"NGHÈO KHÔNG ĐỘNG TAM NGHỆ, GIÀU KHÔNG GẦN TAM NHÂN"

Trong mắt người xưa, ai ai trong đời cũng cần có những bài học đáng quý trong đối nhân xử thế.


Khi thời thế thay đổi, những câu nói của người xưa có thể không nhất thiết áp dụng cho cuộc sống thời hiện đại. Dẫu vậy, nhiều tục ngữ, thành ngữ - vốn là sự kết tinh của trí tuệ cuộc sống của người xưa - về cơ bản đều hướng con người đến cách đối nhân xử thế sao cho thuận tình, hợp ý.

Câu tục ngữ "Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" của người Trung Quốc xưa có ý nghĩa khuyên bảo điều gì? Tam nghệ và tam nhân này là ai?


Giải nghĩa vế 1: Người nghèo không động tam nghệ

Trong quan niệm của người Trung Quốc xưa, "tam nghệ" ý chỉ những công việc mạo hiểm, không phù hợp với gia cảnh, thậm chí là những việc phạm pháp.

Cụ thể, tam nghệ ở đây là gì?

1/ Những việc mạo hiểm

Thông thường, khi một người sợ nghèo, anh ta sẽ cố nghĩ ra cách kiếm tiền. Nếu nghe ai nói rằng anh ta có thể kiếm tiền bằng việc đánh bạc, anh ta sẽ đi đánh bạc vì nghĩ rằng trò đỏ-đen có thể giúp anh ta đổi đời.

Rồi lại có người bảo anh ta rằng, phải vay mượn để đầu tư vào việc buôn bán, kinh doanh thì mới có thể phất lên được. Thấy có vẻ hợp lý, anh ta lại cố gắng chạy vạy khắp nơi để bỏ vốn vào lĩnh vực mà anh ta thực sự không am hiểm.

Cứ vậy, cái vòng luẩn quẩn của thất bại và nghèo đói bủa vây lấy anh ta.

 

Bởi vậy, người xưa khuyên không nên động vào 'nghệ' này là bởi vì nếu không trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm để làm việc thì hà cớ gì lại dấn thân vào mạo hiểm như thế. Trước khi làm bất cứ việc gì, dù là người nghèo hay người giàu thì cũng đều phải học hỏi, nắm kiến thức về công việc đó thật vững rồi hãy nghĩ đến việc làm giàu.

Trong trường hợp không 'thành công' thì cũng 'thành nhân'. Thất bại này sẽ là bài học cho thành công ngày sau.

2/ Những việc phạm pháp

"Bần cùng sinh đạo tặc" vốn là lời cảnh báo rõ ràng nhất về việc khi bị cái nghèo đói bủa vây, một người sẵn sàng làm liều để có được tiền bạc. Điều này hoàn toàn sai trái. Vì những việc làm sai trái như trộm cắp, cướp giật này sẽ không chỉ gây tổn thất lớn cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến gia đình rất lớn.

Bởi vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người cũng không nên 'nhắm mắt làm liều' vì một phút bốc đồng trỗi dậy.

Để thoát cái nghèo chỉ có cách làm việc thật chăm chỉ, tỉ mỉ. Đồng tiền những ngày đầu sẽ rất khó kiếm nhưng một khi chuyên cần, chúng ta sẽ được bù đắp.

Nghèo không đáng sợ, lười biếng mới đáng sợ.

3/ Những việc hèn hạ

Những chuyện hèn hạ, gây hại cho người khác - trong mắt người xưa đó là 'tiểu nhân'. Tất nhiên, 'tiểu nhân' không thiếu trong xã hội dù họ xuất phát trong gia đình giàu có hay bần nông.

Tuy vậy, dù hoàn cảnh có thể nào thì cũng không được vì lợi ích cá nhân mà làm những chuyện hại người như lừa lọc, gian dối, hãm hại...

"Đói cho sạch, rách cho thơm" chính là lời răn dạy chúng ta dù có nghèo khó, thiếu thốn tiền bạc đến mấy thì cũng tuyệt đối giữ mình đúng chuẩn mực.


Giải nghĩa vế 2: Giàu không gần tam nhân

'Tam nhân' trong vế thứ hai của câu tục ngữ này là gì?

1/ Kẻ hám lợi danh

Khi một người giàu có, sẽ có rất nhiều người tiếp cận anh ta hòng đạt được những mục đích có lợi cho cá nhân của họ. Bởi vậy, đây là lúc chúng ta cần tỉnh táo để nhìn người thật chuẩn, xem ai muốn lợi dụng, ai mới là bạn thực sự.

 

Việc tránh xa, không giao thiệp với kẻ xấu, kẻ hám lợi danh là cách một người bảo vệ thanh danh và tài sản của họ trước mọi âm mưu phá hoại, ghen ghét.

2/ Kẻ thù

Kẻ thù vốn nuôi lòng hận thù, nếu chúng ta giàu mà người kia vẫn nghèo cùng cực thì sẽ dễ kích động họ có những hành động gây tổn hại đến gia sản, tinh thần và sức khỏe của chúng ta.

"Thà hóa giải còn hơn tạo ra kẻ thù". Sẽ là tốt nhất nếu sau khi trở nên giàu có, bạn có thể sử dụng của cải và lòng tốt để giải quyết những mối bất bình trong quá khứ và tháo gỡ nút thắt giữa bạn và kẻ thù.

Mặt khác, chúng ta cũng có thể chủ động tránh xa, không giao thiệp với những người vốn sẵn lòng ghen ghét và hãm hại chúng ta.

3/ Tệ nạn

Có một số người, khi tiền bạc, của cải đuề huề, thay vì tiếp tục chăm chỉ làm ăn, tu tâm và tích đức, họ lại sa đà vào các thú vui không lành mạnh trên đời.


Có người ham vui cờ bạc, có người ham vui tửu sắc, bởi thế mà khiến khuynh gia bại sản, gia đình ly tán, con cái lìa xa cha mẹ.

Tất cả những ham vui không lành mạnh này chính là kẻ thù của gia đình. Bởi vậy, kể cả lúc nghèo khó hay giàu có, chỉ cần chúng ta một lòng chung thủy, chăm chỉ làm việc thì mới có được hạnh phúc, phú quý, trường thọ.

 

Theo: soha

2 0 3,092 10
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết