Nâng chén trà thiền
Từ ngày xa xưa cho đến nay, người dân Việt Nam đã gắn bó với cây chè xanh (gọi là trà), càng thân thuộc hơn với việc uống trà, trở thành một loại thực dưỡng chung hàng ngày của ông bà chúng ta, cho đến ngày nay vẫn còn được lưu truyền.
Nhiều nước khác trên thế giới đã sử dụng và đưa việc uống trà trở thành một nét văn hóa thuần túy như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ở mỗi quốc gia đều có một phong cách khác nhau cho việc dùng trà. Riêng Nhật Bản, trà được nâng đến một đỉnh cao, đó chính là Trà đạo. Theo đó, việc uống trà đã được các nhà khoa học rất quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng và khẳng định rằng: trà có tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng như phòng ngừa bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tiêu lượng mỡ thừa trong cơ thể…
Uống trà cũng là một cách tu tập. Với cái tình đó, người xuất gia thường lấy trà làm bạn
Ngày xưa, người Việt Nam chúng ta với văn hóa ăn trầu đã có từ rất lâu đời, dùng trầu để đãi khách, dùng miếng trầu để bắt đầu cho một câu chuyện. Mời trầu là cách mở đầu giao tiếp rất lịch sử, cách chào gần gũi của ông bà hồi xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, hay “Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?” - thể hiện một sự chào hỏi rất ân tình.
Ngày nay, trầu hầu như không còn được sử dụng như vậy, để tiếp nối cho việc mở đầu một câu chuyện, thể hiện sự hiếu khách, nhiệt thành, người ta thường bắt đầu bằng việc mời trà, một kiểu văn minh mới mẻ khi giao tiếp. Uống trà nghiễm nhiên trở nên thông dụng hơn, dùng trà để đãi khách, đãi bạn, để bàn chuyện làm ăn, chuyện đời, chuyện đạo… Dần dà, trà lại thành nên một loại hình nghệ thuật độc đáo, một văn hóa rất đặc trưng được mọi người yêu chuộng, nghiên cứu, nhất là ở giới trẻ về những năm gần đây. Từ đó, cũng đã hình thành nhiều ý nghĩa, nhiều quan niệm khác nhau cho việc uống trà.
Bạch Lạc Mai là một nhà văn nữ tên tuổi tại Giang Nam (Trung Quốc) với văn phong thanh đạm, nhẹ nhàng và tinh tế, trong tác phẩm “Nhân sinh là một bình thiền trà”, bà viết:
“Sau này mới biết, trong lòng chúng sinh, trà có mùi vị khác nhau. Thứ trà mới dùng nước tinh khiết đun sôi trong bình đó, quẩn quanh giữa răng và môi của trà khách, uống xong, có người cảm thấy đắng như sinh mệnh, cũng có người thấy nhạt như gió mát.
Trà có đậm nhạt, có nóng lạnh, cũng có buồn vui. Dùng một trái tim trần tục để thưởng trà, khó tránh khỏi chỉ chăm chăm vào sắc, hương, vị, mà thiếu đi một phần thanh đạm và chất phác. Trà có ngàn vạn vị, thậm chí hòa lẫn với thế sự và tình cảm. Dùng một trái tim siêu thoát để thưởng trà, thì có thể ung dung tận hưởng sự tĩnh lặng tuyệt mỹ của mây bay ngang trời, nước biếc không gợn sóng”.
Qua đó, tác giả cũng đã làm nét hơn hình ảnh bậc “xuất trần thượng sĩ” ở chốn thiền môn yên tĩnh, tay nâng chén trà, phong thái an nhiên, nhẹ nhàng, thanh thoát, mặc cho trời nắng hay mưa, bỏ mặc bao nhiêu được-mất ngoài thế sự. Bỏ mặc, ở đây không phải nghĩa như chúng ta từ bỏ hết tất cả việc của người, mà là bỏ những gì nên bỏ và chỉ làm những gì đáng làm, vì hạnh phúc của mình, của người đúng theo tinh thần trong nhà Phật. Trong tinh thần của những người học Phật, uống trà cũng là một cách để tu học, một cách để chúng ta thực tập, có thể gọi chung là Thiền trà. Trà có vị đậm có nhạt, cũng như người trong đời, việc trong đời, có thương-ghét, buồn-vui, có tốt-xấu, có sanh-diệt…
Nhìn nhận như thế để ta có thể vượt qua bức tường của định kiến về mọi thứ là “phải như thế này, không được như thế kia”, vượt qua được những âu lo muộn phiền ngự trị trong chúng ta trước vô thường đổi thay. Thời gian như nước trôi, tất cả mối tương duyên trong đời này cũng sẽ đến cái hồi kết. Mọi thứ biểu hiện trong cuộc đời cũng chỉ là như vậy, như vậy… nó diễn ra theo nhiều hình thức, đa chiều, đa dạng, mức độ phức tạp cũng khác nhau.
Trà, từ tính thông dụng trong dân gian là dùng để tiếp đãi khách, nhiều người coi trà như một người bạn tri âm, tri kỷ để những khi buồn vui, khi mang trong mình nỗi niềm trắc ẩn của cuộc sống, họ lại ngồi bên chén trà một cách cẩn trọng, sẵn sàng sẻ chia, giãi bày và thành thật với chính mình hơn. Khi uống trà, người ta cảm nhận vị trà thẩm thấu từ nơi tâm can của họ, giúp cuốn trôi đi những muộn phiền. Uống trà là một cách để sống chậm. Cũng có người lại nghĩ, uống trà sẽ trở nên bận rộn. Nhưng giá trị nằm ở giữa những bận rộn để nhìn nhận, tìm ra con người chân thật của chính mình. Đó còn là một cách để tự hoàn thiện mình.
Sở dĩ trà ngon, hấp dẫn là ở cái vị, đằng sau vị đắng chát thì hơi ngọt còn vương lại nơi cổ họng. Thưởng trà, để ta biết mình có khả năng để đón nhận được tất cả vị đắng-thanh-đậm-nhạt, đầy đủ hương vị của cuộc sống. Giống như trong cuộc đời, khổ đau và hạnh phúc tương tác với nhau, nương tựa nhau, nhờ nhìn nhận được khổ đau thì con người mới thấy được giá trị của hạnh phúc. “Không có bùn thì không có sen” - sự tương tức đó biểu hiện khắp nơi, khắp chốn trong mỗi mỗi ý niệm, lời nói, từng hành động. Người con Phật có phước duyên học được ở người Cha, người Thầy của mình với suối nguồn Từ bi, Trí tuệ, Hỷ xả…, học được cách tự mình nương tựa mình, chế tác hạnh phúc. Từ những bài học quý giá đó, người ta biết ghi lại trong tư tưởng để khi nhìn vào đạo, vào đời, vào một cá thể, hay vào tất cả với đôi mắt biết thương yêu, với tầm nhìn cao rộng. Việc uống trà là cách chúng ta giữ gìn, thực tập phương pháp phòng hộ khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của mình, khi tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) bên ngoài...
Huynh đệ đồng tu ở trong chùa thi thoảng cũng hỏi nhau ngộ ngộ, sau một buổi thiền trà: “Hôm nay uống trà, anh / chị / em… có thấy hạnh phúc không?”. Chỉ với một câu thăm hỏi vậy, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại mình, và không để vướng ở cái chỗ là “trà không thơm, không ngon, màu không đẹp” - một cách uống trà bằng mũi, bằng mắt. Ý thức được điều đó, mỗi chúng ta nên thực tập chánh niệm trong việc uống trà. Với con đường chánh niệm, dù cho bạn là ai, ở đâu, làm gì, đang đi, đứng hay nằm, ngồi, nhặt rau, múc nước… năng lượng chánh niệm bình an trong thực tại, khiến bạn luôn cảm thấy an lạc, hạnh phúc. Cho đến khi bạn ngồi một mình (độc ẩm) hay ngồi quây quần bên nhau trong các buổi thiền trà, bạn đều cảm thấy dễ chịu hơn.
Người vui cảnh sẽ vui, người an thấy cảnh cũng an, tất cả do năng lượng trong tâm của chúng ta biểu hiện nên. Ngồi một mình, ta học cách nhìn lại mình, “phản quan tự kỷ”. Ngồi đông người, ta học được cách lắng nghe, chia sẻ chuyện tu tập, xây dựng tình huynh đệ, ý thức được sự có mặt cũng như tình thương của những người xung quanh chúng ta. Uống trà, ta học cách ngồi an nhiên, vững chãi như núi, thở vào thở ra tĩnh lặng, học cách mỉm cười thật nhiều trong mỗi phút giây, nhìn cuộc sống theo hướng tích cực hơn, tươi đẹp hơn. Duy nhất ở cái tâm:
“Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu”.
(Kinh Hoa nghiêm)
Mời trà - uống trà, với nét đẹp phong tục truyền thống cổ xưa đó, chúng ta nên phát triển văn hóa trà trong xã hội rộng lớn bằng cách ngồi lại cùng nhau trong yên lặng, tỉnh thức, một cách để bước vào con đường hạnh phúc. Hương trà ấy sẽ bay đi khắp nơi, khắp chốn dân gian hòa quyện với cái hương cái vị của tự tại và giải thoát.
Bình minh nắng lên, hoàng hôn nắng tắt. Tôi không muộn phiền. Bình yên sáng và chiều, nếu chẳng quá mong cầu ta chẳng phải khổ đau. Đón chào một ngày sang, với một chén trà trong hai tay, trong tĩnh lặng, trong sự an trú. Cuộc sống vốn không phải là bận rộn mà chỉ tại vì chúng ta chưa chịu “bỏ”, chưa chịu dừng lại mà lại cứ mang vác thêm “những lao xao”. Uống trà, là một nét đẹp rất dung dị, rất tự tại, đậm chất thơ, chất thiền, chất nghệ thuật, đậm đà chất liệu sống.
“Trà thơm bay khói thơ không chữ
Thơ chở trà lên tận đỉnh mây”.
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
Hay là của một tác giả khác:
“Núi là núi, sông là sông
Thiền là một tách trà nồng trên tay”.
Như vậy, Thiền và Trà đã có duyên được gắn kết với nhau từ rất lâu đời. Uống trà cũng là một cách tu tập. Với cái tình đó, người xuất gia thường lấy trà làm bạn. Cho bạn cũng chính là cho tôi. Xin hãy trân quý từng giây phút này!
Uống Trà Thôi
Theo Giác Ngộ
Nhiều nước khác trên thế giới đã sử dụng và đưa việc uống trà trở thành một nét văn hóa thuần túy như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ở mỗi quốc gia đều có một phong cách khác nhau cho việc dùng trà. Riêng Nhật Bản, trà được nâng đến một đỉnh cao, đó chính là Trà đạo. Theo đó, việc uống trà đã được các nhà khoa học rất quan tâm, nghiên cứu kỹ lưỡng và khẳng định rằng: trà có tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng như phòng ngừa bệnh ung thư, bệnh tim mạch, tiêu lượng mỡ thừa trong cơ thể…
Uống trà cũng là một cách tu tập. Với cái tình đó, người xuất gia thường lấy trà làm bạn
Ngày xưa, người Việt Nam chúng ta với văn hóa ăn trầu đã có từ rất lâu đời, dùng trầu để đãi khách, dùng miếng trầu để bắt đầu cho một câu chuyện. Mời trầu là cách mở đầu giao tiếp rất lịch sử, cách chào gần gũi của ông bà hồi xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, hay “Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?” - thể hiện một sự chào hỏi rất ân tình.
Ngày nay, trầu hầu như không còn được sử dụng như vậy, để tiếp nối cho việc mở đầu một câu chuyện, thể hiện sự hiếu khách, nhiệt thành, người ta thường bắt đầu bằng việc mời trà, một kiểu văn minh mới mẻ khi giao tiếp. Uống trà nghiễm nhiên trở nên thông dụng hơn, dùng trà để đãi khách, đãi bạn, để bàn chuyện làm ăn, chuyện đời, chuyện đạo… Dần dà, trà lại thành nên một loại hình nghệ thuật độc đáo, một văn hóa rất đặc trưng được mọi người yêu chuộng, nghiên cứu, nhất là ở giới trẻ về những năm gần đây. Từ đó, cũng đã hình thành nhiều ý nghĩa, nhiều quan niệm khác nhau cho việc uống trà.
Bạch Lạc Mai là một nhà văn nữ tên tuổi tại Giang Nam (Trung Quốc) với văn phong thanh đạm, nhẹ nhàng và tinh tế, trong tác phẩm “Nhân sinh là một bình thiền trà”, bà viết:
“Sau này mới biết, trong lòng chúng sinh, trà có mùi vị khác nhau. Thứ trà mới dùng nước tinh khiết đun sôi trong bình đó, quẩn quanh giữa răng và môi của trà khách, uống xong, có người cảm thấy đắng như sinh mệnh, cũng có người thấy nhạt như gió mát.
Trà có đậm nhạt, có nóng lạnh, cũng có buồn vui. Dùng một trái tim trần tục để thưởng trà, khó tránh khỏi chỉ chăm chăm vào sắc, hương, vị, mà thiếu đi một phần thanh đạm và chất phác. Trà có ngàn vạn vị, thậm chí hòa lẫn với thế sự và tình cảm. Dùng một trái tim siêu thoát để thưởng trà, thì có thể ung dung tận hưởng sự tĩnh lặng tuyệt mỹ của mây bay ngang trời, nước biếc không gợn sóng”.
Qua đó, tác giả cũng đã làm nét hơn hình ảnh bậc “xuất trần thượng sĩ” ở chốn thiền môn yên tĩnh, tay nâng chén trà, phong thái an nhiên, nhẹ nhàng, thanh thoát, mặc cho trời nắng hay mưa, bỏ mặc bao nhiêu được-mất ngoài thế sự. Bỏ mặc, ở đây không phải nghĩa như chúng ta từ bỏ hết tất cả việc của người, mà là bỏ những gì nên bỏ và chỉ làm những gì đáng làm, vì hạnh phúc của mình, của người đúng theo tinh thần trong nhà Phật. Trong tinh thần của những người học Phật, uống trà cũng là một cách để tu học, một cách để chúng ta thực tập, có thể gọi chung là Thiền trà. Trà có vị đậm có nhạt, cũng như người trong đời, việc trong đời, có thương-ghét, buồn-vui, có tốt-xấu, có sanh-diệt…
Nhìn nhận như thế để ta có thể vượt qua bức tường của định kiến về mọi thứ là “phải như thế này, không được như thế kia”, vượt qua được những âu lo muộn phiền ngự trị trong chúng ta trước vô thường đổi thay. Thời gian như nước trôi, tất cả mối tương duyên trong đời này cũng sẽ đến cái hồi kết. Mọi thứ biểu hiện trong cuộc đời cũng chỉ là như vậy, như vậy… nó diễn ra theo nhiều hình thức, đa chiều, đa dạng, mức độ phức tạp cũng khác nhau.
Trà, từ tính thông dụng trong dân gian là dùng để tiếp đãi khách, nhiều người coi trà như một người bạn tri âm, tri kỷ để những khi buồn vui, khi mang trong mình nỗi niềm trắc ẩn của cuộc sống, họ lại ngồi bên chén trà một cách cẩn trọng, sẵn sàng sẻ chia, giãi bày và thành thật với chính mình hơn. Khi uống trà, người ta cảm nhận vị trà thẩm thấu từ nơi tâm can của họ, giúp cuốn trôi đi những muộn phiền. Uống trà là một cách để sống chậm. Cũng có người lại nghĩ, uống trà sẽ trở nên bận rộn. Nhưng giá trị nằm ở giữa những bận rộn để nhìn nhận, tìm ra con người chân thật của chính mình. Đó còn là một cách để tự hoàn thiện mình.
Sở dĩ trà ngon, hấp dẫn là ở cái vị, đằng sau vị đắng chát thì hơi ngọt còn vương lại nơi cổ họng. Thưởng trà, để ta biết mình có khả năng để đón nhận được tất cả vị đắng-thanh-đậm-nhạt, đầy đủ hương vị của cuộc sống. Giống như trong cuộc đời, khổ đau và hạnh phúc tương tác với nhau, nương tựa nhau, nhờ nhìn nhận được khổ đau thì con người mới thấy được giá trị của hạnh phúc. “Không có bùn thì không có sen” - sự tương tức đó biểu hiện khắp nơi, khắp chốn trong mỗi mỗi ý niệm, lời nói, từng hành động. Người con Phật có phước duyên học được ở người Cha, người Thầy của mình với suối nguồn Từ bi, Trí tuệ, Hỷ xả…, học được cách tự mình nương tựa mình, chế tác hạnh phúc. Từ những bài học quý giá đó, người ta biết ghi lại trong tư tưởng để khi nhìn vào đạo, vào đời, vào một cá thể, hay vào tất cả với đôi mắt biết thương yêu, với tầm nhìn cao rộng. Việc uống trà là cách chúng ta giữ gìn, thực tập phương pháp phòng hộ khi sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của mình, khi tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) bên ngoài...
Huynh đệ đồng tu ở trong chùa thi thoảng cũng hỏi nhau ngộ ngộ, sau một buổi thiền trà: “Hôm nay uống trà, anh / chị / em… có thấy hạnh phúc không?”. Chỉ với một câu thăm hỏi vậy, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại mình, và không để vướng ở cái chỗ là “trà không thơm, không ngon, màu không đẹp” - một cách uống trà bằng mũi, bằng mắt. Ý thức được điều đó, mỗi chúng ta nên thực tập chánh niệm trong việc uống trà. Với con đường chánh niệm, dù cho bạn là ai, ở đâu, làm gì, đang đi, đứng hay nằm, ngồi, nhặt rau, múc nước… năng lượng chánh niệm bình an trong thực tại, khiến bạn luôn cảm thấy an lạc, hạnh phúc. Cho đến khi bạn ngồi một mình (độc ẩm) hay ngồi quây quần bên nhau trong các buổi thiền trà, bạn đều cảm thấy dễ chịu hơn.
Người vui cảnh sẽ vui, người an thấy cảnh cũng an, tất cả do năng lượng trong tâm của chúng ta biểu hiện nên. Ngồi một mình, ta học cách nhìn lại mình, “phản quan tự kỷ”. Ngồi đông người, ta học được cách lắng nghe, chia sẻ chuyện tu tập, xây dựng tình huynh đệ, ý thức được sự có mặt cũng như tình thương của những người xung quanh chúng ta. Uống trà, ta học cách ngồi an nhiên, vững chãi như núi, thở vào thở ra tĩnh lặng, học cách mỉm cười thật nhiều trong mỗi phút giây, nhìn cuộc sống theo hướng tích cực hơn, tươi đẹp hơn. Duy nhất ở cái tâm:
“Tâm như họa sĩ khéo
Vẽ thế giới muôn màu”.
(Kinh Hoa nghiêm)
Mời trà - uống trà, với nét đẹp phong tục truyền thống cổ xưa đó, chúng ta nên phát triển văn hóa trà trong xã hội rộng lớn bằng cách ngồi lại cùng nhau trong yên lặng, tỉnh thức, một cách để bước vào con đường hạnh phúc. Hương trà ấy sẽ bay đi khắp nơi, khắp chốn dân gian hòa quyện với cái hương cái vị của tự tại và giải thoát.
Bình minh nắng lên, hoàng hôn nắng tắt. Tôi không muộn phiền. Bình yên sáng và chiều, nếu chẳng quá mong cầu ta chẳng phải khổ đau. Đón chào một ngày sang, với một chén trà trong hai tay, trong tĩnh lặng, trong sự an trú. Cuộc sống vốn không phải là bận rộn mà chỉ tại vì chúng ta chưa chịu “bỏ”, chưa chịu dừng lại mà lại cứ mang vác thêm “những lao xao”. Uống trà, là một nét đẹp rất dung dị, rất tự tại, đậm chất thơ, chất thiền, chất nghệ thuật, đậm đà chất liệu sống.
“Trà thơm bay khói thơ không chữ
Thơ chở trà lên tận đỉnh mây”.
(Thiền sư Thích Nhất Hạnh)
Hay là của một tác giả khác:
“Núi là núi, sông là sông
Thiền là một tách trà nồng trên tay”.
Như vậy, Thiền và Trà đã có duyên được gắn kết với nhau từ rất lâu đời. Uống trà cũng là một cách tu tập. Với cái tình đó, người xuất gia thường lấy trà làm bạn. Cho bạn cũng chính là cho tôi. Xin hãy trân quý từng giây phút này!
Uống Trà Thôi
Theo Giác Ngộ