Lược Sử Của Trà (P3): Trà Trước Thời Nhà Đường – Chử Trà Pháp
Vào thời kỳ đầu của lịch sử uống trà, người cổ đại có thể đã nhai lá chè tươi trực tiếp như một cách giải khát. Sau đó thì họ chuyển sang nấu lá chè tươi với nước và gia vị như món canh, tiếp theo là học cách phơi khô lá chè để dùng dần. Thời kỳ này, các loại cây chè hoang dã được khai thác, đến sau này mới được trồng trọt.
Tiếp đến, trà được chế biến thô sơ bằng cách phơi héo lá chè rồi ép lại thành bánh, đục lỗ ở giữa để xỏ dây và phơi khô. Sau đó, người ta nghĩ ra cách hấp lá chè tươi, vắt bớt nước để loại bỏ vị đắng, dùng cối đá nghiền nhỏ, thêm vào chất kết dính, bỏ vào khuôn ép rồi sấy khô gọi là bánh trà. Khi pha thì bẻ vụn bánh trà cho vào ấm, chế nước và thêm các loài gia vị khác như muối, hành, gừng, kết bì, thù du, bạc hà rồi nấu lên.
Cách chế biến này về sau được gọi là chử trà pháp, tức là “nấu trà”. Đây là cách uống trà phổ biến trong thời nhà Tùy (581 – 619) đến thời nhà Đường.
Tại vùng đất tây nam Trung Quốc (ngày nay là Vân Nam), người dân các bộ tộc người Bạch, người Di, người Thái, người Miêu/Hmong… đã thuần hóa những quần thể chè hoang dã để canh tác, chế biến thành bánh trà làm thức uống và hàng hóa buôn bán với người Thổ Phồn (Tây Tạng), Miến Điện, người Hán (Trung Nguyên). Vùng đất mà ngày nay là thành phố Phổ Nhĩ trở thành đầu mối giao thương trà lớn nhất của vùng.
Vùng đất Tứ Xuyên ngày nay với vị trí tiếp giáp Vân Nam cũng tiếp thu nông nghiệp trà và trở thành đầu mối giao thương của các triều đình Trung Hoa trên tuyến đường trà ngựa. Các triều đại cai trị Trung Quốc sau này đã thúc đẩy việc buôn bán trà với các nước lân bang nhằm tạo ảnh hưởng và tăng ngân sách cho triều đình. Đổi trà lấy ngựa (trà mã hỗ thương) trở thành phương thức thương mại trà phổ biến ở các vùng biên giới phía tây Trung Quốc vào thời đó.
Uống Trà Thôi
Theo teacrop
Tiếp đến, trà được chế biến thô sơ bằng cách phơi héo lá chè rồi ép lại thành bánh, đục lỗ ở giữa để xỏ dây và phơi khô. Sau đó, người ta nghĩ ra cách hấp lá chè tươi, vắt bớt nước để loại bỏ vị đắng, dùng cối đá nghiền nhỏ, thêm vào chất kết dính, bỏ vào khuôn ép rồi sấy khô gọi là bánh trà. Khi pha thì bẻ vụn bánh trà cho vào ấm, chế nước và thêm các loài gia vị khác như muối, hành, gừng, kết bì, thù du, bạc hà rồi nấu lên.
Cách chế biến này về sau được gọi là chử trà pháp, tức là “nấu trà”. Đây là cách uống trà phổ biến trong thời nhà Tùy (581 – 619) đến thời nhà Đường.
Tại vùng đất tây nam Trung Quốc (ngày nay là Vân Nam), người dân các bộ tộc người Bạch, người Di, người Thái, người Miêu/Hmong… đã thuần hóa những quần thể chè hoang dã để canh tác, chế biến thành bánh trà làm thức uống và hàng hóa buôn bán với người Thổ Phồn (Tây Tạng), Miến Điện, người Hán (Trung Nguyên). Vùng đất mà ngày nay là thành phố Phổ Nhĩ trở thành đầu mối giao thương trà lớn nhất của vùng.
Vùng đất Tứ Xuyên ngày nay với vị trí tiếp giáp Vân Nam cũng tiếp thu nông nghiệp trà và trở thành đầu mối giao thương của các triều đình Trung Hoa trên tuyến đường trà ngựa. Các triều đại cai trị Trung Quốc sau này đã thúc đẩy việc buôn bán trà với các nước lân bang nhằm tạo ảnh hưởng và tăng ngân sách cho triều đình. Đổi trà lấy ngựa (trà mã hỗ thương) trở thành phương thức thương mại trà phổ biến ở các vùng biên giới phía tây Trung Quốc vào thời đó.
Uống Trà Thôi
Theo teacrop