác phẩm tranh lụa tơ tằm Việt Nam giờ đây là những kiệt tác nghệ thuật để đời, tô điểm thêm nét đẹp nền văn hóa của dân tộc ta. Và hôm nay, Nhasilk xin giới thiệu đến mọi người bài viết về chủ đề “Tranh lụa Việt Nam”, nói về lịch sử hình thành, và phát triển của môn nghệ thuật này.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh – người đặt nền móng cho tranh lụa tơ tằm Việt Nam.
Tranh lụa đã cơ từ lâu đời tại các nước như Nhật Bản và Trung Quốc . Tại Việt Nam còn lưu lại một số bức tranh lụa vẽ chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Hoan, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích… song không rõ tác là ai.
Năm 1925, khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vừa mới khai giảng khóa đầu tiên, các giảng viên người Pháp tại trường đã khuyến khích sinh viên sử dụng chất liệu lụa và sơn mài để vẽ tranh. Tranh lụa Việt Nam hình thành từ đó.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh , người chọn lụa làm chất liệu chủ đạo trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, với tất cả đam mê và sự chuyên nghiệp, ông được nhiều người ví như ông tổ của tranh lụa Việt Nam.
Những năm tháng ấu thơ vất vả đã cho Nguyễn Phan Chánh một vốn sống và nguồn cảm hứng bất tận trong các tác phẩm của ông chính là tình cảm đối với người nông dân. Một số bức tranh lụa nổi tiếng của ông: Ra đồng, chơi ô ăn quan, đám rước, người hát rong… vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Đặc biệt, bức họa “Người bán gạo” danh họa vẽ năm 1932 được bán đấu giá thành công, lập kỉ lục tại nhà Christie’s London với giá 390.000 USD do nhà buôn Pascal de Sarthe mua. Sẽ không quá nếu nói rằng danh họa Nguyễn Phan Chánh là người đã đưa tên tuổi tranh lụa tơ tằm Việt Nam vươn tầm thế giới.
Tranh của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối biểu tượng hình của phương Tây và lối tư duy phương Đông. Trong mỗi tranh lụa, ông đều kèm theo một vài dòng chữ thư pháp, là những tâm sự độc lập của ông về một vấn đề nào đó không liên quan đến nội dung tranh.
Đó vừa là thói quen đặc biệt, vừa là nét riêng trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh mà không ai có thể bắt chước được.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh – người đặt nền móng cho tranh lụa tơ tằm Việt Nam.
Tranh lụa đã cơ từ lâu đời tại các nước như Nhật Bản và Trung Quốc . Tại Việt Nam còn lưu lại một số bức tranh lụa vẽ chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Hoan, Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích… song không rõ tác là ai.
Năm 1925, khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vừa mới khai giảng khóa đầu tiên, các giảng viên người Pháp tại trường đã khuyến khích sinh viên sử dụng chất liệu lụa và sơn mài để vẽ tranh. Tranh lụa Việt Nam hình thành từ đó.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh , người chọn lụa làm chất liệu chủ đạo trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, với tất cả đam mê và sự chuyên nghiệp, ông được nhiều người ví như ông tổ của tranh lụa Việt Nam.
Những năm tháng ấu thơ vất vả đã cho Nguyễn Phan Chánh một vốn sống và nguồn cảm hứng bất tận trong các tác phẩm của ông chính là tình cảm đối với người nông dân. Một số bức tranh lụa nổi tiếng của ông: Ra đồng, chơi ô ăn quan, đám rước, người hát rong… vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam.
Đặc biệt, bức họa “Người bán gạo” danh họa vẽ năm 1932 được bán đấu giá thành công, lập kỉ lục tại nhà Christie’s London với giá 390.000 USD do nhà buôn Pascal de Sarthe mua. Sẽ không quá nếu nói rằng danh họa Nguyễn Phan Chánh là người đã đưa tên tuổi tranh lụa tơ tằm Việt Nam vươn tầm thế giới.
Tranh của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối biểu tượng hình của phương Tây và lối tư duy phương Đông. Trong mỗi tranh lụa, ông đều kèm theo một vài dòng chữ thư pháp, là những tâm sự độc lập của ông về một vấn đề nào đó không liên quan đến nội dung tranh.
Đó vừa là thói quen đặc biệt, vừa là nét riêng trong tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh mà không ai có thể bắt chước được.