Nét đẹp các trường phái gốm Lái Thiêu
Gốm Lái Thiêu là một tên gọi chung, được phân thành ba dòng rõ rệt: Gốm Quảng, gốm Tiều (Triều Châu), và gốm Phước Kiến. Cách nhận dạng cũng rất đơn giản, gốm Quảng chuyên trang trí đình chùa, đồ đặt sân vườn. Đồ dùng nhà bếp, gia dụng, gốm trang trí do lò Triều Châu làm. Đồ dùng chứa đựng, kích cỡ lớn, nặng, do lò Phúc Kiến chế tác.
Đất Bình Dương từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những lò gốm bản địa, đến cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Gốm Bình Dương dần phát triển mạnh, phần nhờ những thợ lò tiếng tăm của lò gốm Cây Mai – Sài Gòn, chuyển về Bình Dương lập nghiệp. Với nguồn đất sét dồi dào, đường bộ lẫn cảng sông đều thuận tiện (cảng Bà Lụa), nhân lực lao động đa dạng, thợ vẽ, thợ xoay dễ tụ họp từ Sài Gòn, Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa… tạo cho nghề gốm Lái Thiêu, Bình Dương nhiều thuận lợi bước vào giai đoạn hưng thịnh, kéo dài từ những năm 1930 đến 1970.
Gốm Lái Thiêu có rất nhiều dòng sản phẩm mang phong cách tạo hình, lối vẽ, lối chấm men, thậm chí tên lò đều khác biệt. Nhưng khi ra thị trường, dân gian quen gọi chung là gốm Lái Thiêu. Nguyên do các lò gốm khi sản xuất thành phẩm, thường tụ về Lái Thiêu, lấy cảng Bà Lụa làm nơi tập kết hàng hóa, chuyển khắp Nam Kỳ Lục tỉnh, sang tận Cao Miên và Lào, đến thập niên những năm 1960 còn xuất đi các nước Indonesia, Philippines… Người dân xứ Nam bộ gọi chung sản phẩm gốm có xuất xứ từ miệt Lái Thiêu, chủ yếu là cảng Bà Lụa, thành luôn tên gọi gốm Lái Thiêu là vậy.
Điểm ấn tượng đầu tiên khi nhắc đến vẻ đẹp của gốm Lái Thiêu chính là sự mộc mạc, giản dị, gần gũi, cộng thêm giá cả hợp lý với thị trường đương thời. Từ những thô mộc của gốm Phước Kiến, đến xù xì, ráp nhám dưới lớp tráng men của gốm Quảng, hay mượt mà, lả lướt với cốt gốm láng mịn, nhưng nét vẽ khi công bút, khi phóng bút rất tài tình của gốm Triều Châu… tạo nên độ gần gũi, dân dã, rất thân quen tựa hồ lối sống và cách cư xử của dân Nam bộ xưa.
Vậy nên ở thời vàng son, gốm Lái Thiêu hiện hữu trong mọi sinh hoạt gia đình, từ trong nhà ra sân vườn, đến bàn thờ tổ tiên của khắp miệt cư dân Nam bộ. Nơi khám thờ thổ địa của lò gốm Quảng Hòa Xương (Lái Thiêu), người viết nhận ra cụm trang trí gốm của bàn thờ có ghi: “Vạn sự Quảng Hòa Xương tạo” – một minh chứng cho sự đa dạng sản phẩm và chủng loại mà lò gốm này cung ứng ra thị trường.
Gốm Lái Thiêu – Phước Kiến, do người Hoa Phước Kiến mở lò.
Màu men chủ đạo có đen, nâu,men vàng đậm da bò, vàng ửng da lươn…
Sản phẩm gồm các loại đèn dầu đậu phộng, lu, hũ, vịm, chóe rượu, lu đựng nước…
Những hiệu lò nổi tiếng một thời, nay còn lưu lại nhiều sản phẩm độc đáo với gốm Quảng gồm: Thái Xương Hòa, Quảng Hiệp Hưng, Hưng Lợi, Quảng Hòa Xương… Gốm Phước Kiến có Kiến Xuân, Liên Hiệp Thành, Anh Ký, Quảng Thái Xương… Gốm Triều Châu có Vinh Phát, Đào Xương, Duyệt An… Mỗi dòng gốm mang một kỹ pháp tạo tác, một vẻ đẹp trang trí riêng.
Nếu gốm Phước Kiến đẹp mộc mạc, dân dã, đơn sơ với các nét vẽ chân phương trên chén, đĩa, vịm… thì gốm Quảng lại biểu đạt sự ngẫu hứng kỳ diệu của lửa – chỉ là men độc sắc với những gam màu cơ bản như trắng, vàng, xanh, đen… khi gặp hỏa biến do nung củi lò, lớp men kết hợp cùng tạp chất và nhiệt độ lửa bất định tạo nên nhiều màu sắc kỳ ảo. Qua đến gốm Triều Châu, vẻ đẹp chính yếu đến từ người thợ vẽ.
Người viết từng gặp thợ vẽ Đinh Văn Bé (sinh năm 1923), ông cho biết làm việc trong các lò Triều Châu từ năm 13 tuổi, chuyên vẽ tô con gà phủ men ngũ thái (5 màu khác nhau). Ông Bé kể: “Tôi chuyên vẽ gà, nhưng con gà của tôi chỉ đứng một chân, nhiều người khác vẽ gà đứng hai chân. Hình ảnh con gà, cây chuối đều quen thuộc với dân Nam bộ nên sản phẩm này bán rất chạy, hầu như không kịp sản xuất, ra bao nhiêu thương lái đến gom đi hết”.
Gốm Lái Thiêu – Quảng Đông
Chuyên chế tác dòng sản phẩm gốm tráng men màu,với tạo hình rất đa dạng
Từ chén đĩa, bình đựng nước, tượng thờ đến các thể loại đôn, chậu cảnh, hũ, thạp, cù lao con kê, nồi tay cầm…
Có dịp sang các khu chợ đồ cũ ở Philippines như khu Thương mại Philippines (Phil Trade Hall) trên đại lộ Roxas, thành phố Pasay, hay Làng cổ vật (Antiques Village) ở Pasig, ngoại ô Manila không khó để nhận ra trong mớ hỗn độn các món đồ gốm sứ xưa cũ là những chiếc chóe có nắp hoặc cái gạc-bù-lệch (gargoulette: bầu đựng nước) vẽ men ngũ thái của gốm Triều Châu. Người bán cho biết đây là sản phẩm có từ những năm 1960, được người Philippines dùng đựng nước, nhưng không ai biết xuất xứ từ đâu. Khu chợ đồ cổ ở Margaguna trên đường Radio Dalam Raya, Jakarta của Indonesia cũng xuất hiện nhiều sản phẩm gốm Lái Thiêu vẽ men màu (gốm Tiều) đủ chủng loại, từ tô, chén, đĩa, bình bông, bình đựng nước… được bán sang từ những năm 1960 – 1970. Hiện giới sưu tầm trong nước lần tìm sang tận nơi mua về để bổ sung cho những BST gốm Lái Thiêu giá trị.
Gốm Lái Thiêu – Triều Châu (Tiều), vẽ men xanh trắng hoặc men ngũ sắc.
Loại hình sản phẩm rất đa dạng, một trong số những trang trí quen thuộc của gốm Triều Châu là chiếc tô con gà.
Dựa trên vẻ đẹp của từng dòng gốm, gắn liền với câu chuyện hình thành, phát triển của lịch sử gốm Lái Thiêu, các câu lạc bộ, hội nhóm lần lượt ra đời thu hút những người yêu gốm Lái Thiêu gia nhập. Hoạt động mạnh và rôm rả hiện có Câu lạc bộ cổ vật Thuận An với hơn 30 thành viên, sưu tập chính yếu là các dòng gốm Lái Thiêu xưa. Hội câu lạc bộ Thuận An thường xuyên tham gia các triển lãm tại bảo tàng, giới thiệu vẻ đẹp gốm Lái Thiêu đến người yêu gốm khắp cả nước.
Uống Trà Thôi
Theo elledecoration
Đất Bình Dương từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những lò gốm bản địa, đến cuối thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20. Gốm Bình Dương dần phát triển mạnh, phần nhờ những thợ lò tiếng tăm của lò gốm Cây Mai – Sài Gòn, chuyển về Bình Dương lập nghiệp. Với nguồn đất sét dồi dào, đường bộ lẫn cảng sông đều thuận tiện (cảng Bà Lụa), nhân lực lao động đa dạng, thợ vẽ, thợ xoay dễ tụ họp từ Sài Gòn, Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa… tạo cho nghề gốm Lái Thiêu, Bình Dương nhiều thuận lợi bước vào giai đoạn hưng thịnh, kéo dài từ những năm 1930 đến 1970.
Gốm Lái Thiêu có rất nhiều dòng sản phẩm mang phong cách tạo hình, lối vẽ, lối chấm men, thậm chí tên lò đều khác biệt. Nhưng khi ra thị trường, dân gian quen gọi chung là gốm Lái Thiêu. Nguyên do các lò gốm khi sản xuất thành phẩm, thường tụ về Lái Thiêu, lấy cảng Bà Lụa làm nơi tập kết hàng hóa, chuyển khắp Nam Kỳ Lục tỉnh, sang tận Cao Miên và Lào, đến thập niên những năm 1960 còn xuất đi các nước Indonesia, Philippines… Người dân xứ Nam bộ gọi chung sản phẩm gốm có xuất xứ từ miệt Lái Thiêu, chủ yếu là cảng Bà Lụa, thành luôn tên gọi gốm Lái Thiêu là vậy.
Điểm ấn tượng đầu tiên khi nhắc đến vẻ đẹp của gốm Lái Thiêu chính là sự mộc mạc, giản dị, gần gũi, cộng thêm giá cả hợp lý với thị trường đương thời. Từ những thô mộc của gốm Phước Kiến, đến xù xì, ráp nhám dưới lớp tráng men của gốm Quảng, hay mượt mà, lả lướt với cốt gốm láng mịn, nhưng nét vẽ khi công bút, khi phóng bút rất tài tình của gốm Triều Châu… tạo nên độ gần gũi, dân dã, rất thân quen tựa hồ lối sống và cách cư xử của dân Nam bộ xưa.
Vậy nên ở thời vàng son, gốm Lái Thiêu hiện hữu trong mọi sinh hoạt gia đình, từ trong nhà ra sân vườn, đến bàn thờ tổ tiên của khắp miệt cư dân Nam bộ. Nơi khám thờ thổ địa của lò gốm Quảng Hòa Xương (Lái Thiêu), người viết nhận ra cụm trang trí gốm của bàn thờ có ghi: “Vạn sự Quảng Hòa Xương tạo” – một minh chứng cho sự đa dạng sản phẩm và chủng loại mà lò gốm này cung ứng ra thị trường.
Gốm Lái Thiêu – Phước Kiến, do người Hoa Phước Kiến mở lò.
Màu men chủ đạo có đen, nâu,men vàng đậm da bò, vàng ửng da lươn…
Sản phẩm gồm các loại đèn dầu đậu phộng, lu, hũ, vịm, chóe rượu, lu đựng nước…
Những hiệu lò nổi tiếng một thời, nay còn lưu lại nhiều sản phẩm độc đáo với gốm Quảng gồm: Thái Xương Hòa, Quảng Hiệp Hưng, Hưng Lợi, Quảng Hòa Xương… Gốm Phước Kiến có Kiến Xuân, Liên Hiệp Thành, Anh Ký, Quảng Thái Xương… Gốm Triều Châu có Vinh Phát, Đào Xương, Duyệt An… Mỗi dòng gốm mang một kỹ pháp tạo tác, một vẻ đẹp trang trí riêng.
Nếu gốm Phước Kiến đẹp mộc mạc, dân dã, đơn sơ với các nét vẽ chân phương trên chén, đĩa, vịm… thì gốm Quảng lại biểu đạt sự ngẫu hứng kỳ diệu của lửa – chỉ là men độc sắc với những gam màu cơ bản như trắng, vàng, xanh, đen… khi gặp hỏa biến do nung củi lò, lớp men kết hợp cùng tạp chất và nhiệt độ lửa bất định tạo nên nhiều màu sắc kỳ ảo. Qua đến gốm Triều Châu, vẻ đẹp chính yếu đến từ người thợ vẽ.
Người viết từng gặp thợ vẽ Đinh Văn Bé (sinh năm 1923), ông cho biết làm việc trong các lò Triều Châu từ năm 13 tuổi, chuyên vẽ tô con gà phủ men ngũ thái (5 màu khác nhau). Ông Bé kể: “Tôi chuyên vẽ gà, nhưng con gà của tôi chỉ đứng một chân, nhiều người khác vẽ gà đứng hai chân. Hình ảnh con gà, cây chuối đều quen thuộc với dân Nam bộ nên sản phẩm này bán rất chạy, hầu như không kịp sản xuất, ra bao nhiêu thương lái đến gom đi hết”.
Gốm Lái Thiêu – Quảng Đông
Chuyên chế tác dòng sản phẩm gốm tráng men màu,với tạo hình rất đa dạng
Từ chén đĩa, bình đựng nước, tượng thờ đến các thể loại đôn, chậu cảnh, hũ, thạp, cù lao con kê, nồi tay cầm…
Có dịp sang các khu chợ đồ cũ ở Philippines như khu Thương mại Philippines (Phil Trade Hall) trên đại lộ Roxas, thành phố Pasay, hay Làng cổ vật (Antiques Village) ở Pasig, ngoại ô Manila không khó để nhận ra trong mớ hỗn độn các món đồ gốm sứ xưa cũ là những chiếc chóe có nắp hoặc cái gạc-bù-lệch (gargoulette: bầu đựng nước) vẽ men ngũ thái của gốm Triều Châu. Người bán cho biết đây là sản phẩm có từ những năm 1960, được người Philippines dùng đựng nước, nhưng không ai biết xuất xứ từ đâu. Khu chợ đồ cổ ở Margaguna trên đường Radio Dalam Raya, Jakarta của Indonesia cũng xuất hiện nhiều sản phẩm gốm Lái Thiêu vẽ men màu (gốm Tiều) đủ chủng loại, từ tô, chén, đĩa, bình bông, bình đựng nước… được bán sang từ những năm 1960 – 1970. Hiện giới sưu tầm trong nước lần tìm sang tận nơi mua về để bổ sung cho những BST gốm Lái Thiêu giá trị.
Gốm Lái Thiêu – Triều Châu (Tiều), vẽ men xanh trắng hoặc men ngũ sắc.
Loại hình sản phẩm rất đa dạng, một trong số những trang trí quen thuộc của gốm Triều Châu là chiếc tô con gà.
Dựa trên vẻ đẹp của từng dòng gốm, gắn liền với câu chuyện hình thành, phát triển của lịch sử gốm Lái Thiêu, các câu lạc bộ, hội nhóm lần lượt ra đời thu hút những người yêu gốm Lái Thiêu gia nhập. Hoạt động mạnh và rôm rả hiện có Câu lạc bộ cổ vật Thuận An với hơn 30 thành viên, sưu tập chính yếu là các dòng gốm Lái Thiêu xưa. Hội câu lạc bộ Thuận An thường xuyên tham gia các triển lãm tại bảo tàng, giới thiệu vẻ đẹp gốm Lái Thiêu đến người yêu gốm khắp cả nước.
Uống Trà Thôi
Theo elledecoration