Những họa phẩm vẽ tôm độc nhất vô nhị của danh họa Tề Bạch Thạch
Năm 63 tuổi, ông vẽ tôm đã rất giống thật, nhưng vẫn chưa đủ sống động, thế là ông nuôi mấy con tôm càng dài trong cái bát lớn và đặt ở trên bàn vẽ, ngày ngày quan sát. Vì thế thủ pháp vẽ tôm của ông đã có chuyển biến, tranh vẽ tôm của ông cũng trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật
Tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch có thể nói là một tuyệt kỹ trong giới hội họa. Những con tôm hoạt bát sống động như thật, thần thái đủ đầy, với những nét bút mực nhạt vẽ thành thân thể tươi tắn, càng thể hiện cảm giác long lanh xuyên thấu. Tề Bạch Thạch giỏi sử dụng bút lông và mực tàu, khéo léo sử dụng màu mực và dấu vết bút để thể hiện kết cấu của tôm. Ông dùng bút pháp rắn chắc miêu tả râu và càng dài của tôm, khiến kết cấu màu mực thuần túy cũng thể hiện ra dư vị phong phú, kỹ xảo cao diệu. Ông dùng mực đậm vẽ mắt tôm bằng nét chấm thẳng, vẽ đầu tôm bằng nét ngang, từng nét truyền thần. Những nét bút mảnh vẽ râu, chân, càng, có nét mềm mại lại có nét cứng cáp điêu luyện truyền thần, thể hiện công phu thư pháp cao diệu của danh họa.
Tề Bạch Thạch (1864 - 1957) tên là Hoàng, tên chữ Vị Thanh, hiệu Lan Đình, Tần Sinh, biệt hiệu Bạch Thạch Sơn Nhân, do đó lấy tên Tề Bạch Thạch. Ông là đại sư nghệ thuật quốc họa thế kỷ 20. Ông là một đại danh họa xuất thân từ trẻ chăn trâu và thợ mộc, cả đời thuần phác cần kiệm, hòa đồng với cuộc sống điền viên, với thiên nhiên. Do đó ông có góc nhìn và tình cảm đặc biệt đối với cuộc sống ở nông thôn thuở ấu thơ gắn liền với những cảnh vật như tôm cá, chim, hoa, trúc, và lấy chúng làm đề tài hội họa, đồng thời phản ánh ra sức sống tràn đầy trong các tác phẩm của ông. Nhất là đối với vẽ cá và tôm, ông đã đạt đến cảnh giới xuất quỷ nhập thần.
Bức tranh "Tôm hứng thú" (hà thú) của Tề Bạch Thạch sáng tác năm 1948, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Hồ Nam là một tác phẩm tiêu biểu về độ chín nghệ thuật của ông vào những năm cuối đời. Từ nhỏ ông sống bên ao hồ, thường câu tôm, đến tuổi thanh niên mới bắt đầu vẽ tôm. Khoảng 40 tuổi ông tập vẽ tôm theo tranh cách họa sĩ đời Thanh là Từ Vị, Lý Phục Đường... Năm 63 tuổi, ông vẽ tôm đã rất giống thật, nhưng vẫn chưa đủ sống động, thế là ông nuôi mấy con tôm càng dài trong cái bát lớn và đặt ở trên bàn vẽ, ngày ngày quan sát. Vì thế thủ pháp vẽ tôm của ông đã có chuyển biến, tranh vẽ tôm của ông cũng trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật. Bạch Thạch vẽ tôm đã đạt đến cảnh giới xuất thần, trong nét bút đơn giản đã thể hiện ra đàn tôm đang vui chơi trong nước. Bức tranh "Tôm hứng thú" (hà thú) dưới đây là ví dụ tiêu biểu.
1. Thủ pháp dùng bút - mực
Dùng mực nhạt vẽ thân tôm, mực đậm điểm mắt, kết hợp mực, nước và giấy Tuyên chỉ để tạo hiệu quả khí vận rất thích hợp, khiến tôm càng thêm vẻ trong suốt và sống động. Sắc mực đậm nhạt tạo cảm giác sinh động, một cặp mắt mực đậm, và giữa đầu tôm là màu mực đen sẫm đã tăng thêm cảm giác trọng lượng cho đầu tôm, hai bên là vài nét mực nhạt khiến phần đầu tôm long lanh biến hóa. Phần thân tôm lại dùng mực nhạt, tạo sự đối lập rõ rệt với phần đầu, khiến hình tượng tôm càng thêm trong suốt, sống động. Sự kết hợp hoàn mỹ giữa hình - thần và bút - mực có thể nói là chưa từng có trong lịch sử.
2. Hình thái của tôm
Tề Bạch Thạch vẽ tôm, đa phần là "tôm càng dài". Những năm cuối đời, ông lấy tôm trắng làm mẫu, theo đuổi nghệ thuật có đủ hình tượng và thần thái. Bức tranh "Tôm vui đùa" (Hà hý) có 8 con tôm, mỗi con một hình thái khác biệt: có con đang đùa giỡn lăng xăng, có con nhìn trái trông phải, có con kề đầu ghé tai. Ở giữa là mấy con tôm trông chật chội, nhưng nhiều mà không rối loạn, nhìn kỹ thấy mỗi con tôm đều có nét rõ ràng rành mạch, nét vẽ tuyệt diệu. Tôm là loài quần cư, thường thích túm tụm đùa giỡn. Bức tranh này tái hiện cảnh bầy tôm đang vui đùa với nhau, thế nên có tên là "Tôm vui đùa". Vẽ tranh là phản ánh thế giới nội tâm của tác giả: Tề Bạch Thạch có tu dưỡng văn hóa cao. Tôm hiếu động đầy sức sống, từ bức tranh chúng ta có thể nhìn ra hình tượng tác giả lạc quan, tri túc, đầy sức sống và thú vị.
3. Dụng bút biến hóa
Chỉ mấy nét đơn giản với mực nhạt đã thể hiện phần thân tôm đủ các trạng thái khác lạ: có con con thân hướng về phía trước; có con duỗi thẳng thân khi bơi; cũng có con cong thân bò... làm tăng thêm cảm giác động và trong suốt của tôm, khiến người xem thấy chúng đầy sức sống và dẻo dai. Phần đuôi tôm cũng thông qua và nét bút mực nhạt vẽ ra, khiến tôm vừa có sức đàn hồi lại vừa thể hiện cảm giác trong suốt. Cặp chân trước của tôm (càng) từ mảnh dần đậm, giữa những đốt là đoạn thẳng, cho đến đầu càng như chiếc kìm, có cái mở ra, có cái đang cặp lại. Nét bút nhạt có sức mạnh, tròn trịa khiến tôm càng sống động. Râu tôm được vẽ bằng những nét bút nhạt. Ngoài ra, để biểu hiện sự trong suốt của tôm, Bạch Thạch đã dùng nét bút kết hợp thực - hư, đơn giản, thích đáng, trông như mềm mại lại rắn chắc, trông như nét đứt mà lại liền, trong thẳng có cong, những đường nét mảnh trông có vẻ loạn mà lại có trật tự, khiến cho những con tôm trên giấy giống như đang bơi lội đùa vui trong nước vậy. Râu tôm cũng giống như đang động mà không động, thể hiện sâu đặc trưng thần thái hình tượng của tôm.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch có thể nói là một tuyệt kỹ trong giới hội họa. Những con tôm hoạt bát sống động như thật, thần thái đủ đầy, với những nét bút mực nhạt vẽ thành thân thể tươi tắn, càng thể hiện cảm giác long lanh xuyên thấu. Tề Bạch Thạch giỏi sử dụng bút lông và mực tàu, khéo léo sử dụng màu mực và dấu vết bút để thể hiện kết cấu của tôm. Ông dùng bút pháp rắn chắc miêu tả râu và càng dài của tôm, khiến kết cấu màu mực thuần túy cũng thể hiện ra dư vị phong phú, kỹ xảo cao diệu. Ông dùng mực đậm vẽ mắt tôm bằng nét chấm thẳng, vẽ đầu tôm bằng nét ngang, từng nét truyền thần. Những nét bút mảnh vẽ râu, chân, càng, có nét mềm mại lại có nét cứng cáp điêu luyện truyền thần, thể hiện công phu thư pháp cao diệu của danh họa.
Tề Bạch Thạch (1864 - 1957) tên là Hoàng, tên chữ Vị Thanh, hiệu Lan Đình, Tần Sinh, biệt hiệu Bạch Thạch Sơn Nhân, do đó lấy tên Tề Bạch Thạch. Ông là đại sư nghệ thuật quốc họa thế kỷ 20. Ông là một đại danh họa xuất thân từ trẻ chăn trâu và thợ mộc, cả đời thuần phác cần kiệm, hòa đồng với cuộc sống điền viên, với thiên nhiên. Do đó ông có góc nhìn và tình cảm đặc biệt đối với cuộc sống ở nông thôn thuở ấu thơ gắn liền với những cảnh vật như tôm cá, chim, hoa, trúc, và lấy chúng làm đề tài hội họa, đồng thời phản ánh ra sức sống tràn đầy trong các tác phẩm của ông. Nhất là đối với vẽ cá và tôm, ông đã đạt đến cảnh giới xuất quỷ nhập thần.
Bức tranh "Tôm hứng thú" (hà thú) của Tề Bạch Thạch sáng tác năm 1948, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Hồ Nam là một tác phẩm tiêu biểu về độ chín nghệ thuật của ông vào những năm cuối đời. Từ nhỏ ông sống bên ao hồ, thường câu tôm, đến tuổi thanh niên mới bắt đầu vẽ tôm. Khoảng 40 tuổi ông tập vẽ tôm theo tranh cách họa sĩ đời Thanh là Từ Vị, Lý Phục Đường... Năm 63 tuổi, ông vẽ tôm đã rất giống thật, nhưng vẫn chưa đủ sống động, thế là ông nuôi mấy con tôm càng dài trong cái bát lớn và đặt ở trên bàn vẽ, ngày ngày quan sát. Vì thế thủ pháp vẽ tôm của ông đã có chuyển biến, tranh vẽ tôm của ông cũng trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật. Bạch Thạch vẽ tôm đã đạt đến cảnh giới xuất thần, trong nét bút đơn giản đã thể hiện ra đàn tôm đang vui chơi trong nước. Bức tranh "Tôm hứng thú" (hà thú) dưới đây là ví dụ tiêu biểu.
1. Thủ pháp dùng bút - mực
Dùng mực nhạt vẽ thân tôm, mực đậm điểm mắt, kết hợp mực, nước và giấy Tuyên chỉ để tạo hiệu quả khí vận rất thích hợp, khiến tôm càng thêm vẻ trong suốt và sống động. Sắc mực đậm nhạt tạo cảm giác sinh động, một cặp mắt mực đậm, và giữa đầu tôm là màu mực đen sẫm đã tăng thêm cảm giác trọng lượng cho đầu tôm, hai bên là vài nét mực nhạt khiến phần đầu tôm long lanh biến hóa. Phần thân tôm lại dùng mực nhạt, tạo sự đối lập rõ rệt với phần đầu, khiến hình tượng tôm càng thêm trong suốt, sống động. Sự kết hợp hoàn mỹ giữa hình - thần và bút - mực có thể nói là chưa từng có trong lịch sử.
2. Hình thái của tôm
Tề Bạch Thạch vẽ tôm, đa phần là "tôm càng dài". Những năm cuối đời, ông lấy tôm trắng làm mẫu, theo đuổi nghệ thuật có đủ hình tượng và thần thái. Bức tranh "Tôm vui đùa" (Hà hý) có 8 con tôm, mỗi con một hình thái khác biệt: có con đang đùa giỡn lăng xăng, có con nhìn trái trông phải, có con kề đầu ghé tai. Ở giữa là mấy con tôm trông chật chội, nhưng nhiều mà không rối loạn, nhìn kỹ thấy mỗi con tôm đều có nét rõ ràng rành mạch, nét vẽ tuyệt diệu. Tôm là loài quần cư, thường thích túm tụm đùa giỡn. Bức tranh này tái hiện cảnh bầy tôm đang vui đùa với nhau, thế nên có tên là "Tôm vui đùa". Vẽ tranh là phản ánh thế giới nội tâm của tác giả: Tề Bạch Thạch có tu dưỡng văn hóa cao. Tôm hiếu động đầy sức sống, từ bức tranh chúng ta có thể nhìn ra hình tượng tác giả lạc quan, tri túc, đầy sức sống và thú vị.
3. Dụng bút biến hóa
Chỉ mấy nét đơn giản với mực nhạt đã thể hiện phần thân tôm đủ các trạng thái khác lạ: có con con thân hướng về phía trước; có con duỗi thẳng thân khi bơi; cũng có con cong thân bò... làm tăng thêm cảm giác động và trong suốt của tôm, khiến người xem thấy chúng đầy sức sống và dẻo dai. Phần đuôi tôm cũng thông qua và nét bút mực nhạt vẽ ra, khiến tôm vừa có sức đàn hồi lại vừa thể hiện cảm giác trong suốt. Cặp chân trước của tôm (càng) từ mảnh dần đậm, giữa những đốt là đoạn thẳng, cho đến đầu càng như chiếc kìm, có cái mở ra, có cái đang cặp lại. Nét bút nhạt có sức mạnh, tròn trịa khiến tôm càng sống động. Râu tôm được vẽ bằng những nét bút nhạt. Ngoài ra, để biểu hiện sự trong suốt của tôm, Bạch Thạch đã dùng nét bút kết hợp thực - hư, đơn giản, thích đáng, trông như mềm mại lại rắn chắc, trông như nét đứt mà lại liền, trong thẳng có cong, những đường nét mảnh trông có vẻ loạn mà lại có trật tự, khiến cho những con tôm trên giấy giống như đang bơi lội đùa vui trong nước vậy. Râu tôm cũng giống như đang động mà không động, thể hiện sâu đặc trưng thần thái hình tượng của tôm.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn