Thiên trà
Một lần, có một khách hàng nam giới trung niên vào quán trà của chúng tôi. Ngồi chưa yên, anh đã gọi: “Có trà nào uống nhanh nhanh không để tôi còn đi”.
Tôi mang ly nước suối mát đến mời anh và từ tốn bảo: “Anh ạ, để pha một tách trà chí ít cũng mất ba phút, mà anh cũng không thể uống ực một cái hết ngay được. Vì thế, nếu anh bận rộn đến nỗi không dành ra được chừng mười lăm phút uống trà thì mời anh uống ly nước mát này rồi đi cho kịp, lần khác rảnh rỗi mời anh quay lại uống trà. Kẻo uống vội uống vàng thì vừa mất công anh lại phụ lòng người làm trà, người pha trà”.
Thật may, người khách thở nhẹ một cái, nở nụ cười rồi mở thực đơn chọn trà. Sau đó, anh ngồi uống trà và nói chuyện với tôi mãi đến nửa giờ sau mới chia tay. Từ đó, anh là khách quen của chúng tôi. Lần nào đến, anh cũng tự tay pha trà, khám phá hương vị của từng loại trà và đàm đạo với tôi về văn hóa trà, về chuyện nhân tình thế thái. Mỗi lần tôi đều thấy anh từ tốn, thư thái thêm một chút.
Lại một lần, có một khách hàng nữ trẻ tuổi đến quán chúng tôi mua một bộ ấm chén. Khi tôi mời uống trà, chưa nâng chén chị đã quả quyết: “Nước trà cứ phải xanh ngắt như nước rau muống luộc mới là trà ngon”. Tôi nhẹ nhàng mời chị hãy cứ thưởng thức chén trà đi đã. Chờ chị uống xong, tôi mới giải thích, loại trà chị vừa uống là trà shan tuyết cổ thụ, cây trà đã sống hàng trăm năm trên những dãy núi cao quanh năm mây phủ sương giăng. Búp trà của cây già nên nước sẽ có màu vàng nhạt đến vàng sậm, cũng như nước luộc của loại rau muống già vậy. Đó là chưa kể quá trình chế biến sẽ cho ra muôn hình vạn trạng loại trà có nước màu vàng, đỏ, đen. Chị mới chỉ biết có trà nước xanh thì không thể lấy đó làm quy chuẩn cho tất cả các loại trà khác. Nghe tôi nói về các loại trà và mời uống một số loại trà khác nhau, sự háo thắng của chị ấy đã dịu lại.
Cổ nhân có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Nếu rượu là chất kích thích giúp người ta tăng thêm nhuệ khí thì trà nhẹ nhàng thôi, làm cái thắng (phanh) để hãm người ta lại trong cuộc sống đầy tất bật và nhiều âu lo. Lúc mệt mỏi, khi chán chường, pha một ấm trà, uống một chén trà, ta sẽ thấy lòng nhẹ nhàng đi rất nhiều. Lúc hứng chí, pha một ấm trà, uống một chén trà, sẽ giúp ta kìm lòng lại để suy nghĩ thấu đáo hơn mà tránh bốc đồng dẫn đến dương dương tự đắc. Trong bất cứ trường hợp nào, trà cũng giúp ta cân bằng để mà suy xét thấu đáo cho những đường đi nước bước trong cuộc đời.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh rất chú trọng cùng các đệ tử thực hành chánh niệm trong việc uống trà.
Thiền sư giảng giải: “Với tất cả ý thức, bạn hãy nâng chén trà lên và thầm đọc bài kệ uống trà:
“Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây”.
Giây phút này, thân và tâm bạn đều có mặt một cách rõ ràng trong buổi thiền trà. Bạn thấy được bạn đang ngồi đây, cùng với các bạn khác, hai tay nâng chén trà, lòng không bị vướng mắc vào quá khứ, vào vị lai và vào những lo toan, ưu tư hằng ngày. Chánh niệm được nâng lên tròn và đầy như chén trà trong hai tay bạn. Bạn nâng chén trà lên, hít hương trà vào, đưa tâm trở về với thân, bạn sẽ hoàn toàn có mặt trong lúc đó. Và khi đó, còn một cái khác cũng có mặt. Đó là sự sống được đại diện bởi chén trà. Trong giây phút ấy, bạn thật sự sống, chén trà cũng hiển hiện thơm tho, sâu lắng. Bạn không bị đi lạc vào quá khứ, không bị kéo về tương lai, về những dự án, những lo âu… Bạn hoàn toàn tự do, vượt khỏi phiền muộn và tận hưởng từng ngụm trà. Đó là giây phút hạnh phúc và bình an.
Hằng tuần, chúng tôi thiền trà rất vui. Chúng tôi cùng ngồi uống với nhau một chén trà và cảm nhận được tình bạn, tình huynh đệ. Chúng tôi có thể ngồi chơi như thế một giờ luôn, chỉ để thưởng một chén trà. Mỗi phút giây là một phút giây hạnh phúc. Và trong một giờ đồng hồ cùng ngồi uống trà, ta nuôi dưỡng niềm vui, tình huynh đệ, định trú thật bình an nơi này và ở đây”.
Trong một lần đến thưởng thức nghi lễ trà đạo ở làng Maruyama, thành phố Sasayama, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, tôi hỏi bà Saito Akari, 75 tuổi, nghệ nhân trà đạo, rằng “bà mất bao nhiêu thời gian để học pha trà?”. Bà cười hiền hậu trả lời: “Tôi đã pha trà gần 60 năm. Nhưng mỗi ngày vẫn khám phá nhiều điều mới mẻ. Trà đạo là con đường mà người ta đi suốt đời. Đó là đạo, không phải một nghề để ta có thể học vài năm là thành thạo”.
Vậy đấy, thảnh thơi ngồi xuống, từ tốn pha trà, vui vẻ uống một chén trà là ta đã cân bằng được cuộc sống, là đã tri ân người làm ra trà ngon, là hạnh phúc. Xe càng chạy nhanh thì càng cần thắng (phanh) tốt. Người càng lắm lo âu thì càng cần đến trà. Mời bạn, ngồi xuống, tự thưởng một chén trà!
Uống Trà Thôi
Theo phattuvietnam
Tôi mang ly nước suối mát đến mời anh và từ tốn bảo: “Anh ạ, để pha một tách trà chí ít cũng mất ba phút, mà anh cũng không thể uống ực một cái hết ngay được. Vì thế, nếu anh bận rộn đến nỗi không dành ra được chừng mười lăm phút uống trà thì mời anh uống ly nước mát này rồi đi cho kịp, lần khác rảnh rỗi mời anh quay lại uống trà. Kẻo uống vội uống vàng thì vừa mất công anh lại phụ lòng người làm trà, người pha trà”.
Thật may, người khách thở nhẹ một cái, nở nụ cười rồi mở thực đơn chọn trà. Sau đó, anh ngồi uống trà và nói chuyện với tôi mãi đến nửa giờ sau mới chia tay. Từ đó, anh là khách quen của chúng tôi. Lần nào đến, anh cũng tự tay pha trà, khám phá hương vị của từng loại trà và đàm đạo với tôi về văn hóa trà, về chuyện nhân tình thế thái. Mỗi lần tôi đều thấy anh từ tốn, thư thái thêm một chút.
Lại một lần, có một khách hàng nữ trẻ tuổi đến quán chúng tôi mua một bộ ấm chén. Khi tôi mời uống trà, chưa nâng chén chị đã quả quyết: “Nước trà cứ phải xanh ngắt như nước rau muống luộc mới là trà ngon”. Tôi nhẹ nhàng mời chị hãy cứ thưởng thức chén trà đi đã. Chờ chị uống xong, tôi mới giải thích, loại trà chị vừa uống là trà shan tuyết cổ thụ, cây trà đã sống hàng trăm năm trên những dãy núi cao quanh năm mây phủ sương giăng. Búp trà của cây già nên nước sẽ có màu vàng nhạt đến vàng sậm, cũng như nước luộc của loại rau muống già vậy. Đó là chưa kể quá trình chế biến sẽ cho ra muôn hình vạn trạng loại trà có nước màu vàng, đỏ, đen. Chị mới chỉ biết có trà nước xanh thì không thể lấy đó làm quy chuẩn cho tất cả các loại trà khác. Nghe tôi nói về các loại trà và mời uống một số loại trà khác nhau, sự háo thắng của chị ấy đã dịu lại.
Cổ nhân có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Nếu rượu là chất kích thích giúp người ta tăng thêm nhuệ khí thì trà nhẹ nhàng thôi, làm cái thắng (phanh) để hãm người ta lại trong cuộc sống đầy tất bật và nhiều âu lo. Lúc mệt mỏi, khi chán chường, pha một ấm trà, uống một chén trà, ta sẽ thấy lòng nhẹ nhàng đi rất nhiều. Lúc hứng chí, pha một ấm trà, uống một chén trà, sẽ giúp ta kìm lòng lại để suy nghĩ thấu đáo hơn mà tránh bốc đồng dẫn đến dương dương tự đắc. Trong bất cứ trường hợp nào, trà cũng giúp ta cân bằng để mà suy xét thấu đáo cho những đường đi nước bước trong cuộc đời.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh rất chú trọng cùng các đệ tử thực hành chánh niệm trong việc uống trà.
Thiền sư giảng giải: “Với tất cả ý thức, bạn hãy nâng chén trà lên và thầm đọc bài kệ uống trà:
“Chén trà trong hai tay
Chánh niệm nâng tròn đầy
Thân và tâm an trú
Bây giờ và ở đây”.
Giây phút này, thân và tâm bạn đều có mặt một cách rõ ràng trong buổi thiền trà. Bạn thấy được bạn đang ngồi đây, cùng với các bạn khác, hai tay nâng chén trà, lòng không bị vướng mắc vào quá khứ, vào vị lai và vào những lo toan, ưu tư hằng ngày. Chánh niệm được nâng lên tròn và đầy như chén trà trong hai tay bạn. Bạn nâng chén trà lên, hít hương trà vào, đưa tâm trở về với thân, bạn sẽ hoàn toàn có mặt trong lúc đó. Và khi đó, còn một cái khác cũng có mặt. Đó là sự sống được đại diện bởi chén trà. Trong giây phút ấy, bạn thật sự sống, chén trà cũng hiển hiện thơm tho, sâu lắng. Bạn không bị đi lạc vào quá khứ, không bị kéo về tương lai, về những dự án, những lo âu… Bạn hoàn toàn tự do, vượt khỏi phiền muộn và tận hưởng từng ngụm trà. Đó là giây phút hạnh phúc và bình an.
Hằng tuần, chúng tôi thiền trà rất vui. Chúng tôi cùng ngồi uống với nhau một chén trà và cảm nhận được tình bạn, tình huynh đệ. Chúng tôi có thể ngồi chơi như thế một giờ luôn, chỉ để thưởng một chén trà. Mỗi phút giây là một phút giây hạnh phúc. Và trong một giờ đồng hồ cùng ngồi uống trà, ta nuôi dưỡng niềm vui, tình huynh đệ, định trú thật bình an nơi này và ở đây”.
Trong một lần đến thưởng thức nghi lễ trà đạo ở làng Maruyama, thành phố Sasayama, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, tôi hỏi bà Saito Akari, 75 tuổi, nghệ nhân trà đạo, rằng “bà mất bao nhiêu thời gian để học pha trà?”. Bà cười hiền hậu trả lời: “Tôi đã pha trà gần 60 năm. Nhưng mỗi ngày vẫn khám phá nhiều điều mới mẻ. Trà đạo là con đường mà người ta đi suốt đời. Đó là đạo, không phải một nghề để ta có thể học vài năm là thành thạo”.
Vậy đấy, thảnh thơi ngồi xuống, từ tốn pha trà, vui vẻ uống một chén trà là ta đã cân bằng được cuộc sống, là đã tri ân người làm ra trà ngon, là hạnh phúc. Xe càng chạy nhanh thì càng cần thắng (phanh) tốt. Người càng lắm lo âu thì càng cần đến trà. Mời bạn, ngồi xuống, tự thưởng một chén trà!
Uống Trà Thôi
Theo phattuvietnam