Giới thiệu, hướng dẫn tra cứu cửu điệp triện
Giới thiệu, hướng dẫn tra cứu cửu điệp triện
Cửu điệp triện là một loại triện thư vô cùng đặc biệt, nó vốn là một thể chữ quan ấn lưu hành vào đời nhà Tống. Cửu điệp triện có các nét trùng điệp gấp khúc, khoảng cách quân bình và đối xứng. Số lần các nét gấp khúc không hạn chế, tùy thuộc vào đường nét trong chữ là phức tạp hay đơn giản. Vì vậy có những chữ các nét gấp khúc chồng lên nhau từ 5-10 lần. Gọi là cửu điệp triện vì tất cả các con số đều được ghép từ các đơn vị số nhỏ nhất là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, trong đó số 9 là số lớn nhất. Do đó, gọi là cửu điệp là để thể hiện việc trùng điệp nhiều lần. Như vậy, cửu điệp triện không giống một số người hiểu nhầm là trùng điệp 9 lần.
Ấn khắc thể chữ cửu điệp triện
Cửu điệp triện mặc dù các nét gập cuộn và xếp từ trên xuống dưới không biến hóa hư thực như những thể chữ khác nhưng lại có bố cục vô cùng chặt chẽ, đường nét chiếm nhiều không gian, có tính nghệ thuật tương đối cao. Cửu điệp triện không có tính biến hóa phức tạp giống điểu trùng triện, kỹ thuật viết không quá khó, nhìn chung đường nét giản đơn, ngay thẳng, tương đối dễ học.
Mặt ấn khắc thể chữ cửu điệp triện
Ở nhiều loại tiền xu Hoàng Tống Thông Bảo 皇宋通宝 khác nhau, có một loại tiền tục gọi là “hoàng tống cửu điệp triện” vô cùng quý giá. Về loại tiền này, nhiều học giả tiền tệ ngày nay cho rằng đó là một loại tiền làm mẫu vật hoặc tiền mở lò. Tiền mở lò được hiểu là cơ quan phát hành tiền tệ trước khi đúc tiền xu thường tỉ mỉ gia công, đúc một lô tiền kỷ niệm. Số lượng phát hành của đồng tiền kỷ niệm này không nhiều, vì vậy rất quý giá, có giá trị lưu giữ mà không sử dụng để giao dịch lưu thông như những đồng tiền khác.
Cửu điệp triện chỉ là một dạng tự thể để khắc ấn chương, triện khắc. Ngoài ra ấn chương, triện khắc còn được sử dụng nhiều thể chữ khác (chủ yếu là triện thư). Ngoài ra, ấn chương cũng phân loại rất da dạng, phức tạp. Nếu bạn chưa hiểu về các loại ấn chương và cách sử dụng ấn chương, mời bạn tham khảo bài viết: Xem tại đây.
Tiền xu đúc chữ cửu điệp triện
Cửu điệp triện còn được gọi với tên thượng phương đại triện 上方大篆, thời Tần Hán không chế tạo loại tiền này, đến thời Đường Tống tới nay thường dùng nhiều vào khắc quan ấn. Đường nét của cửu điệp triện gập khúc trùng lặp, xếp chồng lượn vòng, đường nét về cơ bản có hai hướng là ngang và thẳng đứng, các đường nét chồng lấn chiếm lấy không gian, khi viết yêu cầu phải quân bình. “Khúc khuất bình mãn” 曲屈平满 (gấp khúc, quân bình, chiếm đầy không gian) là đặc điểm lớn nhất của cửu điệp triện.
Cửu điệp triện dùng trong khắc ấn
CÁCH TRA CỨU CỬU ĐIỆP TRIỆN + TẢI FONT CHỮ CỬU ĐIỆP TRIỆN
Hiện nay, có nhiều thư hữu có nhu cầu tra cứu cách viết của cửu điệp triện để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như chế tạo ấn, trang trí.v.v.. Các sách từ điển hiện nay để tra cứu không nhiều, ngoài ra còn bị giới hạn bởi số lượng chữ nhất định. Ví dụ như cuốn: Cửu điệp triện hiện đại hán ngữ thường dùng đối chiếu tự điển chỉ sưu tầm 2500 chữ cơ bản.
Vậy làm cách nào để tra cứu cửu điện triện?
Thư Pháp Dụng Phẩm giới thiệu tới thư hữu 1 website tra cứu cửu điệp triện với lượng chữ lớn: http://www.jiudiezhuan.com
Trong trường hợp điện thoại, máy tính của bạn không gõ được chữ Hán thì bạn có thể lấy chữ cần tra bằng cách dùng chuột viết (vẽ) chữ đó tại website: https://www.cncc7.com . Sau đó, coppy chữ đó vào website tra cứu cửu điệp triện nêu trên.
Ngoài ra, bạn có thể tải font chữ máy tính cửu điệp triện: Tại đây
MỘT SỐ LOẠI TIỀN XU ĐÚC CHỮ CỬU ĐIỆP TRIỆN
MỘT SỐ TRIỆN KHẮC CHỮ CỬU ĐIỆP TRIỆN
Team Uống Trà Thôi sưu tầm