Các loại đất chính làm ấm tử sa

Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là nơi có một loại đất sét rất đặc biệt và nổi tiếng gọi là đất Tử sa và là nơi tạo ra những chiếc ấm tử sa nổi tiếng. Đất Tử sa là loại đất sét đá (Stone Clay) – loại đất đặc biệt chỉ ở vùng Nghi Hưng mới có. Các loại đất chính làm ấm tử sa:

Tử sa là từ để mô tả loại đất sét có sắc độ tím, và ngoài ra ở Nghi Hưng còn rất nhiều loại đất có sắc độ khác nhau như: đỏ, xanh lục, vàng, v.v… Tuy nhiên trên thực tế Tử sa đã trở thành một thuật ngữ chung để chỉ các loại đất sét có xuất xứ từ Nghi Hưng.

Đất sét Nghi Hưng (Stone Clay) là loại đất có cấu trúc và thành phần cấu tạo gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà từ Nghi Hưng luôn có những ưu điểm rất tuyệt vời như: chịu được nhiệt rất cao trên1000C, giữ được trọn vẹn hương vị của trà, dù trà để rất lâu trong ấm sau khi đã sử dụng xong nhưng vẫn ko bị mốc hoặc thiu, v.v…

Vùng Nghi Hưng cũng còn có loại đất sét thường (Earth Clay), là loại đất được sử dụng một cách phổ biến để tạo ra các sản phẩm gốm thông dụng trong đó có ấm trà thường (không phải ấm tử sa)

+ Về cơ bản chất lượng đất sét sử dụng để làm ấm được chia thành 3 nhóm như sau:

– Đất sét nguyên khoáng (Original, Natural): đây là loại đất tự nhiên được khai thác trực tiếp từ các mỏ núi đá ở Nghi Hưng và là loại đất có chất lượng tốt nhất để làm ấm. Nhưng do khai thác quá nhiều nên hiện nay số lượng đất nguyên khoáng còn lại không nhiều và ngày càng trở nên khan hiếm

– Đất phối (Mixed): đây là loại đất được tạo ra bằng cách phối đất nguyên khoáng với nhau, hoặc phối đất nguyên khoáng với một vài nguyên liệu tự nhiên khác (nguyên liệu tự nhiên chủ yếu được sử dụng để phối là cát vì nó có tính chất và thành phần cấu tạo tương đương). Đất phối được tạo ra với mục đích chính là tận dụng đất nguyên khoáng vì như trên đã nói đất nguyên khoáng ngày càng hiếm

– Đất nhân tạo (Artificial): đây là loại đất được tạo ra bằng cách phối thêm một số thành phần hoá học khác vào đất (có thể là đất sét hoặc đất bùn) để tạo ra một chất liệu mới, hiện nay loại đất này được sử dụng rất nhiều để tạo ra những chiếc ấm mới với màu sắc đa dạng và bắt mắt nhưng chất lượng đất thì không thể tốt được bằng đất nguyên khoáng.

+ Đất sét nguyên khoáng bao gồm 5 loại cơ bản sau:

1. Đất tử sa

Đất tử sa (Zi ni) là loại đất được sử dụng phổ biến nhất, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng 1180°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 10% – 11%. Về màu sắc nhiều tài liệu mô tả đất tử sa có màu tím gọi là cát tím (purple sand) nhưng thực tế đất tử sa có màu nâu tím (purple-brownish) hoặc màu nâu (brown) nhiều hơn.

Đất tử sa có 7 loại nguyên khoáng thông dụng để chế tạo ấm tử sa, bao gồm:

- Nguyên Khoáng Để Tào Thanh

Loại đất này được khai thác ở khu vực dãy núi Hoàng Long Sơn thuộc Nghi Hưng, Trung Quốc. Đặc điểm chính của loại khoáng này có chứa màu xanh biếc của mắt chim, mắt mèo, có pha lẫn chút tím và ánh xanh, mịn màng mà tinh khiết. Khi nung loại đất này lên nó chuyển thành màu đỏ gan lợn rất đẹp mắt. Khi pha trà trong ấm tử sa làm từ Nguyên Khoáng Để Tào Thanh tạo cho chúng ta cảm giác rất du dương trầm bổng. Sau một thời gian sử dụng, ấm tử sa sẽ chuyển thành màu đậm hơn.

- Nguyên Khoáng Tử Nê

Tử Nê là loại đất làm ấm tử sa điển hình thường gặp và là loại đất dễ kiếm nhất trên thị trường. Loại đất này được khai thác ở núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Nghi Hưng, Trung Quốc. Do hàm lượng sắt trong loại đất Tử Nê này rất cao nên nó sẽ tạo ra các lỗ khí trên thân sản phẩm. Đất có tính ổn định cao, dễ chế tạo, độ bền cao, màu sắc ổn định, nhìn rất sang trọng. Đặc biệt loại ấm tử sa làm từ Tử Nê lại có giá thành phẩm tương đối rẻ, dùng càng lâu cho màu sắc càng đẹp lôi cuốn người dùng.

- Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê

Loại đất này có đặc điểm khô ẩm, dễ tạo tác, có tính ổn định cao, độ kết dính vừa phải. Chúng được khai thác tại núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Nghi Hưng, Trung Quốc. Khi làm ấm phải luyện lại đất, loại bỏ đá vôi trong đó bởi chúng dễ chuyển thành màu đen. Sử dụng lâu ngày ấm chuyển sang màu đỏ hồng đẹp mắt.

- Ngọc Sa Liệu

Nguyên khoáng Ngọc Sa Liệu là một trong nhữn loại đất làm ấm tử sa có tính thoát khí mạnh, nên khi rót nước lên thân ấm thì nước sẽ bốc hơi rất nhah, ấm khô ngay lập tức. Đất được khai thác tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Khi dùng ấm trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến độ bám cao trà, dễ khiến cho các lỗ thoát khí bị tắc, vì vậy chúng ta cần phải nung lại ấm trong lò có nhiệt độ cao lúc này chiếc ấm sẽ trở lại như mới.

- Ngũ Sắc Thổ

Đất Ngũ Sắc Thổ được khai thác tại vùng núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Trung Quốc. Đất có độ mịn nằm trong khoảng giữa từ 8 đến mục 16, đây là loại nguyên liệu thô, đặc tính dễ vỡ và dễ bị oxy hóa nên quá trình tinh luyện phải làm thủ công.

- Tử Kim Sa

Tử Kim Sa là loại đất làm ấm tử sa quý hiếm, có tính ổn định cao, dễ làm, chúng thuộc loại quặng cộng sinh, nằm ở tầng giữa của Tử Nê. Do đặc tính tương đối xốp nên ấm tử sa được làm từ Tử Kim Sa thường có độ đối lưu không khí hai chiều rất tốt. Càng sử dụng lâu chiếc ấm càng lộ ra những nét đẹp tinh tế làm lôi cuốn lòng người.

- Ngọc Kim Sa

Tử Ngọc Kim Sa là loại quặng tương đối thô, khó chế tác, có độ mịn 1,18mm. Vì là loại khoáng thô nên nắp ấm thường có hình răng cưa cao thấp không đồng đều, nên việc làm cho nắp ấm khít cũng khó khăn hơn. Do khó chế tác nên thành phẩm từ loại nguyên liệu này thường rất ít, để làm ra một chiếc ấm phải trải qua 3-5 lần nung.

Bên trên là 7 loại đất làm ấm tử sa thường được sử dụng. Tuy nhiên mỗi loại đất lại có đặc tính khác nhau nên chúng cho ra thành phẩm hoàn toàn khác biệt và có giá thành khá khác nhau.

2. Đất hồng sa

Đất Hồng sa (Hong ni) có nhiệt độ chịu nung khoảng 1100°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Về màu sắc đất Hồng sa có màu đỏ cam là chủ yếu, và vì Hồng sa nguyên khoáng gốc là tử sa nên nó có cả màu đỏ-nâu. Đặc biệt đất hồng sa cũ đã được khai thác lâu) có màu đỏ sậm.

3. Đất lục sa

Đất Lục sa (Lu ni) nguyên khoáng được mô tả là có các chấm màu xanh nhạt (light-green) và là loại đất hiếm trong tự nhiên, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng 1160°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Cũng do Lục sa là đất hiếm và kết cấu màu sắc không bền nên đất Lục sa thường hay được phối với các loại đất khác hoặc các nguyên liệu khác khi làm ấm

4. Đất đoàn sa

Đất Đoàn sa (Duan ni) nguyên khoáng được mô tả có màu vàng là chủ yếu, ngoài ra còn có màu be hoặc vàng be và cũng là loại đất hiếm trong tự nhiên, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng từ 1175°C – 1180°C, độ co ngót so với ban đầu khoảng 12% .

5. Đất chu sa

Trong tự nhiên Chu sa (Zhu ni) nguyên khoáng là loại đất có nhiệt độ chịu nung cao nhất khoảng 1700°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng từ 18% – 25%.

Uống Trà Thôi
Theo thichtra
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết