Tranh thảm: Nghệ Thuật Vàng của Thời Hoàng Kim

Khi nghĩ về thời kỳ Phục hưng, trước tiên, bạn có thể nghĩ đến Michelangelo, Da Vinci, cũng có thể là Tỷ Lệ Vàng và một thành phố Florence. Nhưng có thể bạn không biết, rằng chính các nghệ nhân phương Bắc theo nhiều cách khác nhau đã đặt ra một tiêu chuẩn mà người anh em Nam Âu của họ khao khát và mong muốn có được.

Thẩm mỹ Bắc Âu được xem là chuẩn mực, tao nhã, một phong cách hoàng gia định ra xu hướng,” theo lời người phụ trách Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, cô Elizabeth Cleland trao đổi qua điện thoại. Lý do cho ảnh hưởng của miền Bắc lên miền Nam có thể được xác định chính xác với một loại hình nghệ thuật xa hoa đặc biệt.

“Vào thế kỷ 15 và 16, tranh thảm là sản phẩm nghệ thuật quý giá nhất,” theo Cleland. Những nhà sưu tầm nghệ thuật vĩ đại của Ý như gia tộc Medici, Công tước xứ Burgundy nước Pháp và sau đó là vua Louis XIV, dòng họ Habsburg Tây Ban Nha và các vị vua Anh đều là những người “nhìn về phía bắc dãy núi Alps... như những người đang định ra thị hiếu”

Tại bảo tàng The Met, Cleland đã tổ chức một buổi nói chuyện gồm 3 phần về lịch sử truyền thống tranh thảm châu Âu, từ Trung cổ đến thời hiện đại. Phần đầu có tiêu đề “Từ Trung Cổ đến Phục hưng: Phép thuật, thần thoại, đạo đức và các họa tiết trang trí”, khám phá kỷ nguyên của hình thức nghệ thuật đỉnh cao.

“Tôi có thể nói rằng vào thế kỷ 16, Brussels là mẫu hình tuyệt đối của nghệ thuật,” Cleland nói.

Tuy nhiên cô thừa nhận, một số nhà sử học tin rằng những bức tranh độc đáo bậc nhất là bức tranh thảm sáng tác bởi vua Louis XIV một thế kỷ sau đó, khi ông thành lập Xưởng Sản Xuất Thảm Hoàng Gia.

Nhưng có sự đồng tình chung rằng tranh thảm đã định hình toàn bộ Thời Đại Vàng (Golden Age) và do đó ảnh hưởng đến cả châu Âu và thế giới phương Tây trong nhiều thế kỷ tới. Sự tuyệt vời của loại hình nghệ thuật này nằm ở nhiều phương diện, từ lớp lớp vật liệu lấp lánh đắt tiền và vẻ đẹp bề mặt, cho đến các thông điệp thần thánh thiêng liêng và niềm hy vọng vào người cai trị và lãnh địa của họ hướng đến thiên thượng.

- Nghệ thuật thế giới tâm linh

Vào thế kỷ 15 và 16 ở Bắc Âu, tranh tường, cửa sổ kính màu và tranh thảm là phương tiện cho nghệ thuật tượng hình có kích thước lớn, với ý nghĩa làm đẹp cả thế giới bên trong và bên ngoài của giai cấp thống trị.

“Vẻ hấp dẫn của rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tượng hình thuộc tôn giáo trên khắp châu Âu, không chỉ thông qua tranh thảm mà còn ở các phương tiện khác, chính là lợi thế tâm linh khi sở hữu những vật biểu trưng của các vị Thần, Thánh gia và các vị Thánh,” Cleland nói. “Ta có cơ hội để chiêm ngưỡng họ, suy nghĩ về các câu chuyện trong Thánh Kinh, cầu nguyện về họ hàng ngày... có một niềm tin phổ biến rằng nó thực sự sẽ giúp mở đường lên thiên đàng.”

Tuy nhiên, tranh thảm có những lợi thế thực tiễn nhất định khiến chúng thậm chí còn giá trị hơn. Trước nhất, ở miền Bắc lạnh lẽo, những tấm tranh thảm sẽ chặn những cơn gió lạnh thổi qua các lâu đài và giữ ấm bên trong.

Thành phố Brussels của Bắc Âu là tâm điểm của việc tạo ra thảm nghệ thuật trong thế kỷ 15 và 16. Thành phố thậm chí còn có một hiệp hội thảm dệt chuyên dụng, nơi đặt ra các hướng dẫn nghiêm ngặt về giờ làm việc và tiêu chuẩn chất lượng.

Một điều vô cùng trớ trêu là những chuyên gia định thị hiếu người Ý như Federico Da Montefeltro, công tước Urbino, yêu thích loại hình nghệ thuật phương Bắc này đến nỗi ông bỏ qua đặc tính giữ nhiệt của nó, điều thật sự không phù hợp với khí hậu ấm áp ở miền Nam. Trên thực tế, Da Montefeltro với biệt danh là “Ánh Sáng của nước Ý” cho những đóng góp về văn hóa của ông trong thời Phục Hưng, thậm chí đã đưa thợ dệt người Flemish xuống quê hương ông và thành lập các xưởng nhỏ để sản xuất tranh thảm tại Ý.

Một đặc tính nội tại khác của tranh thảm là có thể cuộn lại và vận chuyển dễ dàng, cho phép các hoàng tộc mang theo mình những tác phẩm nghệ thuật ngụ ngôn yêu thích, bởi vì họ thường xuyên di chuyển và cư ngụ trong các lâu đài khác nhau.

Ngoài những lợi thế về công năng, các vật liệu xa hoa và sự điêu luyện của thợ thủ công đã khiến tranh thảm trở thành tuyệt phẩm sang trọng, thể hiện sự giàu có và quyền lực của người cai trị và đế chế. Các nguyên liệu gốc là rất đắt tiền, chẳng hạn như len, lụa và chỉ mạ bạc, vàng. Những sợi chỉ mạ kim loại quý này trở nên lung linh như đang nhảy múa dưới ánh nến, sống động và toát lên một vẻ đẹp gần như không thể tưởng tượng.

Quy tụ đủ các yếu tố thủ công điêu luyện, vẻ đẹp tâm linh và sự linh thiêng, tranh thảm đã truyền cảm hứng cho Cleland. Cô mãi biết ơn bộ sưu tập những tấm thảm vĩnh cửu của The Met mà cô mô tả là tốt nhất “về phía bên này của Đại Tây Dương, chắc chắn.”

Cleland yêu tất cả tác phẩm nhưng cô đặc biệt thích một tác phẩm “tựa như một viên ngọc quý”, với kích thước chỉ khoảng 50.8 x 45.7 cm. Trong thế kỷ 15 và 16, những tác phẩm thể hiện lòng mộ đạo với kích thước nhỏ cũng rất phổ biến. Phản ứng của cô đối với tác phẩm này thậm chí có thể giống với cách những tác phẩm quý giá này được chiêm ngưỡng hàng trăm năm trước.

“Đây là tác phẩm nhỏ được săn đón nhất. Tranh Chúa Hài Đồng Jesus mặc chiếc áo sơ mi, nhưng Ngài đang nhìn thẳng vào bạn,” cô nói về bức tranh Đạo trên thảm tên là “The Christ Child Pressing the Wine of the Eucharist ( Tạm dịch: Chúa Hài Đồng Ép Rượu Tiệc Thánh)”

Chúa Hài Đồng đang khóa mắt bạn khi Ngài đang ép một chùm nho trên một cái cốc. Người chủ sở hữu đầu tiên hẳn sẽ hiểu bức tranh như một câu chuyện ngụ ngôn, cho thấy Ngài sẽ đổ máu như thế nào để cứu nhân loại khi là Chúa Cứu Thế. Số phận của Ngài là duyên tiền định. Mặc dù Ngài đang là một đứa trẻ, nhưng Ngài biết những gì sắp xảy ra.”

Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Đánh giá của bạn
1+
2+
3+
4+
5+
6+
7+
8+
9+
10+

Bình Luận

Đăng nhập để bình luận cho bài viết