Lược Sử Của Trà (P4): Trà Thời Nhà Đường – Tiên Trà Pháp
Thời Đường được coi là thời đại mà lần đầu tiên văn hóa trà được chính thức ghi nhận, cùng với sự ra đời của “Trà Kinh” của Lục Vũ. Từ “Trà Kinh”, trà cũng mới được thống nhất gọi là “trà” (“茶”, chá), sau nhiều tên gọi khác nhau trước đó như “đồ” (“荼”, tú), “mính” (“茗”, míng), “suyễn” (“荈”, chuăn).
Phật giáo Thiền tông do Bồ Đề Đạt Ma truyền từ Ấn Độ đến vùng phía nam sông Dương Tử góp phần làm cho việc uống trà tại khu vực này trở nên thông dụng hơn. Các nhà sư đã nhanh chóng nhận thấy trà là thức uống hữu hiệu giúp họ tỉnh táo để ngồi thiền, hơn nữa tính chất của trà đặc biệt phù hợp với yêu cầu ăn uống thanh đạm, kiêng rượu của Phật giáo. Do vị trí các ngôi chùa thường được xây trên núi cao, có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè, các nhà sư bắt đầu trồng chè và chế trà.
Dần dần, trà không chỉ là thức uống làm lễ vật để dâng cúng lên Đức Phật, trợ thiền cho các tăng lữ, mà còn dùng để tiếp đãi phật tử, du khách thăm viếng chùa. Chính vì vậy, tập tục uống trà dần được các tầng lớp khác trong xã hội học hỏi theo.
Với sự xuất hiện của Huệ Năng và các môn đồ kế thừa, Thiền Phái Nam Tông phất lên như một ngọn lửa sáng từ đời nhà Đường. Sự hưng thịnh và ảnh hưởng của Nam Thiền tông là yếu tố quan trọng thúc đẩy phong tục uống trà lan rộng từ phía nam lên phía bắc của Trung Quốc, nhất là giai đoạn từ giữa đến cuối triều nhà Đường.
Dưới thời nhà Đường, trà được coi là một loại thức uống dưỡng sinh giúp cơ thể con người khỏe mạnh và sống lâu hơn. Ban đầu, trà vẫn được nấu chung với các loại gia vị như muối, hành, gừng, quế, thậm chí là dầu (mỡ), nhưng dần dần cách pha trà trở nên tinh tế hơn và thoát khỏi hình thức nấu chung với gia vị.
Thời kỳ đầu của giai đoạn mới, bánh trà được bẻ vụn ra từng miếng rồi nấu trong ấm sắt, chỉ thêm một ít muối. Về sau, bánh trà mới được hơ trên lửa, bẻ nhỏ, nghiền mịn, lọc qua rây. Nước trong ấm trà được đun cho sôi nhẹ, sau đó mới cho bột trà và muối vào, tiếp tục nấu cho sôi rồi rót vào bát để uống. Các cách pha trà này được gọi là tiên trà pháp, tức là “sắc trà”.
Các vị hoàng đế nhà Đường cũng thích uống trà, và trà nhanh chóng trở thành mốt thời thượng trong triều đình và tầng lớp công huân quý tộc. Trà trở thành sản vật cống nạp quan trọng cho triều đình. Hàng năm, các địa phương làm trà được lệnh lựa chọn những loại trà ngon nhất để dâng lên hoàng đế. Triều đình bổ nhiệm các chức quan chuyên trách giám sát việc chế biến trà cống nạp, vận chuyển trà và nước pha trà vào cung.
Hình thức tổ chức tiệc trà (trà hội) cũng đã hình thành, đánh dấu sự chuyển biến hình thức từ “uống trà” sang “thưởng trà”. Tiệc trà là được tổ chức để mọi người tham gia cùng đàm đạo, thưởng cảnh, ngâm thơ bình văn, sáng tác thi họa.
Vào cuối thời Đường, vào khoảng năm 780, học giả Lục Vũ đã biên soạn tác phẩm “Trà Kinh” cuốn sách chuyên khảo về trà đầu tiên trong lịch sử, đặt cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của trà. Tác phẩm được đánh giá là có ảnh hưởng hết sức sâu xa rộng lớn đến văn hóa trà của người Trung Hoa các triều đại sau này.
Uống Trà Thôi
Theo teacrop
Phật giáo Thiền tông do Bồ Đề Đạt Ma truyền từ Ấn Độ đến vùng phía nam sông Dương Tử góp phần làm cho việc uống trà tại khu vực này trở nên thông dụng hơn. Các nhà sư đã nhanh chóng nhận thấy trà là thức uống hữu hiệu giúp họ tỉnh táo để ngồi thiền, hơn nữa tính chất của trà đặc biệt phù hợp với yêu cầu ăn uống thanh đạm, kiêng rượu của Phật giáo. Do vị trí các ngôi chùa thường được xây trên núi cao, có điều kiện tự nhiên phù hợp với cây chè, các nhà sư bắt đầu trồng chè và chế trà.
Dần dần, trà không chỉ là thức uống làm lễ vật để dâng cúng lên Đức Phật, trợ thiền cho các tăng lữ, mà còn dùng để tiếp đãi phật tử, du khách thăm viếng chùa. Chính vì vậy, tập tục uống trà dần được các tầng lớp khác trong xã hội học hỏi theo.
Với sự xuất hiện của Huệ Năng và các môn đồ kế thừa, Thiền Phái Nam Tông phất lên như một ngọn lửa sáng từ đời nhà Đường. Sự hưng thịnh và ảnh hưởng của Nam Thiền tông là yếu tố quan trọng thúc đẩy phong tục uống trà lan rộng từ phía nam lên phía bắc của Trung Quốc, nhất là giai đoạn từ giữa đến cuối triều nhà Đường.
Dưới thời nhà Đường, trà được coi là một loại thức uống dưỡng sinh giúp cơ thể con người khỏe mạnh và sống lâu hơn. Ban đầu, trà vẫn được nấu chung với các loại gia vị như muối, hành, gừng, quế, thậm chí là dầu (mỡ), nhưng dần dần cách pha trà trở nên tinh tế hơn và thoát khỏi hình thức nấu chung với gia vị.
Thời kỳ đầu của giai đoạn mới, bánh trà được bẻ vụn ra từng miếng rồi nấu trong ấm sắt, chỉ thêm một ít muối. Về sau, bánh trà mới được hơ trên lửa, bẻ nhỏ, nghiền mịn, lọc qua rây. Nước trong ấm trà được đun cho sôi nhẹ, sau đó mới cho bột trà và muối vào, tiếp tục nấu cho sôi rồi rót vào bát để uống. Các cách pha trà này được gọi là tiên trà pháp, tức là “sắc trà”.
Các vị hoàng đế nhà Đường cũng thích uống trà, và trà nhanh chóng trở thành mốt thời thượng trong triều đình và tầng lớp công huân quý tộc. Trà trở thành sản vật cống nạp quan trọng cho triều đình. Hàng năm, các địa phương làm trà được lệnh lựa chọn những loại trà ngon nhất để dâng lên hoàng đế. Triều đình bổ nhiệm các chức quan chuyên trách giám sát việc chế biến trà cống nạp, vận chuyển trà và nước pha trà vào cung.
Hình thức tổ chức tiệc trà (trà hội) cũng đã hình thành, đánh dấu sự chuyển biến hình thức từ “uống trà” sang “thưởng trà”. Tiệc trà là được tổ chức để mọi người tham gia cùng đàm đạo, thưởng cảnh, ngâm thơ bình văn, sáng tác thi họa.
Vào cuối thời Đường, vào khoảng năm 780, học giả Lục Vũ đã biên soạn tác phẩm “Trà Kinh” cuốn sách chuyên khảo về trà đầu tiên trong lịch sử, đặt cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của trà. Tác phẩm được đánh giá là có ảnh hưởng hết sức sâu xa rộng lớn đến văn hóa trà của người Trung Hoa các triều đại sau này.
Uống Trà Thôi
Theo teacrop