chuyện VỀ HOẠ SĨ TRẦN VĂN CẨN
Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một trong những danh họa nổi tiếng của nền hội họa Việt Nam trước giải phóng. Hãy cùng tìm hiểu về sự nghiệp và những tác phẩm nổi bật của họa sĩ tài năng này qua bài viết sau.
- Tiểu sử của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Danh họa Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/08/1910 tại Hải Phòng, ông sinh trưởng trong gia đình tri thức và chịu ảnh hưởng nghệ thuật từ mẹ mình là một nghệ nhân thủ công nặn tò he, đèn giấy bằng nan tre. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu của mình trong lĩnh vực hội họa và được gia đình đặc biệt tán thành.
Ông thi đậu Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa VII cùng các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận. Trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nghiên cứu được kỹ thuật pha chế các lớp sơn chồng lên nhau để thể hiện thành công dòng tranh sơn mài.
Tác phẩm tốt nghiệp “Lều chõng” đã nhận được đánh giá rất cao. Kể từ khi ra trường ông đã giành toàn bộ thời gian của mình để có thêm nhiều trải nghiệm và sáng tạo các chất liệu khác nhau.
- Sự nghiệp của danh họa Trần Văn Cẩn
Là một người Việt Nam yêu nước, Trần Văn Cẩn đặc biệt có cảm tình của cách mạng đấu tranh giành độc lập. Điều này đã thúc đẩy họa sĩ tham gia phong trào vẽ tranh cổ động.
Một số tranh của Trần Văn Cẩn để cổ động tinh thần yêu nước của nhân dân như: “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”. Sau khi cách mạng tháng 8 đạt được những thành công chiến lược, họa sĩ đã cùng nhiều đồng nghiệp khác thực hiện hàng chục bức tranh cổ động được trưng bày xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” được ưu ái đặt ngay tòa nhà Địa ốc Ngân hàng.
Đến năm 1946 khi chế độ mới đã được xây dựng tại thủ đô Hà Nội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất đã được triển khai. Tác phẩm “Xuống đồng” của danh họa đã vinh dự đạt giải nhất và đã được Hội Văn Hóa Cứu Quốc đặt mua.
Vào tháng 7/1948, Đại học Văn nghệ toàn Quốc đã bầu họa sĩ Trần Văn Cẩn vào Ban Thường Vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam. Đến tháng 6/1954, ông đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) thay thế họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Với nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nhận huân chương Lao động hạng nhất. Bên cạnh đó, ông còn được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I với những thành tựu trong văn học nghệ thuật.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một người luôn nghiêm túc với nghệ thuật và được nhiều người trong giới ngưỡng mộ. Ông đã dành trọn cuộc đời để tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét khó phai trong làng hội họa nước nhà.
Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn luôn được đánh giá cao về tính nghệ thuật. Ông luôn là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.
Được lưu danh trong "bộ tứ" danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại: "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Những hoạt động của họa sĩ Trần Văn Cẩn và thế hệ họa sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trước năm 1945 đã tạo nên thời đại hoàng kim của những tác phẩm hội họa ngay giai đoạn đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An (nay là quận Kiến An, thành phố Hải Phòng)
Năm 1924, sau khi học hết hết bậcTiểu học ở Kiến An, ông được gia đình đưa lên Hà Nội sống với bà nội.
Năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (École de l’art appliqué) Hà Nội, học vẽ mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ.
Năm 1930, ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải dương học Nha Trang, làm công việc vẽ, chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây ông bắt đầu làm quen với kỹ thuật hội họa phương Tây qua một họa sĩ người Pháp. Ông bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay của mình với chủ đề biển và cảnh cá. Không lâu sau, ông bỏ công việc ở Viện, quay về Hà Nội để theo đuổi ngành hội họa.
Năm 1931, sau 3 tháng học dự bị do họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa VI (1931-1936) cùng với Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận...
Năm 1933, ông cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng.
Năm 1934, tác phẩm đầu tay mang tên "Mẹ tôi" đã được tham dự triển lãm ở Paris.
Năm 1935, tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (viết tắt là SADEAL), ông có bốn tác phẩm "Em gái tôi" (sơn dầu), "Cha con" (lụa), "Đi làm đồng" và "Cảnh bờ sông" (khắc gỗ màu) tham gia triển lãm và được tặng giải ngoại hạng và được cử vào Ban giám khảo.
Năm 1936, ông tham gia triển lãm SADEAL lần II với ba bức tranh lụa: "Cô đơn", "Chân dung cô gái nhỏ" và "Chăn ngựa". Tốt nghiệp với tác phẩm "Lều chõng" rất được đánh giá cao, nhưng khi ra trường, ông từ chối sự bổ nhiệm của chính quyền thuộc địa để tiếp tục tập trung vào trải nghiệm và sáng tác thử sức trên nhiều chất liệu khác nhau.
Năm 1937 ông dự hội chợ triển lãm quốc tế Paris với bốn tác phẩm lụa: "Chân dung cô gái trên nền hoa đào", "Chợ hoa", "Thê" và "Mang cỏ cho ngựa ăn".
Năm 1938, ông tham gia triển lãm SADEAL lần III tại Hải Phòng với các tác phẩm "Đi lễ chùa" (lụa), "Trong vườn" (sơn mài) và nhận được Giải Ngoại hạng, tác phẩm được gửi đi dự triển lãm ở Batavia.
Năm 1939, ông tham gia triển lãm SADEAL lần IV với "Bên sông Hồng" (lụa), "Phong cảnh Huế" (sơn dầu). Năm 1940, ông gửi các tác phẩm "Gánh lúa" (lụa), "Ngư dân" (sơn dầu) sang tham dự triển lãm tại Tokyo.
Năm 1943, ông gia nhập nhóm Trung tâm nghệ thuật Việt Nam (Foyer de l’ Art Annamite - FARTA) do họa sĩ Lê Văn Đệ sáng lập, đồng thời gửi hai tác phẩm tham dự triển lãm là "Em Thúy" (sơn dầu) và "Gội đầu" (khắc gỗ), và được tặng giải nhất. Năm sau, ông gửi hai tác phẩm "Bên ao sen" (sơn dầu), "Hai thiếu nữ trước bình phong" (lụa) tham gia triển lãm FARTA lần 2.
Năm 1944, ông gửi tác phẩm "Nắng trong vườn" (sơn dầu) tham dự triển lãm "Duy nhất".
Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô Ngọc Vân và "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung.
Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.
1954 -1969: Trần Văn Cẩn làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1994: ông mất tại Hà Nội.
- Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn tiêu biểu
Trong suốt quãng đường hoạt động nghệ thuật, danh học Trần Văn Cẩn luôn mang đến cho nền hội họa Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật như:
Em Thúy;
Nữ dân quân vùng biển;
Chân dung bác thợ lò;
Thiếu nữ áo trắng;
Gội đầu;
Xuống đồng;
Đây đều là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao và vẫn được giữ nguyên vẹn ý nghĩa hội họa cho đến tận ngày nay.
- Tấm gương sáng về lao động nghệ thuật
Không chỉ nổi tiếng với những bức họa để đời, Trần Văn Cẩn còn có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam trong công tác đào tạo, cũng như công tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến, ông tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật ở Việt Bắc, do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Năm 1954, sau khi Tô Ngọc Vân hy sinh, ông được bầu làm Hiệu trưởng và đảm nhiệm cương vị này trong suốt 15 năm (1954-1969).
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, ông còn được bầu làm Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (1958-1983), Chủ tịch Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983-1989), Đại biểu Quốc hội khóa 2... Họa sĩ Trần Văn Cẩn còn có nhiều công lao đóng góp, xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như thẩm định, tuyển chọn những tác phẩm hội họa có giá trị cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Dù là nghệ sĩ sáng tạo hay nhà lãnh đạo nghệ thuật, ông luôn là người trách nhiệm.
Uống Trà Thôi
Theo lehouseart
- Tiểu sử của họa sĩ Trần Văn Cẩn
Danh họa Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/08/1910 tại Hải Phòng, ông sinh trưởng trong gia đình tri thức và chịu ảnh hưởng nghệ thuật từ mẹ mình là một nghệ nhân thủ công nặn tò he, đèn giấy bằng nan tre. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu của mình trong lĩnh vực hội họa và được gia đình đặc biệt tán thành.
Ông thi đậu Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương khóa VII cùng các họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận. Trong thời gian học tập trên ghế nhà trường, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nghiên cứu được kỹ thuật pha chế các lớp sơn chồng lên nhau để thể hiện thành công dòng tranh sơn mài.
Tác phẩm tốt nghiệp “Lều chõng” đã nhận được đánh giá rất cao. Kể từ khi ra trường ông đã giành toàn bộ thời gian của mình để có thêm nhiều trải nghiệm và sáng tạo các chất liệu khác nhau.
- Sự nghiệp của danh họa Trần Văn Cẩn
Là một người Việt Nam yêu nước, Trần Văn Cẩn đặc biệt có cảm tình của cách mạng đấu tranh giành độc lập. Điều này đã thúc đẩy họa sĩ tham gia phong trào vẽ tranh cổ động.
Một số tranh của Trần Văn Cẩn để cổ động tinh thần yêu nước của nhân dân như: “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”. Sau khi cách mạng tháng 8 đạt được những thành công chiến lược, họa sĩ đã cùng nhiều đồng nghiệp khác thực hiện hàng chục bức tranh cổ động được trưng bày xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” được ưu ái đặt ngay tòa nhà Địa ốc Ngân hàng.
Đến năm 1946 khi chế độ mới đã được xây dựng tại thủ đô Hà Nội, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất đã được triển khai. Tác phẩm “Xuống đồng” của danh họa đã vinh dự đạt giải nhất và đã được Hội Văn Hóa Cứu Quốc đặt mua.
Vào tháng 7/1948, Đại học Văn nghệ toàn Quốc đã bầu họa sĩ Trần Văn Cẩn vào Ban Thường Vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam. Đến tháng 6/1954, ông đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và giữ cương vị này trong 15 năm (1954 -1969) thay thế họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Với nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà, họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nhận huân chương Lao động hạng nhất. Bên cạnh đó, ông còn được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I với những thành tựu trong văn học nghệ thuật.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn là một người luôn nghiêm túc với nghệ thuật và được nhiều người trong giới ngưỡng mộ. Ông đã dành trọn cuộc đời để tạo nên nhiều dấu ấn đậm nét khó phai trong làng hội họa nước nhà.
Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn luôn được đánh giá cao về tính nghệ thuật. Ông luôn là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật cho các thế hệ mai sau.
Được lưu danh trong "bộ tứ" danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại: "nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Những hoạt động của họa sĩ Trần Văn Cẩn và thế hệ họa sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương trước năm 1945 đã tạo nên thời đại hoàng kim của những tác phẩm hội họa ngay giai đoạn đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 tại thị xã Kiến An (nay là quận Kiến An, thành phố Hải Phòng)
Năm 1924, sau khi học hết hết bậcTiểu học ở Kiến An, ông được gia đình đưa lên Hà Nội sống với bà nội.
Năm 1925, theo ý kiến của bố, ông thi vào Trường Kỹ nghệ thực hành (École de l’art appliqué) Hà Nội, học vẽ mẫu đăng ten và thiết kế đồ gỗ.
Năm 1930, ông tốt nghiệp và được điều về làm việc ở Viện Hải dương học Nha Trang, làm công việc vẽ, chép lại những con cá lạ đánh bắt được từ biển về để lưu trữ vào hồ sơ gốc. Tại đây ông bắt đầu làm quen với kỹ thuật hội họa phương Tây qua một họa sĩ người Pháp. Ông bắt đầu sáng tác những tác phẩm đầu tay của mình với chủ đề biển và cảnh cá. Không lâu sau, ông bỏ công việc ở Viện, quay về Hà Nội để theo đuổi ngành hội họa.
Năm 1931, sau 3 tháng học dự bị do họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, theo học khóa VI (1931-1936) cùng với Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Thụy Nhân, Vũ Đức Nhuận...
Năm 1933, ông cùng với Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân, nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta, để tìm cách pha chế để có thể vẽ được nhiều lớp sơn chồng lên nhau và mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài với sơn son, vỏ trứng.
Năm 1934, tác phẩm đầu tay mang tên "Mẹ tôi" đã được tham dự triển lãm ở Paris.
Năm 1935, tại triển lãm lần thứ nhất Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (viết tắt là SADEAL), ông có bốn tác phẩm "Em gái tôi" (sơn dầu), "Cha con" (lụa), "Đi làm đồng" và "Cảnh bờ sông" (khắc gỗ màu) tham gia triển lãm và được tặng giải ngoại hạng và được cử vào Ban giám khảo.
Năm 1936, ông tham gia triển lãm SADEAL lần II với ba bức tranh lụa: "Cô đơn", "Chân dung cô gái nhỏ" và "Chăn ngựa". Tốt nghiệp với tác phẩm "Lều chõng" rất được đánh giá cao, nhưng khi ra trường, ông từ chối sự bổ nhiệm của chính quyền thuộc địa để tiếp tục tập trung vào trải nghiệm và sáng tác thử sức trên nhiều chất liệu khác nhau.
Năm 1937 ông dự hội chợ triển lãm quốc tế Paris với bốn tác phẩm lụa: "Chân dung cô gái trên nền hoa đào", "Chợ hoa", "Thê" và "Mang cỏ cho ngựa ăn".
Năm 1938, ông tham gia triển lãm SADEAL lần III tại Hải Phòng với các tác phẩm "Đi lễ chùa" (lụa), "Trong vườn" (sơn mài) và nhận được Giải Ngoại hạng, tác phẩm được gửi đi dự triển lãm ở Batavia.
Năm 1939, ông tham gia triển lãm SADEAL lần IV với "Bên sông Hồng" (lụa), "Phong cảnh Huế" (sơn dầu). Năm 1940, ông gửi các tác phẩm "Gánh lúa" (lụa), "Ngư dân" (sơn dầu) sang tham dự triển lãm tại Tokyo.
Năm 1943, ông gia nhập nhóm Trung tâm nghệ thuật Việt Nam (Foyer de l’ Art Annamite - FARTA) do họa sĩ Lê Văn Đệ sáng lập, đồng thời gửi hai tác phẩm tham dự triển lãm là "Em Thúy" (sơn dầu) và "Gội đầu" (khắc gỗ), và được tặng giải nhất. Năm sau, ông gửi hai tác phẩm "Bên ao sen" (sơn dầu), "Hai thiếu nữ trước bình phong" (lụa) tham gia triển lãm FARTA lần 2.
Năm 1944, ông gửi tác phẩm "Nắng trong vườn" (sơn dầu) tham dự triển lãm "Duy nhất".
Năm 1946, triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên. Bức "Xuống đồng" của Trần Văn Cẩn đã được trao giải nhất và được Hội Văn hóa Cứu quốc mua, cùng với bức "Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ" của Tô Ngọc Vân và "Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh" của Nguyễn Đỗ Cung.
Tháng 7/1948: tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc, Trần Văn Cẩn được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam.
1954 -1969: Trần Văn Cẩn làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.
Năm 1994: ông mất tại Hà Nội.
- Các tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Cẩn tiêu biểu
Trong suốt quãng đường hoạt động nghệ thuật, danh học Trần Văn Cẩn luôn mang đến cho nền hội họa Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật như:
Em Thúy;
Nữ dân quân vùng biển;
Chân dung bác thợ lò;
Thiếu nữ áo trắng;
Gội đầu;
Xuống đồng;
Đây đều là những sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao và vẫn được giữ nguyên vẹn ý nghĩa hội họa cho đến tận ngày nay.
- Tấm gương sáng về lao động nghệ thuật
Không chỉ nổi tiếng với những bức họa để đời, Trần Văn Cẩn còn có nhiều đóng góp cho nền mỹ thuật Việt Nam trong công tác đào tạo, cũng như công tác của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến, ông tham gia giảng dạy tại Trường Mỹ thuật ở Việt Bắc, do hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng. Năm 1954, sau khi Tô Ngọc Vân hy sinh, ông được bầu làm Hiệu trưởng và đảm nhiệm cương vị này trong suốt 15 năm (1954-1969).
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, ông còn được bầu làm Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (1958-1983), Chủ tịch Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983-1989), Đại biểu Quốc hội khóa 2... Họa sĩ Trần Văn Cẩn còn có nhiều công lao đóng góp, xây dựng nền mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như thẩm định, tuyển chọn những tác phẩm hội họa có giá trị cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Dù là nghệ sĩ sáng tạo hay nhà lãnh đạo nghệ thuật, ông luôn là người trách nhiệm.
Uống Trà Thôi
Theo lehouseart