Tranh Kim Hoàng – sự hồi sinh một dòng tranh dân gian
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.
Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt lớn năm 1915 làm vỡ đê Liên Mạc, rất nhiều bản khắc gỗ của tranh đã bị lũ cuốn trôi, sau đó lại đến những năm đói kém như trận đói năm 1945, người ta đến miếng ăn còn không lo nổi, nào ai còn nghĩ đến làm tranh ngắm tranh? Cứ như vậy, nghề làm tranh ở Kim Hoàng đã biến mất trong suốt bảy mươi năm, cho đến tận mấy năm gần đây, nhờ có một dự án phục dựng, dòng tranh Kinh Bắc này mới một lần nữa xuất hiện.
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.
Nếu như tranh Đông Hồ là tranh của làng quê mộc mạc, tranh Hàng Trống là tranh của chốn kinh kỳ tinh mỹ, vậy thì tranh Kim Hoàng là là tranh dân gian của một làng quê giàu truyền thống Nho học, thấm đượm bên trong mình cả sự thô mộc lẫn tinh tế. Tranh Kim Hoàng thô mộc trong chủ đề, thô mộc trong cách tô màu đưa bút, nhưng lại tinh tế trong cách chọn giấy lựa giấy, tinh tế trong nét khắc ván in, tinh tế trong kỹ thuật in ván ngửa tài tình, và tinh tế trong những bài thơ đề trên góc tranh.
Đầu tiên, về chủ đề, tranh Kim Hoàng cũng giống như tranh Đông Hồ, có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê… Tranh Kim Hoàng cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.
Về giấy làm tranh, tranh Kim Hoàng chuyên dùng giấy hồng điều hay giấy vàng tàu để làm tranh, dùng bức nền tươi thắm như vậy, cho nên tranh Kim Hoàng còn được gọi bằng một cái tên khác là “tranh đỏ”, rất phù hợp với không khí tươi vui của ngày Tết. Chỉ riêng việc chọn giấy chuẩn bị giấy thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhóm phục dựng tranh. Giấy đỏ làm tranh của tranh Kim Hoàng cũng độc đáo và thành một đặc điểm riêng biệt của tranh Kim Hoàng chẳng khác gì giấy điệp là đặc điểm riêng của tranh Đông Hồ.
Về nét khắc ván in, ván in của tranh Kim Hoàng được khắc hình với những nét tinh tế thanh nhã hơn so với ván in tranh Đông Hồ, khi in làm nổi bật lên những đường nét mực trên tấm giấy hồng điều. Đường nét của tranh Kim Hoàng mang tính hình tượng hóa, cách điệu nhiều hơn hẳn so với tranh Đông Hồ, mặc dù sử dụng cùng một chủ đề. Như trong bức tranh “Thần kê” (gà thần), con gà của tranh Kim Hoàng không phải là một chú gà dung dị bình thường, mà được khoác lên mình tấm áo của một “thần gà”, đuôi dài, rực rỡ với hình dáng của đuôi chim phượng hoàng. Hay như trong bức tranh về lợn, lợn của tranh Đông Hồ no đủ tròn đầy, nhưng con lợn của tranh Kim Hoàng được hình tượng hóa, chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ.
Về kỹ thuật in, nếu như tranh Đông Hồ được tạo thành hoàn toàn từ việc in ván đen và in ván các màu, tranh Hàng Trống chỉ in các nét mặc đen rồi tô màu, thì tranh Kim Hoàng lại được in làm hai lần. Đầu tiên nghệ nhân đặt tấm giấy lên trên bề mặt ván in (kỹ thuật in ngửa giống như tranh Hàng Trống chứ không phải in sấp giống như tranh Đông Hồ), ấn nhẹ xuống, lần này được gọi là “in nhá” để trên tấm giấy xuất hiện những nét mực mờ, sau đó nghệ nhân dùng bút màu tô lên theo cảm hứng riêng của mình, cuối cùng mới đặt tấm tranh xuống, in thêm một lần nữa (gọi là “in đồ”), dùng xơ mướp khô xoa nhẹ để làm nổi bật rõ các đường nét.
Về màu sắc, màu sắc của tranh Kim Hoàng thường dùng mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu, khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ nếp. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, phấn nghiền nhuyễn trộn với nước, màu xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm, màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của cây dành dành. Màu sắc của tranh Kim Hoàng tươi tắn, rực rỡ và ấn tượng với những màu như đỏ hiên, đỏ điều, đỏ sen, vàng yến, qua thời gian vẫn giữ gìn được lâu bền sắc thắm buổi ban đầu, đặc biệt phù hợp với dòng tranh Tết.
Về kỹ thuật tô màu, tranh Kim Hoàng không giống như tranh Hàng Trống (dùng màu và nước hòa quyện với nhau để tạo nên những khoảng đậm nhạt khác nhau), mà dùng màu thật đậm đặc, khỏe khoắn, nét đưa bút cũng mạnh mẽ và phóng khoáng, một phần là bởi người làm tranh cần phải chọn lối vẽ nhanh, bút pháp linh hoạt kiểu quen tay, để có thể hoàn thành được những bức tranh cho kịp thời gian, nhưng cũng không thể phủ nhận một lý do khác chính là thẩm mỹ của làng quê, coi trọng sự chắc khỏe, đơn giản, khúc chiết.
Ngoài giấy hồng điều làm nền và màu sắc cháy bừng mạnh mẽ, tranh Kim Hoàng còn có một đặc điểm độc đáo khác nữa, đó chính là thơ đề trên góc bức tranh và bùa trấn tà ma. Tiêu biểu như trong một bức trong cặp tranh Thần kê (gà thần), bài thơ chữ Hán được đề như sau:
“Thần kê ngũ đức thái phượng hình
Đỉnh thượng Côn Lôn đẩu hoán thanh
Quỷ khốc thần kinh tà tẩu tán
Trấn chi môn hộ thọ trường sinh”.
Tạm dịch: Con gà có năm đức (Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín), hình dáng như chim phượng; tiếng gáy vang động đỉnh núi Côn Lôn; khiến cho quỷ khóc thần sợ, tà ma bỏ chạy; trấn giữ cho gia đình khỏe mạnh sống lâu.
Ở bên cạnh bức tranh chính là bùa trấn tà ma (phần được đánh dấu màu đỏ), trước đây đều do các vị cao niên trong làng thêm vào.
Tranh Kim Hoàng là là sự hòa quyện độc đáo của nghệ thuật dân gian và nghệ thuật bác học, với sự thô mộc của thôn quê kết hợp với nét tinh tế của truyền thống Nho học lâu đời, xứng đáng là dòng tranh đặc trưng của một ngôi làng giàu truyền thống khoa bảng.
Uống Trà Thôi
Theo redsvn
Làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) từng là một làng quê nổi tiếng với nghề làm tranh, nhưng không may trong một trận lụt lớn năm 1915 làm vỡ đê Liên Mạc, rất nhiều bản khắc gỗ của tranh đã bị lũ cuốn trôi, sau đó lại đến những năm đói kém như trận đói năm 1945, người ta đến miếng ăn còn không lo nổi, nào ai còn nghĩ đến làm tranh ngắm tranh? Cứ như vậy, nghề làm tranh ở Kim Hoàng đã biến mất trong suốt bảy mươi năm, cho đến tận mấy năm gần đây, nhờ có một dự án phục dựng, dòng tranh Kinh Bắc này mới một lần nữa xuất hiện.
Tranh dân gian miền Bắc, nếu thiếu đi tranh Kim Hoàng, sẽ thiếu đi một nốt nhạc hay trong bản nhạc, cũng thiếu đi một vị lạ trong ngũ vị, và thiếu đi một màu độc đáo trong phổ màu.
Nếu như tranh Đông Hồ là tranh của làng quê mộc mạc, tranh Hàng Trống là tranh của chốn kinh kỳ tinh mỹ, vậy thì tranh Kim Hoàng là là tranh dân gian của một làng quê giàu truyền thống Nho học, thấm đượm bên trong mình cả sự thô mộc lẫn tinh tế. Tranh Kim Hoàng thô mộc trong chủ đề, thô mộc trong cách tô màu đưa bút, nhưng lại tinh tế trong cách chọn giấy lựa giấy, tinh tế trong nét khắc ván in, tinh tế trong kỹ thuật in ván ngửa tài tình, và tinh tế trong những bài thơ đề trên góc tranh.
Đầu tiên, về chủ đề, tranh Kim Hoàng cũng giống như tranh Đông Hồ, có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn như tranh gà, tranh lợn, tranh ông Công ông Táo, tranh cuộc sống đồng quê… Tranh Kim Hoàng cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.
Về giấy làm tranh, tranh Kim Hoàng chuyên dùng giấy hồng điều hay giấy vàng tàu để làm tranh, dùng bức nền tươi thắm như vậy, cho nên tranh Kim Hoàng còn được gọi bằng một cái tên khác là “tranh đỏ”, rất phù hợp với không khí tươi vui của ngày Tết. Chỉ riêng việc chọn giấy chuẩn bị giấy thôi cũng đã tốn rất nhiều thời gian và công sức của nhóm phục dựng tranh. Giấy đỏ làm tranh của tranh Kim Hoàng cũng độc đáo và thành một đặc điểm riêng biệt của tranh Kim Hoàng chẳng khác gì giấy điệp là đặc điểm riêng của tranh Đông Hồ.
Về nét khắc ván in, ván in của tranh Kim Hoàng được khắc hình với những nét tinh tế thanh nhã hơn so với ván in tranh Đông Hồ, khi in làm nổi bật lên những đường nét mực trên tấm giấy hồng điều. Đường nét của tranh Kim Hoàng mang tính hình tượng hóa, cách điệu nhiều hơn hẳn so với tranh Đông Hồ, mặc dù sử dụng cùng một chủ đề. Như trong bức tranh “Thần kê” (gà thần), con gà của tranh Kim Hoàng không phải là một chú gà dung dị bình thường, mà được khoác lên mình tấm áo của một “thần gà”, đuôi dài, rực rỡ với hình dáng của đuôi chim phượng hoàng. Hay như trong bức tranh về lợn, lợn của tranh Đông Hồ no đủ tròn đầy, nhưng con lợn của tranh Kim Hoàng được hình tượng hóa, chiếc mũi giống như một đám mây trong bức tranh cổ.
Về kỹ thuật in, nếu như tranh Đông Hồ được tạo thành hoàn toàn từ việc in ván đen và in ván các màu, tranh Hàng Trống chỉ in các nét mặc đen rồi tô màu, thì tranh Kim Hoàng lại được in làm hai lần. Đầu tiên nghệ nhân đặt tấm giấy lên trên bề mặt ván in (kỹ thuật in ngửa giống như tranh Hàng Trống chứ không phải in sấp giống như tranh Đông Hồ), ấn nhẹ xuống, lần này được gọi là “in nhá” để trên tấm giấy xuất hiện những nét mực mờ, sau đó nghệ nhân dùng bút màu tô lên theo cảm hứng riêng của mình, cuối cùng mới đặt tấm tranh xuống, in thêm một lần nữa (gọi là “in đồ”), dùng xơ mướp khô xoa nhẹ để làm nổi bật rõ các đường nét.
Về màu sắc, màu sắc của tranh Kim Hoàng thường dùng mực tàu và các loại màu sắc có nguồn gốc tự nhiên, được trộn với chất kết dính là keo da trâu, khác với tranh Đông Hồ là dùng hồ nếp. Màu trắng tạo ra từ thạch cao, phấn nghiền nhuyễn trộn với nước, màu xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm, màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ nước ép của cây dành dành. Màu sắc của tranh Kim Hoàng tươi tắn, rực rỡ và ấn tượng với những màu như đỏ hiên, đỏ điều, đỏ sen, vàng yến, qua thời gian vẫn giữ gìn được lâu bền sắc thắm buổi ban đầu, đặc biệt phù hợp với dòng tranh Tết.
Về kỹ thuật tô màu, tranh Kim Hoàng không giống như tranh Hàng Trống (dùng màu và nước hòa quyện với nhau để tạo nên những khoảng đậm nhạt khác nhau), mà dùng màu thật đậm đặc, khỏe khoắn, nét đưa bút cũng mạnh mẽ và phóng khoáng, một phần là bởi người làm tranh cần phải chọn lối vẽ nhanh, bút pháp linh hoạt kiểu quen tay, để có thể hoàn thành được những bức tranh cho kịp thời gian, nhưng cũng không thể phủ nhận một lý do khác chính là thẩm mỹ của làng quê, coi trọng sự chắc khỏe, đơn giản, khúc chiết.
Ngoài giấy hồng điều làm nền và màu sắc cháy bừng mạnh mẽ, tranh Kim Hoàng còn có một đặc điểm độc đáo khác nữa, đó chính là thơ đề trên góc bức tranh và bùa trấn tà ma. Tiêu biểu như trong một bức trong cặp tranh Thần kê (gà thần), bài thơ chữ Hán được đề như sau:
“Thần kê ngũ đức thái phượng hình
Đỉnh thượng Côn Lôn đẩu hoán thanh
Quỷ khốc thần kinh tà tẩu tán
Trấn chi môn hộ thọ trường sinh”.
Tạm dịch: Con gà có năm đức (Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín), hình dáng như chim phượng; tiếng gáy vang động đỉnh núi Côn Lôn; khiến cho quỷ khóc thần sợ, tà ma bỏ chạy; trấn giữ cho gia đình khỏe mạnh sống lâu.
Ở bên cạnh bức tranh chính là bùa trấn tà ma (phần được đánh dấu màu đỏ), trước đây đều do các vị cao niên trong làng thêm vào.
Tranh Kim Hoàng là là sự hòa quyện độc đáo của nghệ thuật dân gian và nghệ thuật bác học, với sự thô mộc của thôn quê kết hợp với nét tinh tế của truyền thống Nho học lâu đời, xứng đáng là dòng tranh đặc trưng của một ngôi làng giàu truyền thống khoa bảng.
Uống Trà Thôi
Theo redsvn