Tướng mạo danh tướng Nhạc Phi trông như thế nào?
Nhắc đến Nhạc Phi là người ta sẽ nhớ đến Nhạc mẫu, người đã tự tay xăm chữ lên lưng con mình 4 chữ “tinh trung báo quốc”. Sau này Nhạc Phi trở thành người đứng đầu trong 4 vị đại tướng danh tiếng nhất thời Tống trung hưng.
Nhạc gia quân tinh nhuệ uy chấn Đại Tống, là đạo quân có khả năng nhất mang theo hùng tâm tráng chí muốn Bắc phạt kháng Kim để thu hồi quốc thổ. Nhưng gian thần Tần Cối hãm hại, khiến triều đình phát ra 12 đạo kim bài triệu Nhạc Phi về triều. Trên thực tế cũng là thiên ý muốn diệt nhà Bắc Tống mà thôi. Tần Cối vu cho ông mưu phản. Nhạc Phi và con cả là Nhạc Vân bị xử tử hình trong ngục. Toàn gia và vợ con cũng phải liên lụy đi đày. Sau này, hoàng đế Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, truy thụy hiệu là Trung Liệt. Năm 1179 ban thụy là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm 1211 truy phong vương vị là Ngạc vương.
Vậy rốt cuộc thì Nhạc Phi trông như thế nào? Thời Nhạc Phi còn sống không có máy ảnh, nên những bức “di ảnh” mà ông để lại đương nhiên là những bức vẽ chân dung. Vậy chân dung dân gian thường thấy về Nhạc Phi có chính xác không?
“Trung hưng tứ tướng đồ” là tác phẩm của họa gia Lưu Tùng Niên, họa sĩ cung đình trải ba triều vua Nam Tống. Đây là tranh vẽ toàn thân của bốn vị tướng lãnh Nam Tống là Nhạc Phi, Hàn Thế Trung, Trương Tuấn và Lưu Quang Thế. Tỉ lệ của bức tranh này chính xác, tư thế tự nhiên, nét vẽ trang phục sống động và đẹp mắt, thực sự là một quán thế trân phẩm. Đồng thời nó còn cho chúng ta được chiêm ngưỡng chân dung chân thật nhất của bốn vị danh tướng Nhạc, Hàn, Trương và Lưu, đặc biệt là hình ảnh hiếm thấy của Nhạc Phi.
Bốn vị này đều là võ tướng nổi tiếng thời Nam Tống, đều đeo đai ngọc. Trong bốn người, Nhạc Phi có công tích cao nhất, nên được coi là đệ nhất danh tướng Nam Tống. Trong bức “Trung hưng tứ tướng đồ”, Nhạc Phi trông như một học giả. Ông hơi cúi người xuống, hai tay chắp trước ngực, thái độ rất cung kính! Điều này phù hợp với phong cách nhất quán của Nhạc Phi. Trong lịch sử, Nhạc Phi là người dũng cảm và giỏi chiến đấu, đạo quân của ông là vô địch trong tất cả các đạo quân Nam Tống. Nhạc Phi là người có công lớn nhất, nhưng cũng là một người rất khiêm cung, không hiển thị bản thân và ông đã như vậy trong suốt cuộc đời của mình!
Từ bức họa đồ chân dung này có thể thấy, Nhạc Phi là người có hình thể cường tráng nhất. Theo yêu cầu gia nhập quân đội của nhà Tống, Nhạc Phi khi nhập ngũ là một binh sĩ hạng nhất với chiều cao từ 1m76 đến 1m78. Chiều cao này được coi là cao to vạm vỡ vào thời điểm đó. Nhạc Phi quanh năm cưỡi ngựa hành quân chiến đấu, nhất định phải có thể trạng tráng kiện. Tống sử có viết: “Nhạc Phi sinh thời có thần lực. Khi chưa đầy 20 tuổi, ông ấy có thể kéo cung ba trăm cân Tống, bắn loại nỏ tám thạch, quả là kỳ nhân đương thời.” Một cân thời Tống tương đương 1,2 cân thời nay, người có thể giương cung với lực đến 400 cân (200 kg) thì quả thực là khí lực rất lớn, và từ điểm này chúng ta có thể cho rằng hình thể Nhạc Phi không nên quá gầy. Lưu Tùng Niên cũng là một trong những họa sĩ tôn trọng kích thước tả thực, ông ấy sẽ không cố ý làm hạ thấp uy tín của Nhạc Phi, đây phải là hình ảnh thực sự của Nhạc Phi.
(Ghi chú: từ trình độ võ thuật và chiến đấu của Nhạc Phi, có thể thấy rằng Nhạc Phi do căn cơ tốt nên đã được kinh qua huấn luyện võ công và nội lực bài bản từ nhỏ, nên đã đạt đến trình độ nội công thượng thừa khi tuổi còn trẻ. Vì thế hình thể to cao nhưng có vẻ thư sinh của ông hoàn toàn là hợp lý với người luyện võ có trình độ nội lực cao thâm. thần thái khiêm nhượng cả đời cũng là điều mà người cao thủ võ công phải đạt đến.)
Những bức họa của tứ đại danh họa Nam Tống có thể xem là đứng đầu trong giới. Trương Sửu, nhà thư pháp và họa sĩ thời nhà Minh tin rằng “Lưu Tùng Niên nhà Nam Tống là quán quân, tiếp theo là Lý Đường, Mã Viễn và Hạ Khuê”.
Lưu Tùng Niên (1155-1218) là người Tiền Đường (nay là Hàng Châu, Chiết Giang). Ông là học sinh của họa viện trong những năm Thuần Hy (1174-1189), Thiệu Hy (1190-1194) và thăng chức họa viện đãi chiếu. Thời Tống Ninh Tông (1195-1224), ông dâng lên bức “Canh chức đồ”, được triều đình xem trọng, ban cho đai vàng. Các bức sơn thủy họa, nhân vật và giới họa (loại tranh vẽ kiến trúc cung điện, nhà cửa, chùa chiền của Trung Hoa) của ông dưới sự chỉ dạy của Lý Đường có lối vẽ tinh tế và mỹ diệu, bút pháp thanh lệ và nghiêm cẩn, cách dùng màu sắc trang nhã, và kiến trúc miêu tả công phu. Trong khi tranh của Lý Đường mạnh mẽ, sắc sảo, khí thế hùng vĩ thì tranh của Lưu Tùng Niên cũng chịu ảnh hưởng của thầy, nhưng ở phương diện tinh xảo lại nổi bật hơn.
Những bức họa của Lưu Tùng Niên được mệnh danh là “tuyệt phẩm” trong số các họa gia. Sinh ra trong thời đại mà tín ngưỡng Phật giáo cực kỳ thịnh vượng, Lưu Tùng Niên đã thiết lập nên phong cách hội họa La Hán kinh điển của thời Nam Tống. Các bức sơn thủy họa của Lưu Tùng Niên phát triển từ trường phái Lý Đường, chẳng hạn như bức Tứ cảnh sơn thủy đồ và Thu sơn hành lữ đồ. Ngoài ra, Lưu Tùng Niên cũng sử dụng một số sự tích về nhã hứng của giới văn nhân làm chủ đề, chẳng hạn như bức Thập bát học sĩ đồ và bức Đường ngũ học sĩ đồ.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Nhạc gia quân tinh nhuệ uy chấn Đại Tống, là đạo quân có khả năng nhất mang theo hùng tâm tráng chí muốn Bắc phạt kháng Kim để thu hồi quốc thổ. Nhưng gian thần Tần Cối hãm hại, khiến triều đình phát ra 12 đạo kim bài triệu Nhạc Phi về triều. Trên thực tế cũng là thiên ý muốn diệt nhà Bắc Tống mà thôi. Tần Cối vu cho ông mưu phản. Nhạc Phi và con cả là Nhạc Vân bị xử tử hình trong ngục. Toàn gia và vợ con cũng phải liên lụy đi đày. Sau này, hoàng đế Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, truy thụy hiệu là Trung Liệt. Năm 1179 ban thụy là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm 1211 truy phong vương vị là Ngạc vương.
Vậy rốt cuộc thì Nhạc Phi trông như thế nào? Thời Nhạc Phi còn sống không có máy ảnh, nên những bức “di ảnh” mà ông để lại đương nhiên là những bức vẽ chân dung. Vậy chân dung dân gian thường thấy về Nhạc Phi có chính xác không?
“Trung hưng tứ tướng đồ” là tác phẩm của họa gia Lưu Tùng Niên, họa sĩ cung đình trải ba triều vua Nam Tống. Đây là tranh vẽ toàn thân của bốn vị tướng lãnh Nam Tống là Nhạc Phi, Hàn Thế Trung, Trương Tuấn và Lưu Quang Thế. Tỉ lệ của bức tranh này chính xác, tư thế tự nhiên, nét vẽ trang phục sống động và đẹp mắt, thực sự là một quán thế trân phẩm. Đồng thời nó còn cho chúng ta được chiêm ngưỡng chân dung chân thật nhất của bốn vị danh tướng Nhạc, Hàn, Trương và Lưu, đặc biệt là hình ảnh hiếm thấy của Nhạc Phi.
Bốn vị này đều là võ tướng nổi tiếng thời Nam Tống, đều đeo đai ngọc. Trong bốn người, Nhạc Phi có công tích cao nhất, nên được coi là đệ nhất danh tướng Nam Tống. Trong bức “Trung hưng tứ tướng đồ”, Nhạc Phi trông như một học giả. Ông hơi cúi người xuống, hai tay chắp trước ngực, thái độ rất cung kính! Điều này phù hợp với phong cách nhất quán của Nhạc Phi. Trong lịch sử, Nhạc Phi là người dũng cảm và giỏi chiến đấu, đạo quân của ông là vô địch trong tất cả các đạo quân Nam Tống. Nhạc Phi là người có công lớn nhất, nhưng cũng là một người rất khiêm cung, không hiển thị bản thân và ông đã như vậy trong suốt cuộc đời của mình!
Từ bức họa đồ chân dung này có thể thấy, Nhạc Phi là người có hình thể cường tráng nhất. Theo yêu cầu gia nhập quân đội của nhà Tống, Nhạc Phi khi nhập ngũ là một binh sĩ hạng nhất với chiều cao từ 1m76 đến 1m78. Chiều cao này được coi là cao to vạm vỡ vào thời điểm đó. Nhạc Phi quanh năm cưỡi ngựa hành quân chiến đấu, nhất định phải có thể trạng tráng kiện. Tống sử có viết: “Nhạc Phi sinh thời có thần lực. Khi chưa đầy 20 tuổi, ông ấy có thể kéo cung ba trăm cân Tống, bắn loại nỏ tám thạch, quả là kỳ nhân đương thời.” Một cân thời Tống tương đương 1,2 cân thời nay, người có thể giương cung với lực đến 400 cân (200 kg) thì quả thực là khí lực rất lớn, và từ điểm này chúng ta có thể cho rằng hình thể Nhạc Phi không nên quá gầy. Lưu Tùng Niên cũng là một trong những họa sĩ tôn trọng kích thước tả thực, ông ấy sẽ không cố ý làm hạ thấp uy tín của Nhạc Phi, đây phải là hình ảnh thực sự của Nhạc Phi.
(Ghi chú: từ trình độ võ thuật và chiến đấu của Nhạc Phi, có thể thấy rằng Nhạc Phi do căn cơ tốt nên đã được kinh qua huấn luyện võ công và nội lực bài bản từ nhỏ, nên đã đạt đến trình độ nội công thượng thừa khi tuổi còn trẻ. Vì thế hình thể to cao nhưng có vẻ thư sinh của ông hoàn toàn là hợp lý với người luyện võ có trình độ nội lực cao thâm. thần thái khiêm nhượng cả đời cũng là điều mà người cao thủ võ công phải đạt đến.)
Những bức họa của tứ đại danh họa Nam Tống có thể xem là đứng đầu trong giới. Trương Sửu, nhà thư pháp và họa sĩ thời nhà Minh tin rằng “Lưu Tùng Niên nhà Nam Tống là quán quân, tiếp theo là Lý Đường, Mã Viễn và Hạ Khuê”.
Lưu Tùng Niên (1155-1218) là người Tiền Đường (nay là Hàng Châu, Chiết Giang). Ông là học sinh của họa viện trong những năm Thuần Hy (1174-1189), Thiệu Hy (1190-1194) và thăng chức họa viện đãi chiếu. Thời Tống Ninh Tông (1195-1224), ông dâng lên bức “Canh chức đồ”, được triều đình xem trọng, ban cho đai vàng. Các bức sơn thủy họa, nhân vật và giới họa (loại tranh vẽ kiến trúc cung điện, nhà cửa, chùa chiền của Trung Hoa) của ông dưới sự chỉ dạy của Lý Đường có lối vẽ tinh tế và mỹ diệu, bút pháp thanh lệ và nghiêm cẩn, cách dùng màu sắc trang nhã, và kiến trúc miêu tả công phu. Trong khi tranh của Lý Đường mạnh mẽ, sắc sảo, khí thế hùng vĩ thì tranh của Lưu Tùng Niên cũng chịu ảnh hưởng của thầy, nhưng ở phương diện tinh xảo lại nổi bật hơn.
Những bức họa của Lưu Tùng Niên được mệnh danh là “tuyệt phẩm” trong số các họa gia. Sinh ra trong thời đại mà tín ngưỡng Phật giáo cực kỳ thịnh vượng, Lưu Tùng Niên đã thiết lập nên phong cách hội họa La Hán kinh điển của thời Nam Tống. Các bức sơn thủy họa của Lưu Tùng Niên phát triển từ trường phái Lý Đường, chẳng hạn như bức Tứ cảnh sơn thủy đồ và Thu sơn hành lữ đồ. Ngoài ra, Lưu Tùng Niên cũng sử dụng một số sự tích về nhã hứng của giới văn nhân làm chủ đề, chẳng hạn như bức Thập bát học sĩ đồ và bức Đường ngũ học sĩ đồ.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn