Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm
Năm sinh: 20/10/1922 tại Nam Đàn, Nghệ An
Năm mất: 15/06/2016 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: sơn mài truyền thống nhưng không mài, bột màu, giấy dó
Các tác phẩm chính: Điện múa cổ, Xuân hồ Gươm, 12 con giáp, Người gác Văn Miếu, Cổng làng Mông Phụ, Đánh cờ dưới bóng tre, Trạm gác, Con nghé, Xuân Hồ Gươm, Nông dân đấu tranh chống thuế, Gióng, Kim Vân Kiều
Nguyễn Tư Nghiêm sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại Nam Đàn, Nghệ An.Từ nhỏ, ông đã rất thích vẽ tranh, vì vậy sau này ông theo anh trai ra Hà Nội để tìm họa sĩ Lê Phổ học vẽ. Ông đã học tập và nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Nguyễn Tư Nghiêm là học trò duy nhất ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được các thầy giáo khuyến khích vẽ sơn dầu. Khi còn là sinh viên năm thứ 3, bức sơn dầu “Người gác Văn Miếu” của ông đã làm chấn động dư luận trong giới mỹ thuật vì sự táo bạo và mới lạ của nó. Bức tranh đã thuyết phục tuyệt đối các thầy cô trong Hội đồng giám khảo Salon Unique (Triển lãm Duy nhất) năm 1944 và được chấm giải nhất. Cũng trong năm đó, bức “Cổng làng Mông Phụ”, “Đánh cờ dưới bóng tre” của ông được đánh giá cao.
Sau năm 1954, Nguyễn Tư Nghiêm làm việc cho Hội Văn Nghệ Việt Nam. Ông giảng dạy tại trường Trung cấp Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội). Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo ra một số lượng lớn các tác phẩm trong khoảng 70 năm.
Nguyễn Tư Nghiêm vẽ nhiều nhưng tập trung vào một số đề tài nhất định: “Điệu múa cổ”, “Kiều”, “Mười hai con giáp”… nhưng luôn luôn thay đổi cách vẽ, tạo sự mới lạ. Những tác phẩm “Trạm gác” (1948), “Con nghé” (1957), “Giao thừa bên Hồ Gươm” (1957), “Nông dân đấu tranh chống thuế” (1960)… đều có sự kết hợp sâu sắc của tình cảm và lý trí, truyền thống và hiện đại, thấm đượm đạo lý phương Đông. Dẫu ẩn mình trong phòng kín, ông vẫn chắt được cái cốt sóng sánh của cuộc sống vào từng nét cọ. Âm hưởng không gian đình chùa trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm luôn hiển hiện với ngôn ngữ tạo hình hiện đại và gợi cảm. Ông cũng rất thành công trong việc khai thác hoa văn, chạm khắc đình làng các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vào tranh của mình.
Ông đã tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu và làm việc trên nhiều chất liệu, chẳng hạn như sơn mài, sơn, bột màu và than chì. Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo ra một phong cách nghệ thuật đặc biệt bằng cách nghiên cứu nghệ thuật dân tộc và hòa nhập quá khứ với hiện đại. Những tác phẩm hội họa của ông được các họa sĩ trong và ngoài nước yêu thích và sưu tầm.
Chất liệu mạnh nhất của Nguyễn Tư Nghiêm là sơn mài truyền thống và về sau là bột màu, giấy dó. Chủ đề hay gặp trong tranh ông là những điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, và những con giáp. Màu ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam. Ông vẽ rất nhiều tranh về Thánh Gióng với tạo hình mạnh mẽ, cùng một ông Gióng, một con ngựa, mà chất liệu khác nhau, tư thế khác nhau. Ông nói: “Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả, tôi chỉ tìm nơi dân tộc và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại”.
Ngay với những nghệ sĩ lớn của thế giới, không phải ai cũng nhận được sự tâm phục khẩu phục thống nhất của các thế hệ, các đồng nghiệp cùng thời và lớp hậu bối. Nhưng Nguyễn Tư Nghiêm có được sự kính trọng toàn vẹn của mọi người về nhân cách nghệ thuật. Họa sỹ Đặng Xuân Hòa đầy cảm phục khi nhắc đến Nguyễn Tư Nghiêm: “Nguyễn Tư Nghiêm với bút pháp chủ nghĩa biểu hiện đã tạo nên con đường nghệ thuật lớn lao đích thực, ai nói về già ông vẽ lặp lại là nhận xét hời hợt. Ông càng vẽ càng phong phú, thanh thoát hơn, Nguyễn Tư Nghiêm đã vẽ chăm chỉ phong độ trong nhiều bối cảnh xã hội, chỉ có nghệ sĩ lớn mới có phong độ như thế”.
Nghệ sĩ này được trang trọng xếp vào “Tứ trụ” của thế hệ thứ hai của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Cùng với nhóm “Tứ Trụ” đầu tiên (Nguyễn Gia Trí – Tô Ngọc Vân – Nguyễn Tường Lân – Trần Văn Cẩn), bộ tứ là gương mặt thành tựu tiêu biểu và là phong cách tiêu biểu của hội họa Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Năm 70 tuổi, ông chính thức kết hôn với họa sĩ Nguyễn Thu Giang, cũng là con gái của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tư Nghiêm vẫn luôn lặng lẽ và cẩn thận như vậy. Nhưng điều này không khiến anh bị lãng quên. Ngược lại, anh luôn được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất của làng nghệ thuật Việt Nam. Anh bỏ qua mọi xô bồ trong cuộc sống và sống trọn vẹn bằng nghề vẽ tranh.
Nguyễn Tư Nghiêm, suốt cuộc đời đã sống xứng đáng với sự tôn vinh về một danh họa. Không chỉ ở tài năng khác biệt với những thành công sáng giá trong và ngoài nước, mà sức bền sáng và ảnh hưởng của ông đã vượt thế kỷ, vượt quỹ sống của mình để thành bất tử trong sự nể phục, thống nhất của các thế hệ nghệ sĩ. Nguyễn Tư Nghiêm cũng là hoạ sĩ hiếm hoi của nền mỹ thuật Việt Nam có bảo tàng riêng. Ông may mắn không chỉ vì sống thọ, minh mẫn khi tuổi gần thế kỷ, mà còn bởi 23 năm qua, Nguyễn Tư Nghiêm sống có đôi trong tình yêu bên bạn đời trẻ hơn gần 30 tuổi, đẹp và tận tâm. Chính nhờ bà mà ông duy trì được phong độ sáng tác bền bỉ. Nguyễn Tư Nghiêm ít nói, ít tuyên ngôn chỉ có một lần ông phát biểu trong một hội nghị về quan điểm nghệ thuật của mình: “Khai thác, đi đến tận cùng truyền thống, sẽ gặp hiện đại”.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm qua đời sáng 15/6/2016. Ông được đánh giá là người đem truyền thống dân tộc vào hội họa hiện đại.
Giải thưởng:
1944 – Giải nhất triển lãm duy nhất, tác phẩm: Cổng làng Mía, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu
1948 – Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc kháng chiến, tác phẩm: Du kích làng Phù Lưu
1957 – Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Con nghê
1975 – Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, tác phẩm: Hai đĩa sơn mài
1985 – Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện thực ở Sophia (Bulgaria), tác phẩm: Điệu múa cổ I năm
1987 – Giải chính thức Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, tác phẩm; Điệu múa cổ II
1990 – Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Gióng
1996 – Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Uống Trà Thôi
Theo designs
Năm mất: 15/06/2016 tại Hà Nội
Phong cách nghệ thuật: sơn mài truyền thống nhưng không mài, bột màu, giấy dó
Các tác phẩm chính: Điện múa cổ, Xuân hồ Gươm, 12 con giáp, Người gác Văn Miếu, Cổng làng Mông Phụ, Đánh cờ dưới bóng tre, Trạm gác, Con nghé, Xuân Hồ Gươm, Nông dân đấu tranh chống thuế, Gióng, Kim Vân Kiều
Nguyễn Tư Nghiêm sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học tại Nam Đàn, Nghệ An.Từ nhỏ, ông đã rất thích vẽ tranh, vì vậy sau này ông theo anh trai ra Hà Nội để tìm họa sĩ Lê Phổ học vẽ. Ông đã học tập và nghiên cứu tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Nguyễn Tư Nghiêm là học trò duy nhất ở Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được các thầy giáo khuyến khích vẽ sơn dầu. Khi còn là sinh viên năm thứ 3, bức sơn dầu “Người gác Văn Miếu” của ông đã làm chấn động dư luận trong giới mỹ thuật vì sự táo bạo và mới lạ của nó. Bức tranh đã thuyết phục tuyệt đối các thầy cô trong Hội đồng giám khảo Salon Unique (Triển lãm Duy nhất) năm 1944 và được chấm giải nhất. Cũng trong năm đó, bức “Cổng làng Mông Phụ”, “Đánh cờ dưới bóng tre” của ông được đánh giá cao.
Sau năm 1954, Nguyễn Tư Nghiêm làm việc cho Hội Văn Nghệ Việt Nam. Ông giảng dạy tại trường Trung cấp Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội). Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo ra một số lượng lớn các tác phẩm trong khoảng 70 năm.
Nguyễn Tư Nghiêm vẽ nhiều nhưng tập trung vào một số đề tài nhất định: “Điệu múa cổ”, “Kiều”, “Mười hai con giáp”… nhưng luôn luôn thay đổi cách vẽ, tạo sự mới lạ. Những tác phẩm “Trạm gác” (1948), “Con nghé” (1957), “Giao thừa bên Hồ Gươm” (1957), “Nông dân đấu tranh chống thuế” (1960)… đều có sự kết hợp sâu sắc của tình cảm và lý trí, truyền thống và hiện đại, thấm đượm đạo lý phương Đông. Dẫu ẩn mình trong phòng kín, ông vẫn chắt được cái cốt sóng sánh của cuộc sống vào từng nét cọ. Âm hưởng không gian đình chùa trong tranh Nguyễn Tư Nghiêm luôn hiển hiện với ngôn ngữ tạo hình hiện đại và gợi cảm. Ông cũng rất thành công trong việc khai thác hoa văn, chạm khắc đình làng các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vào tranh của mình.
Ông đã tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu và làm việc trên nhiều chất liệu, chẳng hạn như sơn mài, sơn, bột màu và than chì. Nguyễn Tư Nghiêm đã tạo ra một phong cách nghệ thuật đặc biệt bằng cách nghiên cứu nghệ thuật dân tộc và hòa nhập quá khứ với hiện đại. Những tác phẩm hội họa của ông được các họa sĩ trong và ngoài nước yêu thích và sưu tầm.
Chất liệu mạnh nhất của Nguyễn Tư Nghiêm là sơn mài truyền thống và về sau là bột màu, giấy dó. Chủ đề hay gặp trong tranh ông là những điệu múa cổ, Thánh Gióng, Kiều, và những con giáp. Màu ông yêu thích là màu của dân gian Việt Nam. Ông vẽ rất nhiều tranh về Thánh Gióng với tạo hình mạnh mẽ, cùng một ông Gióng, một con ngựa, mà chất liệu khác nhau, tư thế khác nhau. Ông nói: “Tôi không gắn bó với một nghệ thuật nước ngoài nào cả, tôi chỉ tìm nơi dân tộc và thấy trong dân tộc có nhân loại và hiện đại”.
Ngay với những nghệ sĩ lớn của thế giới, không phải ai cũng nhận được sự tâm phục khẩu phục thống nhất của các thế hệ, các đồng nghiệp cùng thời và lớp hậu bối. Nhưng Nguyễn Tư Nghiêm có được sự kính trọng toàn vẹn của mọi người về nhân cách nghệ thuật. Họa sỹ Đặng Xuân Hòa đầy cảm phục khi nhắc đến Nguyễn Tư Nghiêm: “Nguyễn Tư Nghiêm với bút pháp chủ nghĩa biểu hiện đã tạo nên con đường nghệ thuật lớn lao đích thực, ai nói về già ông vẽ lặp lại là nhận xét hời hợt. Ông càng vẽ càng phong phú, thanh thoát hơn, Nguyễn Tư Nghiêm đã vẽ chăm chỉ phong độ trong nhiều bối cảnh xã hội, chỉ có nghệ sĩ lớn mới có phong độ như thế”.
Nghệ sĩ này được trang trọng xếp vào “Tứ trụ” của thế hệ thứ hai của nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Cùng với nhóm “Tứ Trụ” đầu tiên (Nguyễn Gia Trí – Tô Ngọc Vân – Nguyễn Tường Lân – Trần Văn Cẩn), bộ tứ là gương mặt thành tựu tiêu biểu và là phong cách tiêu biểu của hội họa Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Năm 70 tuổi, ông chính thức kết hôn với họa sĩ Nguyễn Thu Giang, cũng là con gái của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tư Nghiêm vẫn luôn lặng lẽ và cẩn thận như vậy. Nhưng điều này không khiến anh bị lãng quên. Ngược lại, anh luôn được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất của làng nghệ thuật Việt Nam. Anh bỏ qua mọi xô bồ trong cuộc sống và sống trọn vẹn bằng nghề vẽ tranh.
Nguyễn Tư Nghiêm, suốt cuộc đời đã sống xứng đáng với sự tôn vinh về một danh họa. Không chỉ ở tài năng khác biệt với những thành công sáng giá trong và ngoài nước, mà sức bền sáng và ảnh hưởng của ông đã vượt thế kỷ, vượt quỹ sống của mình để thành bất tử trong sự nể phục, thống nhất của các thế hệ nghệ sĩ. Nguyễn Tư Nghiêm cũng là hoạ sĩ hiếm hoi của nền mỹ thuật Việt Nam có bảo tàng riêng. Ông may mắn không chỉ vì sống thọ, minh mẫn khi tuổi gần thế kỷ, mà còn bởi 23 năm qua, Nguyễn Tư Nghiêm sống có đôi trong tình yêu bên bạn đời trẻ hơn gần 30 tuổi, đẹp và tận tâm. Chính nhờ bà mà ông duy trì được phong độ sáng tác bền bỉ. Nguyễn Tư Nghiêm ít nói, ít tuyên ngôn chỉ có một lần ông phát biểu trong một hội nghị về quan điểm nghệ thuật của mình: “Khai thác, đi đến tận cùng truyền thống, sẽ gặp hiện đại”.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm qua đời sáng 15/6/2016. Ông được đánh giá là người đem truyền thống dân tộc vào hội họa hiện đại.
Giải thưởng:
1944 – Giải nhất triển lãm duy nhất, tác phẩm: Cổng làng Mía, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu
1948 – Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc kháng chiến, tác phẩm: Du kích làng Phù Lưu
1957 – Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Con nghê
1975 – Giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô, tác phẩm: Hai đĩa sơn mài
1985 – Giải chính thức Triển lãm Quốc tế nghệ thuật hiện thực ở Sophia (Bulgaria), tác phẩm: Điệu múa cổ I năm
1987 – Giải chính thức Triển lãm Quốc tế ở Hà Nội, tác phẩm; Điệu múa cổ II
1990 – Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm: Gióng
1996 – Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật.
Uống Trà Thôi
Theo designs