Hội hoạ Truyền thống phương Đông (P2): Tại sao chủ đề hội hoạ luôn xoay quanh tu luyện và tín ngưỡng
Nền nghệ thuật chính thống của Tây phương, dù là hội hoạ cũng vậy, điêu khắc hay âm nhạc cũng vậy, đều liên quan tới các chủ đề về tôn giáo hay tín ngưỡng: là triển hiện của Thần hoặc Phật tính, Thần tính. Ở Đông phương cũng vậy...
Phần 1 đã khái quát về quá trình phát triển của lối vẽ tả ý hoạ, kỳ thực tư tưởng của các hoạ sĩ theo văn nhân hoạ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền hội hoạ Trung Quốc bởi quan điểm “lấy hoạ làm vui". Đối với họ, hội hoạ đúng hơn là một trò chơi, chứ không phải nghệ thuật chân chính. Cho tới tận bây giờ, do chịu ảnh hưởng của lối nghĩ đó, mà cách nói “chơi tranh" cũng là phổ biến. Cách nói này không hẳn là hoàn toàn sai, bởi vì nghệ thuật xác thực là có công dụng mang đến niềm vui, đặc biệt là đối với đại đa số quần chúng, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thường là để bản thân được thoải mái, vui vẻ. Tuy nhiên đối với các tác giả sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp mà nói, cách nghĩ này thực sự không có chút nghiêm túc nào, tương đương với sự bất kính đối với nghệ thuật Thần truyền, cũng là tương đương với thái độ tự xem nhẹ tác phẩm của mình và xem nhẹ chính bản thân mình.
Công dụng của hội hoạ là gì? Trong Lịch đại danh hoạ ký do Trương Ngạn Viễn có viết: “Người vẽ tranh, truyền giáo hoá, khuyên con người đạo lí sống". Thực ra chính là vậy, cứ thử lấy quá trình phát triển hội hoạ phương Tây ra xem xét, chẳng phải vì nhu cầu giải trí cho con người mà sản sinh ra nền nghệ thuật hội hoạ. Nền nghệ thuật chính thống của Tây phương, dù là hội hoạ cũng vậy, điêu khắc hay âm nhạc cũng vậy, đều liên quan tới các chủ đề về tôn giáo hay tín ngưỡng: là triển hiện của Thần hoặc Phật tính, Thần tính. Ở Đông phương cũng vậy, ngoài những tác phẩm thể hiện trực tiếp các thế giới của chư Phật, các câu chuyện cổ Phật dạy, hay các đề tài liên quan tới người tu Phật tu Đạo, những đề tài khác như hoa điểu, sơn thuỷ, rồng, ngựa, cá, tùng, hạc... đều cũng gián tiếp biểu thị Phật tính, mang trong đó đạo lí uyên thâm. Đó mới chính là tả ý hoạ chân chính của cổ nhân.
Vậy tại sao chủ đề hội hoạ luôn cứ mãi xoay quanh vấn đề liên quan tới tu luyện và tín ngưỡng? Tại sao các tài liệu chính thống bàn về nghệ thuật cổ truyền luôn cứ mãi đề cập đến việc muốn một tác phẩm có chiều sâu thì người hoạ sĩ phải chú trọng tu dưỡng bản thân, không chỉ là bồi đắp về kĩ thuật, kĩ xảo tạo hình, bút pháp, cách sử dụng lực ngón tay, lực cổ tay, v.v. mà còn hơn thế, họ phải mang theo một tâm thái tĩnh lặng và tự tại của một tâm hồn cao thượng dưới nền tảng đạo đức vững chắc? Hãy nhìn những tác phẩm của cổ nhân, con người hiện đại dường như khó lòng mà vượt trội hơn họ. Tại sao vậy? Sự tu luyện và lòng kính ngưỡng liệu có là ảo tưởng, nhàm chán hay “giáo điều" như người thời nay vẫn thường gán cho chúng? Con người hiện đại thường thấy khó tin và khó lý giải những sự việc liên quan đến Thần, Phật. Họ coi đó như những câu chuyện thần thoại để kể lại, chứ không phải là sự chứng thực cho những di sản mà họ đang được kế thừa. Chúng ta dần đánh mất đi những điều tinh hoa trong văn hoá mỹ thuật mấy nghìn năm của toàn nhân loại mà không hề hay biết. Thời xưa gọi đó là: "Thần truyền".
Phàm là mỹ thuật chân chính thì đều phải có yêu cầu nhất định về kĩ thuật, hội hoạ cũng không ngoại lệ. Ít nhất qua đó có thể phân loại được đâu là hoạ sĩ chuyên nghiệp, bởi có nhiều kĩ thuật phải thông qua khổ luyện mới có thể nắm vững được. Tuy nhiên, đó cũng chỉ dừng lại ở bước “cần", chứ chưa “đủ".
Các đồ vật hay hình tượng, hình hoạ, người hay cảnh vật... đều mang trong đó cái hồn. Chẳng phải “vạn vật đều có linh" hay sao? Cái gì có hình tượng mà chẳng có tính chất, có linh hồn đây? Bức tranh đầy đủ nhất, phải là miêu tả được cái bên ngoài thật chính xác mà vẫn lột tả được cái bên trong, đó mới là nghệ thuật chân chính: chứa đựng cả kĩ pháp miêu tả tinh xảo bậc thầy, có thể dựng lại đúng theo hình thái của sự vật hiện tượng, mà đồng thời thấu được cả đạo lí vô hình bên trong chúng. Cũng là nói: “kĩ thuật chân chính giúp ta tiến tới được Đạo chân chính, nghệ thuật chân chính giúp ta linh thông được với Thần Phật”. Muốn đạt được như vậy, người hoạ sĩ ấy phải cảm nhận được, hiểu được, thậm chí thông suốt được hết thảy. Điều này đòi hỏi các tác gia phải học tập, tôi luyện bản thân trong một thời gian rất dài, trên mười năm, trên mấy chục năm, mới đủ để đúc kết được năng lực ấy, mà cũng phải là người có tài năng thiên bẩm mới đạt tới được. Một vấn đề nghiêm túc nhường ấy, nào có đơn giản như người ta vẫn nghĩ! Ấy thế người đời sau lại chỉ coi đó như “một cuộc dạo chơi trên giấy". Với tâm thái đùa vui như vậy, thử hỏi có thể đề cao “tu vi nghệ thuật" của tự thân, và đạt tới cảnh giới nghệ thuật cao hơn nữa được không?
Đứng tại góc độ văn hoá truyền thống phương Đông mà nói về tả ý, thì cho dù là dùng để biểu đạt “ý trong cảnh" hay để bày tỏ tâm tư của mình, chỉ cần phù hợp với đạo đức văn hoá tinh thần chính thống thì đều không có vấn đề gì. Nhưng nếu luận trên góc độ kỹ pháp mà nói, nếu sử dụng lối vẽ thô sơ, phóng bút, hạn cuộc vào cái gọi là “không chú trọng hình thể" kia, coi chúng là bản chất của tả ý hoạ, thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một bức tranh mà muốn coi hay-dở, thì là xem nội dung trên hình thức của nó, và kĩ pháp được vận dụng tới trình độ nào, biểu hiện có chính xác được thâm ý mà tác giả muốn truyền đạt hay không, chứ nào có phải dùi vào mấy khái niệm cứng nhắc, công bút hay tả ý, mà quyết định? Núi cao còn có núi cao hơn, trong sự tinh mỹ còn có tinh mỹ hơn, lẽ nào sự phóng túng trong việc biểu hiện nội dung bề mặt lại có thể thể hiện được kĩ pháp tuyệt diệu hay nội hàm thâm sâu đầy đủ được? Tới ngày nay, vì có một loại quan niệm chỉ đạo sai lầm như vậy, mà sự thuần khiết trong hội hoạ không được xem trọng, hội hoạ bị con người lợi dụng để thoả mãn cái mà họ cho là “sáng tạo trong nghệ thuật", nhưng thực chất là mượn cớ cho sự thiếu rèn giũa, thiếu chính thống, thủ pháp thô sơ xa rời căn bản của họ. Một số người là cố tình, một số là đi theo trào lưu ấy mà không hay biết, ai cũng nói thế là tốt, thế thì không thể là xấu sao, là vậy chăng?! Điều này vô hình chung đã khiến cả một lớp những người sau này, dù có thực sự muốn học tập, tìm tòi, nghiên cứu hội hoạ, cũng khó mà tìm tới được gốc rễ, và cứ thế tốn công nhọc sức bao nhiêu năm, cũng chỉ uổng phí mà chẳng được gì.
Thêm vào đó, người ta dễ lí giải sai lệch ý nghĩa của hai danh từ công bút và tả ý. Họ cho rằng ý trong tả ý là đủ rồi, còn ý trong công bút là không cần thiết. Đấy là một loại “đoạn chương thủ nghĩa", cũng chính là tự hạn cuộc chính mình, là một loại giải thích mang tính cực đoan. Nó dẫn tới việc những tác gia theo trường phái công bút trở nên quan tâm miêu tả chi tiết quá tỉ mỉ, theo đuổi từng chi tiết nhỏ. Họ tập trung vào nâng cao kĩ pháp cho thật cao siêu, nhưng lại bị thiên lệch ngay trong chính kỹ thuật vẽ của mình. Tranh công bút lúc này thường có hình thức biểu hiện rất công phu, nhưng chủ thể lại thiếu đi tính chính-phụ nên khó mà biết được chủ đề mà tác giả muốn truyền đạt là gì. Hai quan niệm tạo thành hai thái cực khác nhau. Tả ý của hiện đại là thế này, đâu đâu cũng khoa trương biểu diễn, bố cục không có, nét vẽ, màu sắc đều là khoa trương, phóng bút, tới mức không cần có yêu cầu gì về kĩ pháp. Thậm chí những người này còn rất được hâm mộ, trở thành hiện tượng trong hội hoạ. Không thể không phủ nhận, tất cả những vấn đề kể trên đều liên quan trực tiếp tới sự xuống dốc của đạo đức nhân loại.
Chính vì thế, để trở về với nền hội hoạ truyền thống, nhất định phải đánh thức lại nhận thức của mỗi người chúng ta, tìm về đúng bản chất của văn hoá cổ truyền đã bị đánh mất, tìm lại thái độ tôn trọng đúng mực đối với nền mỹ thuật truyền thống, mà cụ thể ở đây là đối với hội hoạ.
Nhân tiện đây cũng xin bàn một chút về “chữ thảo" trong tiếng Hán. Bởi vì lối vẽ tả ý sau này và lối viết chữ thảo là đều có cùng một tính chất, đều không phải kết quả của quá trình rèn luyện chân chính. Trước khi xuất hiện chữ thảo, thì đã tồn tại chữ giáp cốt (cốt văn), đại triện, tiểu triện, lệ thư và khải thư, tới khải thư thì về cơ bản đã cố định lại và không có cải biến thêm nữa. Hệ thống chữ Hán tuy rằng đã trải qua nhiều lần thay đổi, nhưng đều luôn mang theo quy tắc nhất định, đều không phóng túng trong lối viết. Cổ nhân nói “Nét chữ nết người", đặc biệt trong thư pháp, nhìn chữ viết có thể đoán biết được tính cách và nhân phẩm của người viết chữ. Điều này chứng tỏ cổ nhân đã phải đặt ra bao nhiêu tâm huyết để luyện chữ, luyện người. Lúc viết chữ yêu cầu người viết phải thanh tỉnh, tinh thần đều ở trong trạng thái tập trung, như thế mới có thể đạt tiêu chuẩn. Vậy nhưng lối viết chữ thảo lại hoàn toàn đi ngược lại với điều đó, đều là thả lỏng bản thân, ý thức tinh thần đều không chú trọng, đều là thoải mái, thậm chí chữ viết ra có khi không xuất phát từ lý tính, có phần bừa bãi.
Tổng kết lại, cách nói công bút và tả ý mà người hiện đại hay dùng thực tế không tồn tại, đó chỉ là người đời sau thông qua phân tích các phong cách trong hội hoạ truyền thống mà phân loại ra mà thôi, cũng là một lần khiến cho nội hàm chân chính trong hội hoạ truyền thống phương Đông (mà chủ yếu là từ Trung Hoa cổ đại) trở nên biến mất hoàn toàn.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn
Phần 1 đã khái quát về quá trình phát triển của lối vẽ tả ý hoạ, kỳ thực tư tưởng của các hoạ sĩ theo văn nhân hoạ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền hội hoạ Trung Quốc bởi quan điểm “lấy hoạ làm vui". Đối với họ, hội hoạ đúng hơn là một trò chơi, chứ không phải nghệ thuật chân chính. Cho tới tận bây giờ, do chịu ảnh hưởng của lối nghĩ đó, mà cách nói “chơi tranh" cũng là phổ biến. Cách nói này không hẳn là hoàn toàn sai, bởi vì nghệ thuật xác thực là có công dụng mang đến niềm vui, đặc biệt là đối với đại đa số quần chúng, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thường là để bản thân được thoải mái, vui vẻ. Tuy nhiên đối với các tác giả sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp mà nói, cách nghĩ này thực sự không có chút nghiêm túc nào, tương đương với sự bất kính đối với nghệ thuật Thần truyền, cũng là tương đương với thái độ tự xem nhẹ tác phẩm của mình và xem nhẹ chính bản thân mình.
Công dụng của hội hoạ là gì? Trong Lịch đại danh hoạ ký do Trương Ngạn Viễn có viết: “Người vẽ tranh, truyền giáo hoá, khuyên con người đạo lí sống". Thực ra chính là vậy, cứ thử lấy quá trình phát triển hội hoạ phương Tây ra xem xét, chẳng phải vì nhu cầu giải trí cho con người mà sản sinh ra nền nghệ thuật hội hoạ. Nền nghệ thuật chính thống của Tây phương, dù là hội hoạ cũng vậy, điêu khắc hay âm nhạc cũng vậy, đều liên quan tới các chủ đề về tôn giáo hay tín ngưỡng: là triển hiện của Thần hoặc Phật tính, Thần tính. Ở Đông phương cũng vậy, ngoài những tác phẩm thể hiện trực tiếp các thế giới của chư Phật, các câu chuyện cổ Phật dạy, hay các đề tài liên quan tới người tu Phật tu Đạo, những đề tài khác như hoa điểu, sơn thuỷ, rồng, ngựa, cá, tùng, hạc... đều cũng gián tiếp biểu thị Phật tính, mang trong đó đạo lí uyên thâm. Đó mới chính là tả ý hoạ chân chính của cổ nhân.
Vậy tại sao chủ đề hội hoạ luôn cứ mãi xoay quanh vấn đề liên quan tới tu luyện và tín ngưỡng? Tại sao các tài liệu chính thống bàn về nghệ thuật cổ truyền luôn cứ mãi đề cập đến việc muốn một tác phẩm có chiều sâu thì người hoạ sĩ phải chú trọng tu dưỡng bản thân, không chỉ là bồi đắp về kĩ thuật, kĩ xảo tạo hình, bút pháp, cách sử dụng lực ngón tay, lực cổ tay, v.v. mà còn hơn thế, họ phải mang theo một tâm thái tĩnh lặng và tự tại của một tâm hồn cao thượng dưới nền tảng đạo đức vững chắc? Hãy nhìn những tác phẩm của cổ nhân, con người hiện đại dường như khó lòng mà vượt trội hơn họ. Tại sao vậy? Sự tu luyện và lòng kính ngưỡng liệu có là ảo tưởng, nhàm chán hay “giáo điều" như người thời nay vẫn thường gán cho chúng? Con người hiện đại thường thấy khó tin và khó lý giải những sự việc liên quan đến Thần, Phật. Họ coi đó như những câu chuyện thần thoại để kể lại, chứ không phải là sự chứng thực cho những di sản mà họ đang được kế thừa. Chúng ta dần đánh mất đi những điều tinh hoa trong văn hoá mỹ thuật mấy nghìn năm của toàn nhân loại mà không hề hay biết. Thời xưa gọi đó là: "Thần truyền".
Phàm là mỹ thuật chân chính thì đều phải có yêu cầu nhất định về kĩ thuật, hội hoạ cũng không ngoại lệ. Ít nhất qua đó có thể phân loại được đâu là hoạ sĩ chuyên nghiệp, bởi có nhiều kĩ thuật phải thông qua khổ luyện mới có thể nắm vững được. Tuy nhiên, đó cũng chỉ dừng lại ở bước “cần", chứ chưa “đủ".
Các đồ vật hay hình tượng, hình hoạ, người hay cảnh vật... đều mang trong đó cái hồn. Chẳng phải “vạn vật đều có linh" hay sao? Cái gì có hình tượng mà chẳng có tính chất, có linh hồn đây? Bức tranh đầy đủ nhất, phải là miêu tả được cái bên ngoài thật chính xác mà vẫn lột tả được cái bên trong, đó mới là nghệ thuật chân chính: chứa đựng cả kĩ pháp miêu tả tinh xảo bậc thầy, có thể dựng lại đúng theo hình thái của sự vật hiện tượng, mà đồng thời thấu được cả đạo lí vô hình bên trong chúng. Cũng là nói: “kĩ thuật chân chính giúp ta tiến tới được Đạo chân chính, nghệ thuật chân chính giúp ta linh thông được với Thần Phật”. Muốn đạt được như vậy, người hoạ sĩ ấy phải cảm nhận được, hiểu được, thậm chí thông suốt được hết thảy. Điều này đòi hỏi các tác gia phải học tập, tôi luyện bản thân trong một thời gian rất dài, trên mười năm, trên mấy chục năm, mới đủ để đúc kết được năng lực ấy, mà cũng phải là người có tài năng thiên bẩm mới đạt tới được. Một vấn đề nghiêm túc nhường ấy, nào có đơn giản như người ta vẫn nghĩ! Ấy thế người đời sau lại chỉ coi đó như “một cuộc dạo chơi trên giấy". Với tâm thái đùa vui như vậy, thử hỏi có thể đề cao “tu vi nghệ thuật" của tự thân, và đạt tới cảnh giới nghệ thuật cao hơn nữa được không?
Đứng tại góc độ văn hoá truyền thống phương Đông mà nói về tả ý, thì cho dù là dùng để biểu đạt “ý trong cảnh" hay để bày tỏ tâm tư của mình, chỉ cần phù hợp với đạo đức văn hoá tinh thần chính thống thì đều không có vấn đề gì. Nhưng nếu luận trên góc độ kỹ pháp mà nói, nếu sử dụng lối vẽ thô sơ, phóng bút, hạn cuộc vào cái gọi là “không chú trọng hình thể" kia, coi chúng là bản chất của tả ý hoạ, thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một bức tranh mà muốn coi hay-dở, thì là xem nội dung trên hình thức của nó, và kĩ pháp được vận dụng tới trình độ nào, biểu hiện có chính xác được thâm ý mà tác giả muốn truyền đạt hay không, chứ nào có phải dùi vào mấy khái niệm cứng nhắc, công bút hay tả ý, mà quyết định? Núi cao còn có núi cao hơn, trong sự tinh mỹ còn có tinh mỹ hơn, lẽ nào sự phóng túng trong việc biểu hiện nội dung bề mặt lại có thể thể hiện được kĩ pháp tuyệt diệu hay nội hàm thâm sâu đầy đủ được? Tới ngày nay, vì có một loại quan niệm chỉ đạo sai lầm như vậy, mà sự thuần khiết trong hội hoạ không được xem trọng, hội hoạ bị con người lợi dụng để thoả mãn cái mà họ cho là “sáng tạo trong nghệ thuật", nhưng thực chất là mượn cớ cho sự thiếu rèn giũa, thiếu chính thống, thủ pháp thô sơ xa rời căn bản của họ. Một số người là cố tình, một số là đi theo trào lưu ấy mà không hay biết, ai cũng nói thế là tốt, thế thì không thể là xấu sao, là vậy chăng?! Điều này vô hình chung đã khiến cả một lớp những người sau này, dù có thực sự muốn học tập, tìm tòi, nghiên cứu hội hoạ, cũng khó mà tìm tới được gốc rễ, và cứ thế tốn công nhọc sức bao nhiêu năm, cũng chỉ uổng phí mà chẳng được gì.
Thêm vào đó, người ta dễ lí giải sai lệch ý nghĩa của hai danh từ công bút và tả ý. Họ cho rằng ý trong tả ý là đủ rồi, còn ý trong công bút là không cần thiết. Đấy là một loại “đoạn chương thủ nghĩa", cũng chính là tự hạn cuộc chính mình, là một loại giải thích mang tính cực đoan. Nó dẫn tới việc những tác gia theo trường phái công bút trở nên quan tâm miêu tả chi tiết quá tỉ mỉ, theo đuổi từng chi tiết nhỏ. Họ tập trung vào nâng cao kĩ pháp cho thật cao siêu, nhưng lại bị thiên lệch ngay trong chính kỹ thuật vẽ của mình. Tranh công bút lúc này thường có hình thức biểu hiện rất công phu, nhưng chủ thể lại thiếu đi tính chính-phụ nên khó mà biết được chủ đề mà tác giả muốn truyền đạt là gì. Hai quan niệm tạo thành hai thái cực khác nhau. Tả ý của hiện đại là thế này, đâu đâu cũng khoa trương biểu diễn, bố cục không có, nét vẽ, màu sắc đều là khoa trương, phóng bút, tới mức không cần có yêu cầu gì về kĩ pháp. Thậm chí những người này còn rất được hâm mộ, trở thành hiện tượng trong hội hoạ. Không thể không phủ nhận, tất cả những vấn đề kể trên đều liên quan trực tiếp tới sự xuống dốc của đạo đức nhân loại.
Chính vì thế, để trở về với nền hội hoạ truyền thống, nhất định phải đánh thức lại nhận thức của mỗi người chúng ta, tìm về đúng bản chất của văn hoá cổ truyền đã bị đánh mất, tìm lại thái độ tôn trọng đúng mực đối với nền mỹ thuật truyền thống, mà cụ thể ở đây là đối với hội hoạ.
Nhân tiện đây cũng xin bàn một chút về “chữ thảo" trong tiếng Hán. Bởi vì lối vẽ tả ý sau này và lối viết chữ thảo là đều có cùng một tính chất, đều không phải kết quả của quá trình rèn luyện chân chính. Trước khi xuất hiện chữ thảo, thì đã tồn tại chữ giáp cốt (cốt văn), đại triện, tiểu triện, lệ thư và khải thư, tới khải thư thì về cơ bản đã cố định lại và không có cải biến thêm nữa. Hệ thống chữ Hán tuy rằng đã trải qua nhiều lần thay đổi, nhưng đều luôn mang theo quy tắc nhất định, đều không phóng túng trong lối viết. Cổ nhân nói “Nét chữ nết người", đặc biệt trong thư pháp, nhìn chữ viết có thể đoán biết được tính cách và nhân phẩm của người viết chữ. Điều này chứng tỏ cổ nhân đã phải đặt ra bao nhiêu tâm huyết để luyện chữ, luyện người. Lúc viết chữ yêu cầu người viết phải thanh tỉnh, tinh thần đều ở trong trạng thái tập trung, như thế mới có thể đạt tiêu chuẩn. Vậy nhưng lối viết chữ thảo lại hoàn toàn đi ngược lại với điều đó, đều là thả lỏng bản thân, ý thức tinh thần đều không chú trọng, đều là thoải mái, thậm chí chữ viết ra có khi không xuất phát từ lý tính, có phần bừa bãi.
Tổng kết lại, cách nói công bút và tả ý mà người hiện đại hay dùng thực tế không tồn tại, đó chỉ là người đời sau thông qua phân tích các phong cách trong hội hoạ truyền thống mà phân loại ra mà thôi, cũng là một lần khiến cho nội hàm chân chính trong hội hoạ truyền thống phương Đông (mà chủ yếu là từ Trung Hoa cổ đại) trở nên biến mất hoàn toàn.
Uống Trà Thôi
Theo ntdvn